img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Ngày 30 tết| Văn 12 tập 2 Chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 16:39 21/10/2024 686 Tag Lớp 12

Bài viết dưới đây chính là soạn bài Ngày 30 tết| Văn 12 tập 2 Chân trời sáng tạo mà Vuihoc gửi đến các em. Hy vọng qua bài soạn này các em sẽ có thể thấy được nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Hoài cũng như tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc dân tộc.

Soạn bài Ngày 30 tết| Văn 12 tập 2 Chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Ngày 30 tết: Tìm hiểu chung

1.1 Tìm hiểu về tác giả Ma Văn Kháng

- Tác giả Ma Văn Kháng sinh năm 1936 có tên thật là Đinh Trọng Đoàn. Ông sinh ra tại quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội.

- Trong thời gian kháng chiến chống Mỹ ông đã đến cùng cao để dạy học.

- Đến năm 1976 ông đã chuyển về Hà Nội để công tác. Trong thời gian làm việc, ông đã giữ nhiều chức vụ quan trọng trong nền văn học cũng như ngành báo chí nước nhà.

- Trong sáng tác, ông luôn giữ quan điểm “Tôi đặt nhiều sự quan tâm vào giai đoạn lịch sử, đưa ra những vấn đề mang tính sử thi. Tôi quan niệm không có sử thi thì không có nền văn học dân tộc. Văn học phải có những tác phẩm khắc họa bước đi lớn của đất nước." 

- Một số tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp của ông có thể kể đến: Đồng bạc trắng hoa xòe, Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn, Hoa gạo đỏ, Chim én liệng trời cao,...

- Các tác phẩm thường theo phong cách nghệ thuật kết hợp giữa hiện thực và tính nhân đạo, giữa triết lý cuộc đời với tính trữ tình. Ông luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến những giá trị đạo đức và biến động của thời cuộc.

1.2 Tìm hiểu về tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn 

- Tóm tắt tác phẩm “Ngày 30 tết”

Chị Hoài chính là con dâu lớn của nhà ông Bằng, chị chính là vợ của liệt sĩ Tường. Một thời gian sau khi chồng mất, chị đã tìm được cho mình một gia đình mới và chuyển sang sinh sống ở quê nhưng mọi người trong gia đình ông Bằng vẫn rất yêu quý chị. Khi nhận được thông tin cậu út Cừ bỏ trốn ra nước ngoài thì Hoài đã ngay lập tức thu xếp về nhà chồng cũ, dù khi đó đã là sát tến. Chị đến gia đình chồng cũ vào tối ngày 30 với rất nhiều món quà quê và sự quan tâm. Mọi người trong gia đình đều rất nhớ người chị dâu này, những người em đều vui mừng khi gặp lại chị và bắt tay nhau vui vẻ. Chị Hoài đã hỏi thăm chuyện của mỗi người và mang từng món quà quê phù hợp với từng người để tặng gia đình. Gia đình ông Bằng đã chuẩn bị xong mâm cơm tất niên. Khi ông Bằng gặp lại cô con dâu của mình thì cả hai đều xúc động và không cầm được nước mắt. Sau những lời hỏi thăm đầy sự quan tâm và chân thành thì cả gia đình đã chắp tay thành kính bái lạy tổ tiên. Những suy nghĩ và lời cầu nguyện của ông bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên và chính là sự kết nối quá khứ với hiện tại. Khi ông Bằng khấn xong thì chị Hoài đã tiếp tục vái lạy tổ tiên. Sau khi cúng xong, mọi người vui vẻ ngồi vào mâm cơm tối 30 tết. Mâm cơm đầy ắp món ăn truyền thống và sự quan tâm, những câu chuyện ấm áp.

- Xuất xứ của tác phẩm: Đoạn trích được lấy từ phần II của cuốn tiểu thuyết cùng tên “Ngày 30 tết”.

- Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh khi tác giả Ma Văn Kháng quay trở lại Hà Nội. Đây là lúc đất nước có những bước chuyển mình nhanh chóng sau khi chiến tranh kết thúc. Chính công cuộc đổi mới này đã có sự ảnh hưởng quan trọng đến từng gia đình trong xã hội.

- Tác phẩm “Ngày 30 tết” đã đạt được giải thưởng của hội nhà văn Việt Nam vào năm 1986.

- Có thể thấy được nhân vật chính trong tác phẩm chính là chị Hoài - chị là người phụ nữ Việt Nam truyền thống, giản dị mà chân thành.

+ Chị mang vẻ đẹp của người phụ nữ nông thôn mộc mạc, giản dị và rất đôn hậu. Chị có dáng người thon gọn "người thon gọn trong cái áo lông trần hạt lựu. Chiếc khăn len nâu thắt ôm khuôn mặt rộng có cặp mắt hai mí đằm thắm và cái miệng cười rất tươi".

+ Đặc biệt là vẻ đẹp tâm hồn của chị. Hoài là người thuỳ mị nết na, sống rất tình cảm và luôn vui vẻ ấm áp với tất cả mọi người.

+ Chị là dâu cả của ông Bằng, là vợ của liệt sĩ Tường, là chị dâu trưởng của những em nhỏ,

+ Dù đã lập gia đình mới nhưng Hoài là người tình nghĩa khi vẫn luôn nhớ tới và lên thăm gia đình khi gia đình có chuyện với hai tay đầy ắp quà..

+ Chị Hoài là người phụ nữ bản lĩnh và đảm đang khi dũng cảm xây dựng gia đình mới, giỏi việc nước đảm việc nhà khi chị giữ chức chủ nhiệm hợp tác xã.

+ Dù sống trong xã hội đổi mới, có những “cơn địa chấn” của xã hội thì chị vẫn luôn mạnh mẽ là chính mình, giữ được nét truyền thống trong bản thân.

>> Xem thêm: Soạn văn 12 chân trời sáng tạo

- Giá trị nội dung của tác phẩm: Qua tác phẩm “Ngày 30 tết” người đọc có thể thấy được nhưng câu chuyện xảy ra trong gia đình. Đây là một gia đình truyền thống, luôn giữ gia pháp nhưng lại có phần chao đảo trước sự biến động của xã hội. Qua những tình tiết này đã thể hiện được sự lo lắng của tác giả trước về những giá trị truyền thống đang có khả năng bị lung lay do thời cuộc thay đổi.

- Giá trị nghệ thuật của văn bản”

+ Nghệ thuật dẫn truyện rất tự nhiên và chân thật.

+ Nghệ thuật khắc hoạ hình ảnh, ngoại hình, đặc biệt là tính cách của từng nhân vật.

+ Nghệ thuật xây dựng cảnh tinh tế mà chân thực.

+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vẫn hấp dẫn và sinh động.

- Có thể nói cảnh sum họp trước giờ cúng tất niên là chi tiết quan trọng nhất trong tác phẩm:

+ Ông Bằng - người chủ gia đình đã chuẩn bị sẵn sàng để cúng bái tổ tiên với dáng “cố đi cho ngay ngắn”, kết hợp với phòng thái “trang trọng, chỉnh tề hơn” và gương mặt “ánh lên cái cảm xúc… hai bên cằm”.

+ Nhưng khi thấy cô con dâu lâu chưa được gặp, ông vừa bất ngờ lại rất xúc động khi ông  “sững lại”, “mắt ông chớp liên hồi… ông sắp khóc òa”, “giọng rè rè, khàn đặc”.

+ Còn chị Hoài khi gặp lại người cha yêu quý, chị đã xúc động khi “không chủ động được mình”, “lao về phía ông Bằng… hai hàng gạch hoa”, thốt lên tiếng chào như tiếng nấc. Sau đó chị mừng rỡ, kể lại những câu chuyện trong gia đình mới của mình như là người con gái lâu không được gặp cha mình.

+ Có thể thấy dù đã có khoảng cách về địa lý nhưng những thành viên trong gia đình vẫn luôn quan tâm đến nhau, vẫn luôn chia sẻ và lo lắng cho gia đình chung của mình.

Sổ tay ngữ văn chính là bí kíp giúp các em học văn dễ dàng hơn. Rất nhiều tips học văn hiệu quả chỉ được bật mí trong cuốn sổ tay này thôi đấy. Đăng ký ngay để nhận thật nhiều ưu đãi nhé!

 

2. Soạn bài Ngày 30 tết: Trả lời câu hỏi cuối bài 

2.1 Câu 1 trang 48 sgk văn 12/2 chân trời sáng tạo

Nội dung bao quát của văn bản này là gì?

Nội dung bao quát của văn bản chính là cuộc viếng thăm gia đình cũ của chị Hoài. Chị là người con dâu cả của gia đình và chồng chị đã ra đi từ sớm.

2.2 Câu 2 trang 48 sgk văn 12/2 chân trời sáng tạo

Liệt kê những hành động, lời nói của nhân vật Hoài trong đoạn trích. Từ những chi tiết đã liệt kê đó, bạn hãy nhận xét tính cách của nhân vật này.

Những hành động, lời nói của nhân vật Hoài trong đoạn trích:

- Phong cách thời trang đơn giản, gương mặt tươi tắn mà thân thiện nhân hậu.

- Vẫn luôn xởi lởi, nhiệt tình vui vẻ đi hỏi thăm từng người trong gia đình người chồng quá cố. Dù ở xa, đã có gia đình mới nhưng chị vẫn luôn quan tâm đến từng việc nhỏ của mỗi thành viên trong gia đình.

- Chị vẫn đều đặn gửi thư về để hỏi thăm tình hình gia đình, hỏi thăm sức khỏe bố chồng hay hỏi chuyện của từng người em.

- Khi gia đình chồng cũ có chuyện không vui, dù bận rộn làm ăn và chăm sóc gia đình mới nhưng chị vẫn cố gắng thu xếp thời gian để về an ủi bố chồng và là chỗ dựa tinh thần cho các em.

- Khi về thăm gia đình, cô đã mang theo nhiều món đặc sản địa phương tuy giản dị nhưng đã thể hiện được sự quan tâm đến khẩu vị và sở thích của mỗi người trong gia đình.

-> Từ những hành động và lời nói của nhân vật Hoài mà chúng ta có thể dễ dàng thấy được sự khéo léo, mạnh mẽ và rất giàu tình cảm của người phụ nữ Việt Nam giản dị và chân thật. Chị Hoài là người phụ nữ truyền thống, thuỷ chung, ân tình, là người lưu giữ và chứa đựng nét đẹp của ngàn năm văn hoá dân tộc.

2.3 Câu 3 trang 48 sgk văn 12/2 chân trời sáng tạo

Phân tích ý nghĩa của những chi tiết trong lời kể của chị Hoài về gia đình mới của chị.

Khi nhận được thông tin về gia đình cũ của chị Hoài thì ta có thể thấy được qua lời kể của chị là chồng mới và các con luôn ủng hộ cô về thăm gia đình cũ, các con cũng gửi quà vào giỏ và năn nỉ mẹ cho sang thăm gia đình ông Bằng. Những đứa trẻ khi nói về gia đình ông Bằng khiến ta có cảm giác như người cháu nói về ông ngoại, về cô chú của mình chứ không hề có cảm giác xa lạ, Chồng mới của chị cũng rất tôn trọng gia đình chồng cũ, luôn hỗ trợ chị làm tròn đạo làm con. Từ đó có thể thấy, gia đình mới của Hoài rất tôn trọng cuộc sống cũ của cô và yêu thương gia đình cũ của chị như chính chị Hoài.

2.4 Câu 4 trang 48 sgk văn 12/2 chân trời sáng tạo

Tình cảm của mọi người trong gia đình đối với chị Hoài như thế nào? Những hình ảnh, chi tiết nào nói lên tình cảm đó?

Những chi tiết và hình ảnh đã nói lên được tình cảm của mọi người trong gia đình đối với chị Hoài là:

- Người bố chồng rất mạnh mẽ, uy nghiệm cũng sững người và xúc động khi nhìn thấy cô con dâu về thăm gia đình mình. Ông Bằng đã ân cần hỏi thăm về gia đình mới của chị.

- Cô em Lý đã ôm chầm lấy chị mình, nức nở khóc và kể chuyện.

- Còn Phượng thì vui mừng reo lên như một đứa trẻ, nắm tay chị Hoài một cách mừng rỡ với đôi mắt ngấn lên. Cô ân cần hỏi han và đau lòng khi thấy gót chân nứt nẻ của chị mình.

- Tất cả mọi người đều hỏi thăm sức khỏe, hỏi thăm về gia đình mới của chị và hỏi cả những câu chuyện hàng ngày của chị Hoài.

Có thể thấy được sự tôn trọng và yêu thương của gia đình ông Bằng với cô con dâu cũ này. Cả nhà vẫn luôn coi chị Hoài là người nhà, không hề có sự lạnh nhạt dù có sự xa cách về mặt địa lý và giờ mỗi người đều có gia đình riêng của mình.

2.5 Câu 5 trang 48 sgk văn 12/2 chân trời sáng tạo

Phân tích thái độ, tình cảm của các nhân vật trong cảnh thắp hương ngày Tết. Từ đó, bạn có suy nghĩ gì về truyền thống văn hóa của người Việt Nam?

Thái độ và tình cảm của các nhân vật trong cảnh thắp hương ngày Tết:

- Ông Bằng - người đứng đầu gia đình đã nhanh chóng chỉnh lại trang phục. Ông thành kính thắp hương vái lạy tổ tiên và nhớ tới những người đã mất. Ở đó có bậc sinh thành ra ông, có vợ ông và có cả cậu con trai của ông.

- Khi ông Bằng bỏ qua tên của cậu con út đã khiến cho Luận biến sắc, tái mặt.

- Lý chuẩn bị kỹ càng mâm cốc, tự hào khi đã biết khấn đúng bài Kinh Phật.

- Chị Hoài luôn đứng sau ông Bằng, nhìn chăm chăm lên bàn thờ và nhanh chóng thế chân ông Bằng khi ông lùi xuống dưới.

Có thể thấy được, dù thời đại thay đổi hay xã hội dịch chuyển thì truyền thống văn hóa của đất nước và con người Việt Nam vẫn luôn luôn tồn tại. Những điều đó vẫn luôn xuất hiện trong từng bữa ăn, từng tiếng nói, từng câu khấn ngày tết, từng sự nhớ thương những người đã ra đi mãi mãi và là sự quan tâm chăm sóc của những người còn sống với nhau.

2.6 Câu 6 trang 48 sgk văn 12/2 chân trời sáng tạo

Xác định thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc. Theo bạn, những giá trị tinh thần mà văn bản đề cao có cần được tiếp tục gìn giữ không? Vì sao?

Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc chính là: sự quan tâm chăm sóc giữa những người trong gia đình và sự nỗ lực bảo vệ những giá trị truyền thống trong mỗi gia đình dù sống trong thời điểm đất nước có nhiều sự thay đổi nhất.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Ngày 30 tết| Văn 12 tập 2 Chân trời sáng tạo. Để có thêm nhiều các kiến thức không chỉ với môn Văn và cả các môn học khác, các em hãy thường xuyên truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990