img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương| Văn 12 tập 1 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 16:08 26/08/2024 27 Tag Lớp 12

Bài viết dưới đây chính là soạn bài Lưu biệt khi xuất dương| Văn 12 tập 1 Cánh diều. Hy vọng qua bài soạn này các em hiểu được những khát vọng cũng như quan niệm mà tác giả Phan Bội Châu muốn gửi gắm đến chúng ta.

Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương| Văn 12 tập 1 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương: Chuẩn bị

Tìm hiểu tác giả, bối cảnh thời đại và hoàn cảnh Phan Bội Châu sáng tác bài Lưu biệt khi xuất dương.

Tác giả Phan Bội Châu:

- Tên nhật là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam.

- Ông sinh năm 1867 mất năm 1940

- Nguyên quán của ông ở Đan Nhiễm, huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An.

- Các cột mốc trong cuộc đời ông:

- Trước năm 1905 ông chủ yếu hoạt động cách mạng trong nước.

- Từ năm 1905 đến năm 1925 ông bôn ba ở nước ngoài tìm đường cứu nước.

- Từ năm 1925 đến khi ông mất vào năm 1940 ông bị thực dân Pháp bắt và bị chúng xử chung thân.

- Sự nghiệp văn chương của Phan Bội Châu:

- Phan Bội Châu là một cây bút xuất sắc của nền văn chương thời kỳ cách mạng.

- Các tác phẩm nổi tiếng của ông có thể kể đến: Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thư, Ngục trung thư, Trùng Quang tâm sử,...

- Phong cách văn học của ông vừa cổ điển mà vẫn có sự mới mẻ.

- Các tác phẩm của ông là vũ khí có sức tuyên truyền cổ động mạnh mẽ đã làm rung động bao con người yêu nước.

- Hoàn cảnh Phan Bội Châu sáng tác bài Lưu biệt khi xuất dương.

- Đất nước ta thời điểm đó đã mất hoàn toàn chủ quyền. Phong trào Cần Vương thất bại, chế độ phong kiến sụp đổ.

- Đất nước ta chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ từ các nước Pháp, Nhật, Trung Quốc,...

- Tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương được Phan Bội Châu sáng tác vào năm 1905. Đây là lúc ông quyết định tạm biệt gia đình và bạn bè để sang Nhật Bản tìm con đường giải cứu đất nước.

>> Xem thêm: Soạn văn 12 cánh diều 

2. Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương: Đọc hiểu 

2.1 Chú ý “Chí làm trai” và quan niệm sống của nhân vật trữ tình

- Trong quan niệm “Chí làm trai” thì “ Làm trai phải lạ ở trên đời”. Từ “lạ” ở đây nghĩa là phải sống thật với bản thân, sống khác với mọi người để mình trở thành một thực thể duy nhất không giống bất kỳ ai. Làm nam nhi thì phải tu chí gây dựng nghiệp lớn, xưng danh với đời không được để thua kém người khác.

- Với quan niệm sống của nhân vật trữ tình thì “Há để càn khôn tự chuyển dời”.

- Theo quan niệm của nhiều người xưa thì cuộc sống của mỗi con người từ khi sinh ra đã được ông trời định đoạt. Dù mình có làm gì hay dù có cố gắng đến đâu thì cũng không thể thay đổi được số trời đã định.

- Nhưng với quan điểm của nhân vật trữ tình thì làm nam nhi chỉ cần có chí sẽ có thể thay đổi được thời thế. Số phận của mình sẽ do mình tự lựa chọn và quyết định, dùng năng lực và nỗ lực để đổi lấy chứ không có ông trời nào quyết giúp mình. Dù gặp khó khăn thử thách thì người làm nam nhi sẽ không bao giờ lùi bước mà phải có năng lực chi phối mọi hoàn cảnh khách quan.

2.2 Nghệ thuật đối trong hai câu thực và hai câu luận có tác dụng gì ?

- Nghệ thuật đối trong hai câu thực:

+ Trong câu thơ “Ư bách niên trung tu hữu ngã” có sự đối lập về ý nghĩa. Cụm từ “ tu hữu nghĩa” có nghĩa là phải có “ta”. “Ta” ở đây chính là tác giả, ông đã ngạo nghễ xưng “ta” với đời.

+ Nghệ thuật đối ở câu thực đã nêu lên trách nhiệm của “ta” với cuộc đời. Qua đó ta có thể thấy rõ được tầm quan trọng của mỗi cá nhân đối với đất nước, với cuộc đời, với vận mệnh quốc gia. Chính trách nhiệm này đã đối lập với sự tự cao của mỗi cá nhân.

- Nghệ thuật đối trong hai câu thực:

+ Trong hai câu thực nghệ thuật đối xuất hiện trong câu thơ “Non sông đã chết, sống thêm nhục” qua hai từ “sống” và “chết”.

+ Câu thơ chính là tình trạng thực tế của đất nước trong thời điểm đó. Đây là lúc triều đại phong kiến đổ nát suy sụp. Cả vua lẫn quan đều là những kẻ ham hư vinh chỉ lo hưởng thụ nên sợ hãi và hèn nhát khi kẻ thù xâm lược đất nước. Qua đó đã thể hiện được quan niệm của tác giả về vinh nhục. Đối với một nhà nho yêu nước thì sự bất lực của dân tộc trước sự đày đọa của quân thù chính là một sự nhục nhã.

Sổ tay Ngữ Văn tổng hợp các tips học văn hiệu quả giá chỉ bằng một cốc trà sữa. Nhanh tay đặt hàng thôi bạn ơi!!!

3. Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương: Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 123 sgk văn 12/1 Cánh diều 

“Chí làm trai” của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào trong hai câu đề?

- Từ trước đến nay “Chí làm trai” luôn là một chủ đề, một quan niệm nhân sinh có sức ảnh hưởng lớn nhất là ở thời phong kiến. Nam nhi luôn phải là người mạnh mẽ, kiên cường, phải làm nên chuyện lớn. Họ phải có sự khác lạ với đời, với những nam nhân khác.

- Với tác giả, quan niệm “chí làm trai” có phần mới mẻ hơn khi nam như “Há để càn khôn tự chuyển dời”

- Nếu thời phong kiến xưa luôn cho rằng cuộc đời mỗi người là do ông trời quyết định, ai sinh ra cũng đều có kết quả sẵn bởi ông trời đã định đoạt thì với tác giả thì khác.

- Theo quan niệm của tác giả thì làm trai phải đáng lên trai, nam nhân luôn phải làm chủ được cuộc đời của mình. Với hoàn cảnh của tác phẩm thì làm trai ở đây là phải mạnh mẽ chiến đấu đứng lên tìm đường cứu nước chứ không phải bất lực trước thời cuộc.

- Việc sử dụng câu hỏi tu từ như xoáy vào tâm trí mỗi người, đặt ra câu hỏi để mỗi người phải suy ngẫm.

3.2 Câu 2 trang 123 sgk văn 12/1 Cánh diều

Phân tích quan niệm sống của nhân vật trữ tình được thể hiện qua hai câu thực và hai câu luận ( ý thức về cái tôi, quan niệm về vinh nhục, sự từ bỏ cái lỗi thời,…)

- Ý thức về cái tôi: Tác giả tự nhận thức được trách nhiệm của bản thân mình với cuộc đời và với dân tộc. Nam nhi phải hiểu rõ được vai trò của mình, nghĩa vụ của mình khi đất nước bị giặc ngoại xâm chiếm đóng.

- Quan niệm về vinh nhục: Đời người vốn chỉ tối đa được trăm năm, đây là khoảng thời gian hữu hạn và ngắn ngủi nên để có thể để lại tiếng thơm cho ngàn đời thì phải nỗ lực hết mình. Khi đất nước bị xâm lược thì phải chiến đấu, phải tìm cách cứu đất nước chứ không được nhục nhã ngồi im chấp nhận số phận.

- Từ bỏ cái lỗi thời để hướng sự đổi mới, sự tiên tiến hiện đại. Sách Thánh Hiền luôn cần để tu dưỡng tâm hồn con người nhưng giờ đây lại không thể dựa vào đó để đánh giặc. Chính vì vậy những sự cũ kỹ ai ai cũng biết dường như không còn tác dụng nữa mà phải bước ra khỏi khuôn khổ đó tìm ra hướng đi mới.

3.3 Câu 3 trang 123 sgk văn 12/1 Cánh diều

Khát vọng của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào ở hai câu kết?

- Trong hai câu kết đã thể hiện được khát vọng cũng như lý tưởng của tác giả. Ông sẵn sàng ném bỏ đời mình vào khó khăn nguy hiểm để tìm ra được con đường giải cứu “giang sơn đã chết”, tìm mọi cách để thay đổi ý trời xoay chuyển càn khôn. 

- Nhân vật trữ tình luôn mong có thể đi đến những vùng đất mới, gặp những con người mới để học hỏi kiến thức phù hợp cho công cuộc giải cứu đất nước. Chỉ qua hai câu thơ đã thể hiện được sự quyết tâm giải cứu dân tộc của tác giả.

3.4 Câu 4 trang 123 sgk văn 12/1 Cánh diều

Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ: hình tượng thiên nhiên, nghệ thuật đối, bút pháp ước lệ và cường điệu, giọng điệu,…

Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ qua:

- Hình tượng thiên nhiên:

+ Hình ảnh “con gió lớn” đã tượng trưng cho con đường mới, làn gió mới ở một chân trời hiện đại hơn mạnh mẽ hơn. Và trong thời điểm đó, tác giả đã đặt niềm tin vào đất nước Nhật Bản khi ông mong muốn cường quốc này sẽ giải cứu đất nước mình.

+ Câu thơ “Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi” đã tái hiện trước mắt người đọc khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ vào ngày người nam nhi ra đi tìm đường cứu nước. Câu thơ đã thể hiện được tâm hồn cao đẹp, ngạo nghễ với đời mà hùng tráng lớn lao của người ra đi.

- Nghệ thuật đối:

+ Trong hai câu thực đã có sự đối lập giữa sự vô hạn của thời gian với sự hữu hạn của cuộc đời con người. Chính sự hữu hạn ngắn ngủi đó khiến cho mỗi người nam nhi phải nhanh chóng và mạnh mẽ thực hiện được cái chí của mình, sự đặc biệt của mình để lưu lại tiếng danh với đời.

+ Trong hai câu luận thì là sự đối lập toàn phần giữa sự sống và cái chết, giữa sự tồn tại và không tồn tại. Sống chết không còn là định nghĩa nữa bởi một khi đất nước bị đánh mất thì sống cũng không còn ý nghĩa. 

“Hiền thánh còn đâu học cũng hoài”: với một nhà Nho đề cao tư tưởng Nho giáo như Phan Bội Châu thì việc ông hiểu rằng sách Thánh Hiền giờ đây cũng không thể đánh đuổi quân thù, phải tìm ra con đường mới là một suy nghĩ rất tiến bộ. Ông dứt khoát từ bỏ cái lạc hậu, cái cũ lỗi thời để tiến tới những cái mới mẻ phù hợp với thời đại hơn. Dường như ông đã chập chững bước những bước đầu tiên để đi đến con đường giải cứu đất nước.

3.5 Câu 5 trang 123 sgk văn 12/1 Cánh diều

Cảm nhận của em về nhân vật trữ tình trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương

Hình tượng nhân vật trữ tình lãng mạn mà hào hùng với những tư tưởng mới mẻ và tiến bộ cùng những khát khao mạnh mẽ:

- Quan niệm mới về “Chí làm trai”. Với tác giả đã sinh ra làm nam nhân thì “phải lạ ở trên đời”. Nam nhân phải dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách, phải tự làm chủ tương lai của mình, phải chủ động trước mọi hoàn cảnh chứ không thể chịu thua trước khó khăn của thời cuộc.

- Nam nhân phải ý thức được vị thế và trách nhiệm của mình trong xã hội. Họ phải là những người hiểu rõ thời cuộc nhất, hiểu hoàn cảnh lịch sự và chính hiện thực cuộc sống để đưa ra những quyết định đúng đắn nhất. Chính tác phẩm này đã thôi thúc nam nhân phải làm việc lớn, phải suy nghĩ ra cách giải cứu đất nước. 

- Hình tượng nhân vật trữ tình thường trực trong người tình yêu thiết tha cháy bỏng với dân tộc. Từng câu từng chữ trong tác phẩm chính là khát khao có thể tìm đường cứu dân tộc, tìm lại được chủ quyền đã mất. Đây là khát vọng táo bạo khi con người dường như đã hòa với thiên nhiên trở thành điểm nhấn và trung tâm của bức tranh. Sóng ở đây không chỉ là sóng gió của thiên nhiên mà còn là nhiệt huyết của mỗi con người, là ý chí mạnh mẽ vượt mọi chông gai cuộc đời.

3.6 Câu 6 trang 123 sgk văn 12/1 Cánh diều

Quan niệm nhân sinh, lí tưởng sống được thể hiện trong bài thơ còn có ý nghĩa đối với thế hệ trẻ hiện nay không? Hãy chia sẻ suy nghĩ của em về vấn đề bằng một đoạn văn (10-12 dòng)

Tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu đã để lại một thông điệp đặc biệt quan trọng dành cho các bạn trẻ sau này. Những người anh hùng đã hy sinh xương máu của chính mình để lại cho con cháu sau này một đất nước hoàn chỉnh và hòa bình độc lập. Chính niềm tự hào là một công dân Việt Nam đã khiến cho lớp trẻ đi sau phải luôn nhớ trách nhiệm của chính mình, phải nỗ lực hết sức mình để xây dựng một dân tộc hùng mạnh. Đọc đoạn trích này, người đọc thực sự cảm nhận được tầm quan trọng của đất nước, tinh thần chiến đấu và tư tưởng anh hùng của nhà cách mạng Phan Bội Châu. Ông luôn cảm thấy mình có trách nhiệm với đất nước, với dân tộc. Ông luôn nỗ lực thay đổi hiện thực bất công và không nhượng bộ trước quân xâm lược. Quan niệm về nhân sinh, quan niệm về cuộc sống tươi đẹp vẫn luôn là bài học quý giá cho thế hệ trẻ ngày nay, nhất là trong bối cảnh hòa bình và phát triển ở nước ta. Những chủ nhân tương lai phải nhận thức đầy đủ về vai trò và trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và duy trì đất nước. Đồng thời mỗi người chúng ta cần quan tâm đến những người xung quanh, những người đồng bào chung dòng máu với ta. Là học sinh, tương lai của đất nước ta cần phải tích lũy kiến ​​thức, rèn luyện những kỹ năng cần thiết để hoàn thiện bản thân và góp phần tạo dựng một xã hội tốt đẹp.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết trên, Vuihoc đã mang đến cho các em Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương| Văn 12 tập 1 Cánh diều. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ có thêm những gợi ý và hướng dẫn trọng điểm cho tác phẩm, giúp các em hiểu tác phẩm một cách chi tiết hơn. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau, các em hãy thường xuyên theo dõi các bài viết mới nhất của Vuihoc nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990