Soạn bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
Vui học hướng dẫn các em soạn bài Nghị luận về một tác phẩm một đoạn trích văn xuôi trong chương trình Ngữ Văn 12. Bài soạn giúp các em nắm vững được các kiến thức ngữ pháp để viết được một bài văn nghị luận hay về một tác phẩm hay một đoạn trích văn xuôi nào đó.
1.Nội dung kiến thức bài học
1.1 Đối tượng của bài văn nghị luận
Có rất nhiều đối tượng nghị luận trong một tác phẩm hay một đoạn trích văn xuôi. Đó có thể là các nhân vật trữ tình trong đó, hay các giá trị về nội dung và nghệ thuật nói chung. Cũng có thể là một phương tiện, một khía cạnh nào đó mà tác phẩm hay đoạn trích văn xuôi thể hiện.
Như vậy, trong một bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi có rất nhiều đối tượng nghị luận tùy thuộc vào yêu cầu của đề bài. Đối tượng đó có thể là một giá trị về mặt nội dung hay nghệ thuật. Hay cũng có thể là một khía cạnh rất nhỏ trong nội dung và nghệ thuật của toàn bộ tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
1.2 Nội dung bài văn nghị luận
Khi thực hiện viết bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi, các em học sinh cần thực hiện được những điều sau:
- Giới thiệu về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi cần nghị luận.
- Đưa ra những phân tích về nội dung, nghệ thuật, các khía cạnh trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi theo yêu cầu nghị luận mà đề bài đưa ra.
- Khái quát lại vấn đề nghị luận, đưa ra những đánh giá, nhận định của bản thân về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi đó.
1.3 Cách viết bài văn nghị luận
Để làm được một bài văn nghị luận về tác phẩm hay đoạn trích văn xuôi, các em cần thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Đọc kỹ đề bài và đưa ra các nhận định đầu tiên về đề bài
- Xác định được dạng bài nghị luận.
- Xác định đối tượng nghị luận. Đây là bước quan trọng, bởi nếu xác định sai đối tượng nghị luận thì bài văn sẽ bị lạc đề.
- Xác định yêu cầu của đề bài. Xác định đúng yêu cầu để viết đúng, không bị lan man hay lạc đề.
- Xác định phạm vi nghị luận và dẫn chứng kèm theo. Nếu chỉ nghị luận trong một đoạn trích thì phạm vi chỉ trong đoạn trích đó, không phải lan man toàn bộ tác phẩm (chứa đoạn trích đó).
Bước 2: Lập dàn ý bài văn nghị luận theo bố cục một bài văn bao gồm 3 phần:
- Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi và tác giả và dẫn dắt đến vấn đề cần nghị luận.
- Thân bài: Phân tích những giá trị về mặt nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. Đặc biệt cần làm rõ vấn đề cần nghị luận mà đề bài yêu cầu
- Kết bài: Đưa ra những nhận định, đánh giá tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. Liên hệ bản thân và thực tế đời sống nếu cần thiết.
Bước 3: Tiến hành viết bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
- Viết bài dựa trên dàn ý đã lập, các luận điểm và luận cứ trong bài viết được trình bày rõ ràng, rành mạch. Các đoạm văn trong bài văn nghị luận phải có sự liên kết với nhau và chuyển tiếp hợp lý
Bước 4: Kiểm tra lại và chỉnh sửa nếu cần thiết.
>>> Combo sổ tay các môn học đã có mặt trên kệ sách nhà bạn chưa? <<<
2. Hướng dẫn Soạn bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
2.1 Đề 1: Trang 34 SGK Ngữ Văn 12/1
Hãy phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan.
a.Tìm hiểu đề
- Đối tượng nghị luận: Nghị luận về tác phẩm “Tinh thần thể dục” của tác giả Nguyễn Công Hoan.
- Các thao tác cần vận dụng: Kết hợp phân tích, chứng minh và giải thích để bàn về chủ đề mà đề bài yêu cầu.
- Điểm đặc sắc của truyện ngắn “Tinh thần thể dục”
- Nêu những điểm giống và khác trong các sự việc diễn ra trong câu chuyện
- Nêu được tính mâu thuẫn và trào phúng của truyện
- Nêu được đặc điểm của người kể chuyện, ngôn ngữ của những nhân vật trong truyện.
- Nêu ra mục đích của tác giả khi viết truyện ngắn này. Tư đó khái quát những giá trị hiện thực và ý nghĩa phê phán của tác phẩm.
b. Lập dàn ý chi tiết
Mở bài:
Giới thiệu về tác giả Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn “Tinh thần thể dục”
Thân bài:
-Đưa ra đặc sắc kết cấu truyện
- Phân tích cảnh bắt người đi xem đá bóng và chỉ ra những điểm chung, điểm riêng biệt trong đó.
-
Cảnh anh Mịch nhăn nhó, bác Phô gái phân trần, cụ Phó Bính xin cho thằng Sang đi thay con trai với ông Lý
-
Cảnh thằng Cò cùng con trai phải trốn vào đống rơm nhưng vẫn bị người tuần bắt được
-
Cảnh áp giải 94 người đi lên huyện của ông Lý
- Phân tích cái mâu thuẫn giữa cái gọi là “tinh thần thể dục” và hiện thực của phong trào này trong tác phẩm
-
Đi xem đá bóng mang tính chất giải trí nhưng thực tế lại là tai họa đối với người nông dân
-
Đối lập giữa sự tận tụy và siêng năng thực hiện mệnh lệnh của lý trưởng và cách mà người dân nghèo trốn tránh, đối phó
- Đưa ra cái nhìn về sự châm biếm và trào phúng của tác phẩm
-Phân tích về ý nghĩa phê phán của tác phẩm và những giá trị hiện thực mà tác phẩm đem lại cho người đọc.
Kết bài:
Tổng kết và đánh giá chung về tác phẩm. Nêu ra những giá trị nội dung và nghệ thuật mà truyện ngắn “ tinh thần thể dục” đem lại.
2.2 Đề 2: Trang 34 SGK Ngữ Văn 12/1
Nêu sự khác nhau về từ ngữ và giọng văn giữa hai văn bản Chữ người tử tù (của nhà văn Nguyễn Tuân) và Hạnh phúc của một tang gia (của nhà văn Vũ Trọng Phụng). Giải thích vì sao lại có những sự khác nhau đó.
a. Tìm hiểu đề
-Nêu được sự khác nhau giữa cách sử dụng giọng văn, từ ngữ trong hai tác phẩm
-
Tác phẩm “ Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân sử dụng nhiều từ Hán Việt cổ. Mục đích của tác giả nhằm nhấn mạnh đến những con người sống trong thời kỳ phong kiến suy tàn. Với cách dùng từ trang trọng đó, tác giả muốn nói về những con người tài hoa, lương thiện trong thời kỳ suy tàn chỉ còn là dĩ vãng.
-
Tác phẩm “ Hạnh phúc của một tang gia” của nhà văn Vũ Trọng Phụng lại dùng nhiều từ ngữ mang tính mỉa mai và giễu cợt để lột tả hết sự giả tạo, đồi bại và hết sức lố lăng của những kẻ sống ở tầng lớp thượng lưu trong thời kỳ trước cách mạng tháng 8.
=> Lý do có sự khác nhau trong giọng văn của hai tác giải bởi mỗi câu chuyện đều mang những chủ đề riêng. Và ngôn từ là cách mà tác giả thể hiện được quan điểm, cách nhìn nhận của mình. Bên cạnh đó, mỗi một tác giả đều có phong cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau nên các tác phẩm cũng mang đậm sự khác biệt đó.
b. Lập dàn ý
Mở bài:
- Đưa ra vấn đề cần nghị luận: Mỗi tác giả đều có phong cách sử dụng ngôn ngữ đế tạo ra những tác phẩm đặc biệt của riêng mình.
-Trong văn học cũng rất cần sự phong phú trong ngôn từ để tái hiện được các mặt khác nhau của đời sống.
-Để hiểu rõ điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu về phong cách sử dụng ngôn từ của hai tác giả trong hai tác phẩm truyện ngắn “ Chữ người tử tù” và “Hạnh phúc của một tang gia”
Thân bài:
-Nêu ra những điểm khác nhau của hai tác trong cách sử dụng ngôn từ trong hai tác phẩm trên:
-
Trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”, tác giả Nguyễn Tuân đã sử dụng rất nhiều từ Hán Việt như chiếc hòe hoa, phiến trát, ngục tốt, thầy bát, đĩa dầu sơ, thu không…
-
Trong truyện ngắn “ Hạnh phúc của một tang gia” tác giả Vũ Trọng Phụng đã sử dụng nhiều từ ngữ chế giễu và cách chơi chữ rất ấn tượng như:
* Cái chết kia làm nhiều người sung sướng
* Con giai lớn đã già thế kia
* Lang băm Tây, lang băm Đông
* Lý thuyết “ nhiều thầy thối ma”
-Phân tích điểm khác nhau về giọng văn trong hai tác phẩm trên:
-
Chữ người tử tù : Tác giả Nguyễn Tuân sử dụng giọng văn trang trọng, cổ kính nhằm bày tỏ sự tôn trọng đối với những người tài hòa nhưng sinh ra không đúng thời điểm.
-
Hạnh phúc của một tang gia: Tác giả Vũ Trọng Phụng thể hiện sự coi thường của mình với những kẻ sống trong tầng lớp thượng lưu nhưng tràn ngập sự giả dối, lố lăng, đồi bại. Thể hiện cách nhìn của tác giả với những kẻ sính ngoại, đu theo lối sống thời thượng của giới nhà giàu trước cách mạng tháng 8.
-Đưa ra đánh giá về sự khác biệt khi sử dụng ngôn từ của hai tác giả:
-
Sự khác nhau do nội dung và tư tưởng của tác phẩm
-
Do phong cách sử dụng ngôn ngữ của hai tác giả khác nhau
>> Khóa học PAS THPT Quốc Gia đang có ưu đãi cực shock trước thềm năm học mới <<<
3. Hướng dẫn phần luyện tập
Câu hỏi: Nghệ thuật châm biếm, đả kích trong truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc.
3.1 Gợi ý làm bài
-Thể loại nghị luận: Nghị luận văn học
-Nội dung nghị luận: Nghị luận về một khía cạnh mà tác phẩm đề cập đến đó là sự châm biếm, đả kích trong tác phẩm “ Vi hành” của tác giả Nguyễn Ái Quốc.
-Nội dung cần triển khai trong bài viết:
-
Bút pháp trào phúng của tác giả Nguyễn Ái Quốc trong truyện ngắn “Vi hành” đã phê phán về vị vua bù nhìn Khải Định và bọn mật thám Pháp trong chuyến công du sang Pháp để dự một cuộc đấu xảo
-
Những nội dung châm biếm cần được chỉ ra: Đó là cách miêu tả màu da thì vàng bủng, trang phục lố lăng của vua Khải Định, trông như một con rối của bọn thực dân Pháp
-
Hình ảnh một nhà Vua của một quốc gia mà phải lén lút đến các chốn ăn chơi ở Paris
-
Những kẻ mật thám tận tụy phục vụ cho nhà Vua
=> Bằng cách sử dụng lối chơi chữ đắt giá cùng với những hình ảnh ví von đặc biệt khiến một tác phẩm với lời văn rất bình thường nhưng lại chứa đựng sự mỉa mia sâu cay trong đó.
- Nêu ra những giá trị về tư tưởng và nghệ thuật trong truyện ngắn.
3.2 Gợi ý lập dàn ý
a. Mở bài:
-Giới thiệu về truyện ngắn “ Vi hành” và tác giả Nguyễn Ái Quốc
-Đưa ra vấn đề cần nghị luận: Nghệ thuật châm biếm, đả kích khi miêu tả về một chuyến công du của vua Khải Định sang Pháp.
b. Thân bài:
- Nêu ra hoàn cảnh tác phẩm ra đời và mục đích viết tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc.
-Đưa ra những tình huống hiểu nhầm về nhân vật “tôi”: đôi tình nhân, chính quyền thực dân và cả bọn mật thám tưởng nhầm tác giả là vua Khải Định.
-Hình thức thể hiện tác phẩm:
-
Viết dưới dạng một bức thư để kể lại cuộc vi hành của vua Khải Định
-
Tác giả sử dụng nhiều giọng văn trong tác phẩm: Giúp câu chuyện tự nhiên hơn, không bị trói buộc bởi bất cứ điều gì, kể chuyện bịa mà như thật khiến người đọc cũng cảm thấy cười ra nước mắt.
-Sự châm biếm được thể hiện rõ trong các đoạn:
-
Miêu tả vua Khải Định như một tên hề với màu da vàng, quần áo lố lăng
-
Miêu tả vua Khải Định là kẻ luôn có hành động lén lút như đi vào nơi ăn chơi, hiệu cầm đồ…
-
Sử dụng câu chữ “ bám lấy đế giày” để miêu tả bọn mật thám với cái nhìn lẫn lộn, hồ đồ.
-Chú ý phân tích cách tác giả Nguyễn Ái Quốc sử dụng từ ngữ, giọng văn, dùng nhiều câu gợi hình, đả kích, viết theo nghĩa ngược, lối chơi chữ của người Pháp trong các đoạn đối thoại của hai người Pháp và trong toàn bộ tác phẩm “Vi hành”
=> Đánh giá, nhận định về tác dụng của nghệ thuật châm biếm và đả kích trong “Vi hành”: Giúp lật tẩy bộ mặt thật sự của quân bán nước - vua Khải Định cũng như những bản chất thật sự xấu xa của bọn thực dân Pháp.
c. Kết bài:
-Đưa ra những đánh giá về nghệ thuật và tư tưởng của tác giả trong truyện ngắn “ Vi hành”
- Khẳng định được sự thành công khi sử dụng nghệ thuật châm biếm và đả kích trong tác phẩm này.
Ôn tập thi tốt nghiệp THPT sớm cùng vuihoc trong khóa học duy nhất PAS THPT. Nhanh tay đăng ký để được hưởng nhiều ưu đãi trước thềm năm học mới bạn nhé!
PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô
⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi
⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập
Đăng ký học thử miễn phí ngay!!
Như vậy, Vui học vừa hướng dẫn các em soạn bài Nghị luận về một tác phẩm một đoạn trích văn xuôi đầy đủ và chi tiết. Hi vọng với tài liệu tham khảo trên, các em có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài học ở trên lớp. Để biết thêm nhiều tài liệu tham khảo thuộc kiến thức Soạn Văn 12 cũng như các môn học khác, các em hãy truy cập trang web vuihoc.vn nhé!
>> Mời các em tham khảo thêm: