img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Mùa lá rụng trong vườn - Ngữ văn 12

Tác giả Minh Châu 14:13 30/11/2023 4,355 Tag Lớp 12

Nhà văn Ma Văn Kháng là tác giả có nhiều đóng góp cho kho tàng tiểu thuyết Việt Nam với ngòi bút tả thực hướng tới cuộc sống nơi núi rừng những năm kháng chiến và cuộc sống thành thị hậu kháng chiến. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các em khái quát về một đoạn trích trong tác phẩm nổi tiếng của ông “Mùa lá rụng trong vườn”

Soạn bài Mùa lá rụng trong vườn - Ngữ văn 12
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1.Soạn bài Mùa lá rụng trong vườn phần tác giả 

1.1 Cuộc đời 

- Tác giả Ma Văn Kháng sinh ngày 1/12/1936 với tên thật là Đinh Trọng Đoàn, ông là người Hà Nội gốc. Ông là em trai của trưởng khoa ngữ văn đầu tiên của trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 - Nhà giáo ưu tú - Phó giáo sư - Tiến sĩ Đinh Trọng Lạc.

- Sinh ra ở làng Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội nhưng ngay khi trưởng thành ông lại chọn lên miền núi sống và đã ở đó hơn 25 năm kể từ năm 18 tuổi

- Sau khi tốt nghiệp trường Trung cấp sư phạm tại Nam Ninh - Trung Quốc, Ma Văn Kháng đã trở thành giáo viên cấp hai,dạy môn văn. Ông cũng trở thành hiệu trưởng trường cấp ba tỉnh Lào Cai. - - - Ông vẫn tiếp tục con đường học vấn của mình khi học tiếp tại trường Đại học sư phạm Hà Nội. Sau đó ông lại về Lào Cai dạy học, đồng thời tập trung với sự nghiệp viết truyện ngắn của mình.  

1.2 Sự nghiệp 

- Năm 1976 Ma Văn Kháng trở lại Hà Nội, ông giữ chức vụ Phó giám đốc - Tổng biên tập NXB Lao động.

- Đến năm 1995, ông trở thành Ủy viên ban chấp hành, ủy viên Đảng đoàn hội nhà văn Việt Nam khóa V. Với tiểu thuyết “Mùa lá rụng trong vườn” ông đã nhận được giải thưởng loại B của Hội nhà văn năm 1986.

- Ông còn xuất sắc nhận được tặng thưởng của Hội đồng văn xuôi - hội nhà văn năm 1995 và Giải thưởng văn học Đông Nam Á năm 1998 với tập Trăng soi sân nhỏ.

- Tác giả Ma Văn Kháng đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam một số lượng tác phẩm khá đáng chú ý. Phải kể đến từ tác phẩm đầu tay mang tên “Phố cụt” sáng tác năm 1961 đến tiểu thuyết “Đồng bạc trắng hoa xòe”, “Mưa mùa hạ”, “Mùa lá rụng trong vườn”,...

- Có lẽ do thời gian dài sống ở miền núi nên ông có rất nhiều kinh nghiệm, cảm xúc với các phong tục, cảnh vật và con người nơi đây. Chính vì vậy, những chủ đề ông lựa chọn, nội dung thường nói đến cuộc sống nơi đây.

- Một chủ đề lớn nữa mà ông cũng lựa chọn để khai thác chính là cuộc sống chân thực sau chiến tranh ở nơi đô thị, ngòi bút của ông hướng thẳng đến những đa đoan, phức tạp nơi phồn hoa đó.

2. Soạn bài Mùa lá rụng trong vườn phần tác phẩm 

1.1 Xuất xứ 

Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn được tác giả Ma Văn Kháng hoàn thành vào năm 1982.

 

Tác phẩm được viết sau khi nhà văn quay trở lại Hà Nội, chính vì vậy bối cảnh chính của câu chuyện là trong một gia đình truyền thống của những năm 80 thế kỉ XX. Đây là thời điểm cuộc chiến tranh kết thúc, đất nước đang trong giai đoạn chuyển mình, có nhiều biến đổi từ đất nước bị xâm lược sang cuộc sống hòa bình.Tất nhiên mọi thay đổi đều có mặt tốt và mặt chưa tốt. Tác giả đã dùng ngòi bút của mình, phản ánh chân thực mọi mặt của xã hội khi đó, đặc biệt là những ảnh hưởng đến cụ thể từng gia đình nhỏ trong xã hội.

1.2 Bố cục 

Đoạn trích có thể chia thành 3 phần

  • Phần 1: Từ đầu đến “...Bệnh đấy chị ơi” với nội dung chính kể về chị Hoài quay lại nhà bố chồng cũ ngày ba mươi tết

  • Phần 2: Tiếp theo đến “...phải đi” là cảm xúc của ông Bằng khi gặp lại người con dâu cả

  • Phần 3: Còn lại: Lễ cúng đêm tất nhiên của gia đình ông Bằng

1.3 Tóm tắt Mùa lá rụng trong vườn

Vào chiều ngày ba mươi Tết, tại gia đình của ông Bằng đã có sự xuất hiện đầy bất ngờ của chị Hoài. Chị từng là con dâu trưởng của ông, là vợ của liệt sĩ Tường - con trai ông Bằng. Sau khi chồng mất và chưa có con, chị Hoài đã đi bước nữa nhưng chị vẫn giữ liên lạc tốt với gia đình chồng cũ. Chị vẫn thường xuyên hỏi thăm ông Bằng, nói chuyện với các em chồng. Chị Hoài về mang theo rất nhiều quà quê, có cả gạo nếp, có cả giò thủ, thêm cả bột sắn dây kèm với hạt giống mướp hương. Các em trai, em dâu khi thấy chị đều rất vui mừng, ríu rít nói chuyện hỏi thăm những câu chuyện mà lâu lắm mới được gặp nhau. Thấy tiếng động lớn, ông Bằng từ trên gác xuống tầng. Khi thấy cô con dâu, cả hai cha con ông đều rất xúc động. Trông thấy hình ảnh này, các con ông cũng nghẹn ngào cảm xúc. Người con dâu thứ hai nhẹ nhàng mời ông Bằng bắt đầu lễ cúng gia tiên. Ông Bằng lầm rầm khấn bái, rồi đến chị Hoài thế cho ông, hai tay lễ phép nâng lên trước ngực, hai mắt ngước lên ban thờ. Sau bài cúng, mọi người cùng nhau vào mâm trong tâm trạng hân hoan khác với mọi ngày.

>>> Combo 12 cuốn sổ tay tổng hợp kiến thức các môn học với giá cực ưu đãi 

3. Hướng dẫn Soạn bài Mùa lá rụng trong vườn 

3.1 Câu 1 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 88

Nhân vật chị Hoài trong tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn để lại ấn tượng:

  • Vẻ ngoài: trạc tầm năm mươi tuổi với khuôn miệng luôn vui vẻ cười, cặp mắt dịu dàng đằm thắm và gót chân nứt nẻ. Chị Hoài được miêu tả là người nông dân chịu thương chịu khó với vẻ ngoài hiền lành, đôn hậu. Trang phục của chị cũng rất giản dị với chiếc áo lông trần hạt lựu và chiếc khăn len màu nâu ôm gọn khuôn mặt.

  • Tính cách: ngay khi vào nhà ta đã thấy được thái độ nhiệt tình, xởi lởi và giọng nói ấm áp khi tình cảm hỏi thăm từng người trong gia đình. Chị cũng là người thật thà khi chân thật kể lại câu chuyện đời sống từ khi chị lấy chồng mới.

  • Ngay từ thái độ của mọi người trong gia đình với chị, ta đã có thể nhận thấy chị Hoài là người phụ nữ khéo léo, giàu tình cảm, thủy chung son sắt. 

  • Chị Hoài còn là người phụ nữ trưởng thành, bản lĩnh, đam đang và biết làm chủ số phận của mình. Sau khi chồng mất, chị đã mạnh mẽ vượt qua để tìm kiếm xây dựng một gia đình mới. Chị còn tu chí làm ăn làm chủ nhiệm hợp tác xã đan dệt thảm ngô.

  • Đây chính là hình mẫu người phụ nữ truyền thống, dù có chuyện gì đang xảy ra với xã hội chị vẫn giữ được cho mình được phẩm chất tốt đẹp của mình.

Mọi người yêu quý chị Hoài vì:

  • Dù đã lập gia đình mới nhưng chị vẫn nhớ tới và quan tâm đến từng chuyện buồn vui của nhà chồng cũ. Chị vẫn đều đặn viết thư thăm hỏi các em, hỏi thăm bố chồng, đặc biệt khi biết gia đình có tin buồn thì dù là ngày ba mươi tết chị vẫn thu xếp công việc, mang theo rất nhiều quà cáp về an ủi tinh thần mọi người.

3.2 Câu 2 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 88

Diễn biến tâm lí của chị Hoài và ông Bằng trong cảnh gặp nhau đêm ba mươi tết, trước giờ cúng bái tổ tiên:

- Ông Bằng: 

  • Ngay khi ông Bằng đi từ trên cầu thang xuống , nhìn thấy cô con dâu trưởng yêu quý của mình. Ông Bằng sững lại, trong chốc lát ông có chút ngẩn ngơ không dám tin “môi ông bật không thành tiếng, có cảm giác như ông sắp khóc òa”

  • Giọng ông trở nên khàn đặc, rè đi thốt lên câu hỏi như muốn khẳng định lại điều mình đang thấy “Hoài đấy ư con?”

  • Sau đó ông nén xúc động, khẽ lấy khăn tay chấm nước mắt hỏi thăm gia đình mới của chị “Anh ấy và các cháu vẫn khỏe chứ con?”.

=> Ta có thể thấy được cảm xúc vui mừng của ông Bằng khi được gặp lại cô con dâu yêu quý. Ông vẫn luôn thương cô như ngày nào, vẫn luôn ân cần hỏi han cô. Khi thấy chị Hoài, ông như có thêm động lực, thêm niềm tin để đấu tranh gìn giữ, lấy lại những truyền thống tốt đẹp mà gia đình ông có thể sẽ mất đi trước những thay đổi của thời đại.

- Chị Hoài 

  • “Gần như không chủ động được mình lao về phía ông Bằng, quên cả đôi dép, đôi chân to bản… kịp hãm lại khi còn cách ông già hai hàng gạch hoa”.

  • Chị nghẹn ngào thốt lên “Ông” như một tiếng nấc

  • Cô mừng rỡ kể cho ông những câu chuyện trong gia đình hiện tại của mình

=> Sự xúc động của chị Hoài được thể hiện qua từng hành động, lời nói của cô. Đây là minh chứng cho tình cảm gia đình vẫn luôn sâu động dù có cách xa cả về không gian lẫn thời gian. Họ vẫn luôn quan tâm đến nhau, luôn mở lòng chia sẻ những câu chuyện buồn vui của mình. Dù bên ngoài xã hội có thay đổi, đạo đức con người dần bị đổi thay thì tình cảm gia đình vẫn là điều thiêng liêng cao quý nhất mà ta luôn cần gìn giữ.

3.3 Câu 3 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 88 

Khung cảnh Tết và lời khấn của ông Bằng trước bàn thờ đã gợi lên cho người đọc những cảm xúc, suy nghĩ về truyền thống văn hóa của dân tộc ta:

- Khung cảnh ngày tết truyền thống của đất nước ta với:

  • Mâm cỗ thịnh soạn, khói hương nghi ngút sau những năm chiến tranh chiến miên, hòa bình mới được dựng lại

  • Các thành viên trong gia đình từ tứ xứ trở về quây quần bên mâm cỗ

  • Tất cả cùng nhau mỗi người một chân một tay chu đáo chuẩn bị đầy đủ lễ nghi để thắp hương cúng bái tổ tiên, đón chào một năm mới

- Lời khấn của ông Bằng:

  • Đó là cách tưởng nhớ về những người đã mất như tổ tiên, ông bà, cha mẹ một cách thành kính và thiêng liêng nhất. 

  • Dù thời đại có thay đổi thì dòng chảy thời gian vẫn luôn có sự liên kết gắn liền với nhau. Tổ tiên và con cháu vẫn luôn có sự kế nhiệm và phát huy, lưu giữ truyền thống tốt đẹp của gia đình.

  • Đây cũng là lúc mọi người cùng nhau nhìn lại một năm qua đã xảy ra chuyện gì để chuẩn bị hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

>> Đăng ký khóa học PAS THPT để được nhận ưu đãi và miễn phí hoc thử bạn nhé! 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Với hướng dẫn soạn bài mùa lá rụng trong vườn chi tiết bên trên, Vuihoc hy vọng đã có thể giúp em chuẩn bị tốt nhất kiến thức trong quá trình học Ngữ văn 12. Hay tham khảo thêm nhiều kiến thức các môn trên Vuihoc nhé.

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

 

 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990