img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Đò lèn - Ngữ văn lớp 12

Tác giả Minh Châu 14:21 30/11/2023 12,717 Tag Lớp 12

Đò lèn của Nguyễn Duy là một tác phẩm thơ đẹp với ngôn từ giản dị kể lại ký ức tuổi thơ, chiến tranh và người bà tảo tần của tác giả. Bởi vậy, để nắm được những ý chính, VUIHOC đã viết bài này với mục đích hướng dẫn soạn bài Đò lèn. Các em cùng theo dõi và đúc kết lại các ý chính cho mình nhé!

Soạn bài Đò lèn - Ngữ văn lớp 12
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Đò lèn: Phần tác giả 

1.1 Tiểu sử 

- Tên thật của nhà thơ Nguyễn Duy là Nguyễn Duy Nhuệ
- Ông sinh năm 1948, sinh ra và lớn lên ở Thanh Hoá.
- Tác giả đã từng chiến đấu ở chiến trường chống Mỹ 

1.2 Sự nghiệp văn học

a. Tác phẩm chính

+ Thơ:  Tác phẩm Ánh trăng (1984), Đãi cát tìm vàng (1987), Mẹ và em (1987),...
+ Tiểu thuyết: Khoảng cách (1986),...

b. Phong cách nghệ thuật

- Sự kết hợp hài hòa giữa cái duyên dáng, trữ tình với chất thế sự đậm đặc có thể cảm nhận trong thơ của Nguyễn Duy.

 

2. Soạn bài Đò lèn: Phần tác phẩm   

2.1 Hoàn cảnh sáng tác 

- Bài thơ “Đò Lèn” được tác giả viết vào tháng 9 năm 1983, in trong tập thơ “Ánh trăng”(1984). 

- Bài thơ Đò Lèn được tác giả Nguyễn Duy viết trong một lần trở về quê ngoại, nơi ông đã sống cùng bà ngoại trong thời thơ ấu. Đó cũng là nguồn cảm hứng để ông viết lên bài thơ với những câu thơ bình dị nhưng vẫn hết sức lôi cuốn. 

2.2 Nội dung và nghệ thuật 

a. Giá trị nội dung

- Bài thơ Đò Lèn viết về bà ngoại cùng những kí ức tuổi thơ gắn liền với địa danh thân thiết: Đò Lèn, cống Na, chợ Bình Lâm, chùa Trần, đền Cây Thị, đền Sòng, Ba Trại.Hình ảnh người bà nghèo khổ, tần tảo, đôn hậu… được tái hiện trong những vần thơ bình dị mà mang sức ám ảnh và lôi cuốn kì lạ.

- Ý nghĩa nhan đề: Nhan đề là Đò Lèn, thế nhưng cả bài không hề nhắc đến con đò… Đây vừa là địa danh, vừa là hình tượng khắc họa lên hình ảnh người bà tảo tần khuya sớm.

b. Giá trị nghệ thuật

-Sự kết hợp, hòa quyện hài hòa giữa phong vị cổ điển và tính cách dân gian

- Hình ảnh thơ mộc mạc, giản dị, chân thật và gần gũi với cuộc sống đời thường, mang nét hóm hỉnh dân gian.

2.3 Bố cục 

- Phần 1 (5 khổ đầu): Hình ảnh tảo tần, lam lũ của bà hiện lên trong tâm tưởng người cháu.

- Phần 2 (còn lại): Sự ăn năn, hối lỗi  của người cháu về quãng thời gian vô tâm của bản thân.

 

3. Hướng dẫn soạn bài Đò lèn 

Câu 1: Trang 149 sgk ngữ văn 12/1

Trong bài thơ, cái tôi của tác giả thời tuổi nhỏ được tái hiện như thế nào? Nét quen thuộc và mới mẻ trong cách nhìn của tác giả về chính mình trong quá khứ.

Lời giải chi tiết: 

- Ký ức tuổi thơ hiện lên hết sức sinh động trong tâm tưởng người cháu:

“Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần”

- Tuổi thơ của Nguyễn Duy đã phải nếm trải những cơ cực, nghèo đói do chiến tranh.

→ Kỉ niệm vui tươi tuổi thơ tác giả: được đi câu cá, đi chợ cùng bà, bắt chim sẻ, ăn trộm nhãn,…

- Say mê thế giới thánh thần hư ảo

⇒ Những địa danh thân quen gắn liền tuổi thơ vui chơi, hồn nhiên, tư lự, nghịch ngợm của tác giả được nhắc đến như mở ra vùng ký ức thơ dại, chạm đến những kỉ niệm sâu lắng nhất trong lòng người.

- Nét mới mẻ trong thơ của Nguyễn Duy chính việc kể lại tất cả các kỉ niệm kể cả những kỉ niệm không đẹp, cái xấu của trẻ thơ ông cũng nhắc tới như kỷ niệm ăn trộm nhãn. Từ đó đem lại cho người đọc cách nhìn mới mẻ về tuổi thơ.

Câu 2: Trang 149 sgk ngữ văn 12/1

Tình cảm sâu nặng của tác giả đối với bà được biểu hiện cụ thể như thế nào?

Lời giải chi tiết:

- Hồi ức về bà: Người bà âm thầm hy sinh, chịu đựng vất vả để nuôi dạy đứa cháu, hiếu động, nghịch ngợm được tác giả tái hiện rất cảm động qua những hình ảnh:

+ Mò cua xúc tép → khắc họa hoàn cảnh lam lũ, tần tảo 

+ Buôn bán khắp nơi: gánh chè xanh ... thập thững những đêm hàn →bất chấp hiểm nguy của bom đạn mà bà vẫn đi bán trứng ở ga Lèn.

+ Bữa ăn đạm bạc: củ dong riềng luộc sượng.. .

- Tình cảm của Nguyễn Duy khi nhớ về bà ngoại

+ Hiểu được nỗi cơ cực, vất vả, tình yêu thương của bà. Thể hiện tình yêu thương, sự tôn kính, lòng tri ân sâu sắc đối với bà.

+ Lúc nhỏ: vô tâm, mê chơi, chưa thấu hiểu hết nỗi vất vả của bà.

+ Khi đã trưởng thành:Khi lớn lên, trưởng thành trong chiến tranh, biết thương người bà đã mất, sự ân hận, ngậm ngùi, đau xót muộn màng.

Câu 3: Trang 149 sgk ngữ văn 12/1 

Cách thể hiện tình thương bà của tác giả có gì đặc biệt? So sánh với bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt?

Lời giải chi tiết:

- Nhà thơ Bằng Việt thể hiện tình cảm dành cho bà bằng việc tái hiện những hồi ức thiêng liêng, cảm động về tình bà cháu trong bài thơ Bếp Lửa.

Qua tiếng tu hú tha thiết, qua hình ảnh bếp lửa bập bùng tình cảm ấy một lần nữa lại trỗi dậy mãnh liệt trong tâm tưởng người cháu

+ Nỗi nhớ về bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa khơi dậy hồi ức thiêng liêng, xúc động về tình cảm bà cháu.

- Nét mới lạ trong cách bày tỏ cảm xúc, tình cảm của mình đối với người bà của Nguyễn Duy là tình cảm trực tiếp, kí ức ùa về dào dạt chân thực, không hề che đậy hay giấu diếm điều gì. Cùng với đó nhà thơ thể hiện  tình cảm của mình đối với bà bằng qua lời thơ như tự trách mình, ăn năn, hối lỗi khi nhớ về quãng thời gian vô tâm,chưa kịp làm gì để đền đáp công ơn của bà. 

Soạn văn 12 là một trong những phần bài tập ở nhà không thể thiếu của các em học sinh ở nhà. Chuẩn bị bài học trước sẽ giúp các em nhanh chóng nắm bắt được bài giảng của các thầy cô. Đồng thời bài soạn văn cũng là tài liệu để các em ôn luyện trong tương lai, chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc Gia của mình.  

Đăng ký ngay khóa học PAS THPT môn ngữ Văn để được học đủ kiến thức, luyện đủ dạng bài và hỗ trợ 24/7 cùng vuihoc.vn nhé

 

Bài văn mẫu phân tích về bài thơ:

Nguyễn Duy là một nhà thơ đóng góp to lớn trong nền văn học Việt Nam, bản thân nhà thơ là người mồ côi cha mẹ từ nhỏ do vậy nên cảm xúc về tuổi thơ của ông hiện lên rất  gần gũi. Chính vì vậy những cảm xúc đó đã tạo cho ông những nguồn cảm hứng để sáng tác lên bài Đò Lèn.
Trong lần về thăm lại quê hương những cảm xúc trong ông lại sống dậy, ông nhớ lại những kí ức xưa bên bếp lửa, ngày tháng được sống bên người bà của mình, các hình ảnh đó hiện lên tâm tưởng của Nguyễn Duy có lúc vui có lúc buồn nó đan xen và tạo nên cung bậc đan xen khác nhau và thầm kín sâu lắng.

Mở đầu bài thơ, ông đã nhắc về nỗi nhớ thương trong tâm hồn chính mình và đã tạo nên những nỗi nhớ da diết và dâng trào trong trái tim của tác giả, hình ảnh ấy đã để lại  trong tim ông một ấn tượng sâu sắc.tác giả đã nói lên những nỗi nhớ về khoảng thời gian đã qua của mình, giờ đây khi tác giả hồi ức lại thì đó chỉ còn là những nỗi nhớ thương, và xen vào các hình ảnh khác đó là một hình ảnh lắng đọng nhiều cảm xúc và những nỗi nhớ miên man trong tình yêu tuổi thơ của mình. Trong kí ức về tuổi thơ của Nguyễn Duy là hình ảnh hương hoa huệ thơm ngát hòa quyện thoang thoảng trong không gian ở chùa Trần
“Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần

Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng.”

Qua hồi ức của Nguyễn Duy, người đọc có thể thấy được một tuổi thơ rất đúng nghĩa, rất đáng mơ ước với rất nhiều người chúng ta. Ở nơi mà hình ảnh một cậu bé tinh nghịch, rong chơi khắp làng xóm, "câu cá", "bắt chim",'ăn trộm", rồi cũng rất thích chỗ đông người, thích món quà vặt nên luôn "níu váy bà đi chợ". Các địa danh quen thuộc, gần gũi gắn liền với bao kỉ niệm thời thơ bé của tác giả như cống Na, chợ Bình Lâm, chùa Trần, mà lại mang đậm nét văn hóa nơi làng quê Việt Nam

Sự hòa nhập niềm vui và nỗi nhớ thương trong tâm hồn của tác giả, những nỗi nhớ và hoài niệm đó đã làm cho tác giả thêm khác sâu hơn nhớ mong và hồi ức lại kí ức tuổi thơ của mình, toàn bộ những hình ảnh và kí ức của tuổi thơ đã được tác giả miêu tả lại để từ đó nói lên nhịp điệu dịu nhẹ, nó làm cho mỗi chúng ta đều cảm thấy nhớ thương trong ký ức tuổi thơ  của mình.

Hình ảnh về một con người tuổi thơ đã tràn ngập trong tâm trí của tác giả, hàng loạt các hình ảnh khác cũng vô cùng thiêng liêng đã gắn bó với tác giả, sớm mồ côi cha mẹ nên tác giả phải ở cùng với bà ngoại hình ảnh gắn bó với người bà cũng đã hiện lên trong kí ức của tác giả:

“Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
Bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
Bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn”

Hình ảnh hiện lên rõ nét nhất trong tâm tưởng của tác giả là một người bà tần tảo hết mình lo toan hi sinh cho cháu, cả cuộc đời của bà lam lũ, vất vả để kiếm tiền nuôi cháu. Ông nhẹ thốt lên đầy hối hận và xót xa "Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế".chẳng thể trách bởi với một đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên và cái tính ham chơi, nghịch ngợm đang tuổi ăn tuổi lớn đã không để cho Nguyễn Du phải suy nghĩ được nhiều đến thế, nhưng mãi đến  khi đã trưởng thành, khi  chinh chiến nơi xa xôi, Nguyễn Duy mới như bừng tỉnh.

Ngày gió rét bà thập thững đi bán hàng kiếm tiền nuôi cháu, khi là mò cua bắt cá nuôi cháu từng ngày, từng bữa cơm, những kỉ niệm ấy nhắc nhớ tác giả về người bà và những ngày tháng được sống hạnh phúc cùng bà hồi ngày nhỏ.Nhớ hình ảnh bà tần tảo gót chân bà "thập thững những đêm hàn" cơ hồ đã nhẵn cả Quán Cháo, Đồng Giao. Nhớ những hôm "bà đi gánh chè ở Ba Trại", nhớ những ngày "bà mò cua xúc tép ở đồng Quan vô cùng vất vả.

Các chi tiết đã được tác giả đào sâu qua bài viết từ đó để thể hiện nỗi nhớ thương và bao cung bậc cảm xúc dâng trào trong tâm hồn của nhà thơ. Tác giả đang nhớ mong và có hồi ức đẹp về người bà của mình, sự tần tảo đó cứ khắc ghi mãi trong tâm trí nhà thơ. Giờ đây khi tác giả nhớ về hình ảnh người bà của mình, ông càng có thêm niềm tin và lòng mong ước được đền đáp công lao nuôi dưỡng của bà ngoại mình. 

Nhà thơ đang nhớ mong và da diết trong tình cảm của mình đối với người bà chính từ những kỉ niệm đẹp đẽ ấy in sâu trong kí ức. Dường như tác giả đang cố lục lại mọi miền ký ức của chính bản thân mình. Sâu trong miền ký ức đó là những hình ảnh về bà, về tuổi thơ cơ cực nhưng đầy kỷ niệm, tạo nên ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn con người. Những hình ảnh ký ức ấy không chỉ đẹp mà còn mạnh mẽ tạo lên ấn tượng trong lòng người đọc. 

Tác giả đang tạo nên những cung bậc khác nhạt nhòa và mang những dấu ấn mạnh mẽ trong tâm hồn tác giả, vượt qua bao khó khăn và thử thách gian lao của cuộc sống người bà vẫn lặng lẽ và hy sinh cuộc đời của mình cho người cháu để làm nên những điều thật diệu kỳ, tác giả đã hình dung nhiều hình ảnh khác cũng sinh động và hấp dẫn hơn, nó mang đậm nét những yếu tố diệu kỳ và cũng mang đậm những nét tiêu biểu cho những thế hệ khác:

“Bom Mỹ dội, nhà bà tôi bay mất
đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn
Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!”

Chiến tranh đi qua nơi làng xóm của nhà thơ, ông đã dùng một cái chất giọng hóm hỉnh để vẽ lại cái khung cảnh cảnh ác liệt ấy, để làm cho thơ mình nhẹ nhàng hơn, tha thiết hơn nhưng vẫn khắc sâu vào lòng người đọc với những hình ảnh ác liệt mà bom đạn đã để lại trên xóm làng. Từ "bay" được sử dụng diễn tả sự nhẹ nhàng, bay bổng nhưng nó đủ để miêu tả được cái cảnh xóm làng bị tàn phá không còn lại gi, một nỗi đau không nói thành lời dù cười nhưng đó lại là nỗi đau to lớn.

Hàng loạt những kỉ niệm khác cũng Nguyễn Duy kể lại qua những lời thơ hết sức sinh động và vô cùng hấp dẫn. Điều này tạo nên các cung bậc riêng và lại giàu cảm xúc trong lòng tác giả, một nỗi nhớ thương thầm kín và sâu sắc đó là nỗi nhớ về một quãng thời gian đã qua chúng ta không ai không từng có kí ức tuổi thơ, vậy mà tác giả đã vẽ lại để mỗi chúng ta có những khoảng thời gian riêng để nghĩ về những kí ức và nhiều kỉ niệm vui đến vậy.Hình ảnh về người bà kỉ niệm gắn với tuổi thơ đã được tác giả thể hiện nó một cách sinh động hơn. Nó còn mang đậm và có những dấu ấn mạnh mẽ trong tâm hồn của tác giả, những nỗi nhớ mong đó đã khắc sâu trong tâm trí của mỗi người.

Chiến tranh đã qua đi ít lâu, nhưng khi nhìn lại một nỗi xúc động cứ nhói lên, nhìn dòng sông xanh biếc đại diện cho quê hương quê hương lại trở về với vẻ thanh bình vốn có từ thuở ban đầu, cùng với niềm nuối tiếc quá muộn màng vì không biết trân quý, yêu thương khi (bà còn ở bên cạnh mà chỉ mải rong chơi.) còn có bà ở bên cạnh trong khi bản thân chỉ biết mải miết rong chơi. Nay bà đã về với cõi thần tiên để lại một nấm cỏ xanh khiến người cháu không khỏi ngậm ngùi, hối hận về một tuổi thơ quá vô lo vô nghĩ mà không để ý lưng bà đã mỏi, mắt bà đã mờ, đôi tay bà cũng trở nên thô ráp, tóc bạc trắng theo năm tháng.

Kí ức đó tác giả đang tiếc nuối vì chẳng còn có cơ hội báo đáp công ơn nuôi dạy của bà từ trước đến giờ, hình ảnh thơ lột tả rõ nét nỗi nhớ thương vì giờ đây bà chỉ còn là “nấm mồ” mà thôi . Tác giả đau xót và sám hối về lương tâm của mình, từ đó tác giả muốn nhắn nhủ chúng ta hãy sống trọn vẹn trong từng giây phút, từng khoảnh khắc để khi qua đi chúng ta không thấy tiếc nuối nữa.
Tình bà cháu đã được tác giả tái hiện một cách xúc động, sâu sắc trong tác phẩm này đó là những lời ngọt ngào và sâu lắng từ trong trái tim của Nguyễn Duy.

Các tác phẩm trong sách Ngữ Văn 12 là trọng tâm ôn thi THPT Quốc Gia. Vì vậy, để trang bị đầy đủ kiến thức, các em hãy tham khảo khóa học PAS THPT để được lên lộ trình ôn luyện ngay từ những ngày đầu tiên của năm học mới nhé! 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết soạn bài Đò lèn của Nguyễn Duy. Hi vọng rằng có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức chuẩn bị cho bài học trên lớp.

>> Mời các em xem thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990