img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Ngữ Văn 12

Tác giả Minh Châu 14:50 30/11/2023 12,685 Tag Lớp 12

Mời các em học sinh cùng đọc bản Soạn bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc. Dưới đây, VUIHOC sẽ khái quát tác phẩm và gợi ý giải bài tập đầy đủ và chi tiết nhất nhằm giúp các bạn tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng và nắm được nội dung khái quát của bài học.

Soạn bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Ngữ Văn 12
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

1.1. Tác giả Phạm Văn Đồng

  • Phạm Văn Đồng sinh ngày 1/3/1906 trong một gia đình công chức mất ngày 29/4/2000.
  • Quê quán: xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
  • Ông là một nhà cách mạng trí thức, một nhà văn hóa lớn của dân tộc ta trong thế kỉ XX. Năm 1925, ông tham gia vào cách mạng và đã từng giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam ta.
  • Phạm Văn Đồng từng là Thủ tướng Chính phủ Việt Nam có thời gian tại vị lâu nhất, là một trong những học trò xuất sắc nhất và người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Ngoài việc là một nhà cách mạng, Phạm Văn Đồng còn là một nhà giáo dục rất tâm huyết và một nhà lí luận văn hóa văn nghệ. Ông để lại rất nhiều công trình nghiên cứu, tác phẩm quan trọng về văn học và nghệ thuật về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hóa của dân tộc.
  • Những sáng tác của ông đã thu hút độc giả bằng lời văn trong sáng hấp dẫn, tư tưởng sâu sắc và giản dị nhưng tràn đầy tình cảm.

 

Hình ảnh tác giả Phạm Văn Đồng - thông tin tác giả để Soạn bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

 

1.2. Văn bản Ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

- Hoàn cảnh ra đời: 

  • Tác phẩm được Nguyễn Đình Chiểu viết trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt đó là giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang diễn ra sôi nổi ở quê hương của ông.
  • Nhân kỷ niệm 75 năm ngày mất của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu (1888 – 1963), bài văn được đăng trên Tạp chí Việt Nam số tháng 7-1963 nhằm mục đích không chỉ tưởng nhớ ông mà còn điều chỉnh, định hướng cách nhìn nhận và đánh giá về Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn của ông. Đồng thời khơi dậy tinh thần yêu nước thương dân trong thời kỳ chống giặc Mĩ cứu nước.

- Thể loại: Văn nghị luận

  • Nhằm phát biểu quan điểm, tư tưởng, tình cảm về một số vấn đề như chính trị, văn hóa, đạo đức, văn học hay lối sống.
  • Bố cục và lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng cụ thể xác đáng, lời văn mang tính hùng hồn, gợi cảm.

- Bố cục bài: bao gồm 3 phần

  • Phần 1: từ đầu đến “cách đây một trăm năm” (luận điểm xuất phát): Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu được tác giả nhìn nhận một cách mới mẻ, là nhà thơ lớn của dân tộc ta.
  • Phần 2: tiếp theo đến "còn vì văn hay của Lục Vân tiên” (luận điểm chứng minh): đôi nét về Nguyễn Đình Chiểu, thơ văn yêu nước chống Pháp của ông và tác phẩm Lục Vân Tiên.
  • Phần 3: phần còn lại của tác phẩm (luận điểm kết thúc): kết luận, khẳng định đúng vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong văn học dân tộc, cuộc đời và sự nghiệp của ông là một tấm gương sáng cho sự nghiệp của dân tộc ta.

 

2. Soạn bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc: Đọc - hiểu văn bản

2.1. Luận điểm 1: Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước.

- Luận cứ 1: Về quê hương, thời cuộc, sự mất mát riêng và tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu.

+ Tác giả nêu vấn đề trực tiếp: Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của dân tộc ta, đáng lẽ cần phải được nghiên cứu và tìm hiểu sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn học, nghệ thuật của dân tộc.

  • Nhà nho sống trong tình cảnh nước nhà rơi vào lâm nguy, khắp nơi trên cả nước nhân dân cùng nhau đấu tranh chống giặc cứu nước.
  • Nhà thơ mù.
  • Sử dụng thơ văn để ghi lại thời kì lịch sử khổ nhục nhưng vĩ đại và sự tâm huyết với dân tộc. Một trong những điểm nhấn ấn tượng chính là dùng văn thơ làm vũ khí để chiến đấu.
  • Những hình ảnh ẩn dụ “ngôi sao”, “những vì sao có ánh sáng khác thường” và “con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy”: khẳng định vẻ đẹp trong văn thơ Nguyễn Đình Chiểu.

⇒ Vẻ đẹp của tấm gương trong sáng chính là mang khí tiết của người chí sĩ yêu nước mãnh liệt và lòng căm ghét thế lực thù địch cùng với nghị lực vượt qua gian khó để vươn lên một cách mạnh mẽ, phi thường.

+ 2 lý do vì sao nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu vẫn chưa sáng tỏ hơn trong bầu trời văn học và nghệ thuật dân tộc:

  • Mọi người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của tác phẩm Lục Vân Tiên và vẫn còn hiểu sai tác phẩm này cả về giá trị nội dung lẫn nghệ thuật.
  • Chưa có nhiều người biết đến thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu.

 - Luận cứ 2: quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.

+ Trước tiên nhà văn phải có nhân cách: Cả cảnh riêng lẫn cảnh đất nước càng đen tối thì khí tiết càng phải rạng rỡ và cao cả: “Sự đời thà khuất đôi tròng thịt, Lòng đạo xin tròn một tấm gương” và “Kiến nghĩa bất vi vô dõng dã” (có nghĩa là: thấy việc nghĩa mà không dám làm thì không phải là người anh hùng). ⇒ Có thể thấy Nguyễn Đình Chiểu là người rất coi trọng nhân cách và trách nhiệm của mỗi nhà văn đối với thời cuộc. Ông khinh miệt những kẻ lợi dụng văn chương để làm việc phi nghĩa.

+ Trong văn thơ ngụ ý khen chê phải có quan điểm rõ ràng : “Học theo ngòi bút chí công, Trong thơ cho ngụ tấm lòng Xuân Thu” 

+ Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu thiên về kháng chiến, đánh thẳng vào bọn giặc ngoại xâm và những kẻ đầy tớ của chúng:”Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” và “Thấy nay cũng nhóm văn chương, Vóc dê da cọp khôn lường thực hư!”.

+ Viết văn đối với ông như là một thiên chức

 ⇒ Quan niệm văn học của Nguyễn Đình Chiểu không chỉ mới mẻ mà còn vô cùng tiến bộ.

2.2. Luận điểm 2: Nội dung thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu

- Tác giả khẳng định thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình chiểu đã làm sống lại trong tâm trí chúng ta hình ảnh phong trào kháng chiến chống Pháp oanh liệt và quả cảm của người dân Nam bộ từ năm 1860 về sau, ròng rã suốt hai mươi năm trời. Đồng thời đã làm tái hiện lại một thời chỉ toàn khổ nhục và đau thương nhưng vô cùng anh dũng của nhân dân ta:

+ Quân triều đình đánh giặc Pháp thua, phải đầu hàng và cắt đất cho giặc.

+ Mọi tầng lớp nhân dân (nông dân, sĩ phu) tất cả mọi người đều vùng dậy chống giặc.

+ Sự lan rộng cuộc chiến tranh nhân dân ta trong thời kỳ ấy.

- Chiếm phần lớn trong thơ văn Đồ Chiểu chính là những bài văn tế nhằm ca ngợi những người anh hùng tận trung với đất nước và khóc than những người liệt sĩ đã anh dũng trọn nghĩa với dân tộc. Đặc biệt phải kể đến người nghĩa sĩ nông dân chỉ biết cày cuốc đã trở thành những anh hùng cứu nước như Trương Định, Nguyễn Trung Trực hay Thủ khoa Huân,…

- Đánh giá nhận xét về tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”: 

+ “Khúc ca của những người anh hùng dù thất thế nhưng vẫn hiên ngang”

  “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc”

“Muôn kiếp nguyện được trả thù kia”

+ Tác phẩm này là khúc ca khải hoàn ca ngợi những người anh hùng dù có thất thế trong cuộc chiến vẫn hiên ngang, bất khuất. Nguyễn Đình Chiểu còn so sánh với áng văn chính luận bất hủ: “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi để khẳng định giá trị của bài văn tế.

⇒ Với lối viết rõ ràng, cùng với lí lẽ dẫn chứng cụ thể, tác giả Phạm Văn Đồng giúp cho độc giả nhận thấy được vẻ đẹp đáng kính bên trong con người và cả trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Thơ văn Đồ Chiểu chính là vũ khí mạnh để chống lại bọn thù địch xâm lược và là bài ca chính nghĩa ca ngợi đạo đức tốt đẹp trên đời.

2.3. Luận điểm 3: Lục Vân Tiên - tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu

- Sức sống mạnh mẽ của tác phẩm Lục Vân Tiên: Đây là tác phẩm lớn của Nguyễn Đình Chiểu, rất phổ biến trong dân gian, đặc biệt là ở miền Nam.

  • Giá trị nội dung: Đây là tác phẩm dài và lớn nhất thể hiện hiện thực cuộc đời, ước mơ và khát vọng của Nguyễn Đình Chiểu. Tác phẩm ca ngợi sự chính nghĩa, những đạo đức tốt đẹp ở đời và những con người trước sau một lòng. Lục Vân Tiên được yêu mến, truyền tụng rất nhiều.
  • Giá trị nghệ thuật: đây là văn nói, văn kể, , lời văn tuy nôm na, giản dị. mộc mạc nhưng rất dễ hiểu, dễ nhớ và dễ truyền bá rộng rãi khắp dân gian.

- Tuy nhiên, tác phẩm vẫn còn 1 số hạn chế: Những luân lý mà Nguyễn Đình Chiểu ngợi ca đã có phần lỗi thời, đôi chỗ lời văn không cuốn hút lắm.

⇒ Nhận xét (Kết thúc vấn đề):  Khẳng định cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng cho sự nghiệp của dân tộc.

- “Đời sống và sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụng của văn học nghệ thuật, sứ mạng người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng”

=> Tác giả Phạm Văn Đồng nhấn mạnh vị trí, vai trò to lớn của Nguyễn Đình Chiểu đối với lịch sử văn chương nước nhà, đồng thời bộc lộ sự tưởng nhớ và tự hào về ông.

 

PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

3. Soạn bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc: Hướng dẫn trả lời câu hỏi

3.1. Câu 1 (Trang 53 SGK Ngữ Văn 12 tập 1)

“Tìm những luận điểm chính của bài văn. Anh (Chị) thấy cách sắp xếp luận điểm đó có gì khác với trật tự thông thường?”

Trả lời:

  • Luận điểm 1: Nguyễn Đình Chiểu là một trong những nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc, có lòng yêu nước sâu sắc.
  • Luận điểm 2: Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu phản ánh phong trào kháng chiến chống Pháp quyết liệt và quả cảm của nhân dân.
  • Luận điểm 3: Lục Vân Tiên là một trong những tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu, rất phổ biến ở trong dân gian.

⇒ Cách sắp xếp các luận điểm của Phạm Văn Đồng khác với trật tự thông thường. Thông thường khi viết nghị luận về một tác phẩm văn học nào đó, người viết thường sẽ nêu các tác phẩm chính có giá trị để rồi tổng kết về con người tác giả. Ở đây, Phạm Văn Đồng lại nói đến con người Nguyễn Đình Chiểu trước, sau đó mới nói đến tác phẩm. 

⇒ Có thể thấy Phạm Văn Đồng muốn nhấn mạnh Nguyễn Đình Chiểu là một con người đặc biệt và khẳng định tầm vóc lớn lao trong nhân cách và sự nghiệp thơ văn của Đồ Chiểu. 

 

3.2. Câu 2 (Trang 53 SGK Ngữ Văn 12 tập 1)

“Theo tác giả, vì sao văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường”, “con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy?”

Trả lời:

- Thơ chương của Nguyễn Đình Chiểu không giống những tác phẩm khác, câu văn không trau chuốt, gọt giũa nhiều, mà thường rất chân thực mộc mạc, có đôi chỗ tưởng như thô kệch, nhưng càng kiên trì nhìn mới có thể thấy càng sáng.

- Ánh sáng mà Phạm Văn Đồng đề cập tới chính là vẻ đẹp mộc mạc, dân dã trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

- “Con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy” có nghĩa là phải kiên trì, nghiên cứu thì mới có thể khám phá được vẻ đẹp tiềm ẩn ấy.

→ Văn chương chủ yếu hướng tới, phục vụ nhân dân và mang tính nhân dân sâu sắc

- Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu luôn mang vẻ đẹp bởi những tư tưởng,  tình cảm nồng hậu, cao đẹp của nhân dân ta.

→ Vẻ đẹp càng trở nên cao quý hơn khi Nguyễn Đình Chiểu sáng tác trong hoàn cảnh khó khăn, đôi mắt mù lòa, cuộc sống bất hạnh.

⇒ Cách đặt ra vấn đề và giải quyết, đánh giá vấn đề của tác giả có ý nghĩa định hướng cho việc nghiên cứu, tiếp cận và nhận xét thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Đó là sự điều chỉnh để có cái nhìn nhận khoa học, hợp lí và sâu sắc.

 

3.3. Câu 3 (Trang 54 SGK Ngữ Văn 12 tập 1)

“Tác giả Phạm Văn Đồng giúp chúng ta nhận ra những “ánh sáng khác thường” như thế nào trên bầu trời văn nghệ dân tộc?”

Trả lời:

- Cuộc đời và quan niệm về thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu:

+ Đồ Chiểu chính là một tấm gương sáng và đẹp về lòng yêu nước và căm thù giặc. Cuộc đời của ông vẫn được xem là đẹp, dù gặp nhiều khó khăn, bất hạnh, song ông vẫn sống rất nghị lực, đứng lên ngẩng cao đầu sống vì nước, vì dân.

+ Ông dùng thơ văn như là vũ khí mạnh mẽ chống lại thế lực thù địch xâm lược đồng thời ca ngợi vẻ đẹp chính nghĩa và đạo đức. Ông cầm bút để đấu tranh và để tuyên truyền

+ Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu chứa đầy hào khí và lí tưởng đạo đức, làm sống dậy phong trào kháng chiến chống Pháp oanh liệt và quả cảm của nhân dân Nam Bộ ta. Không chỉ vậy, ông còn là lá cờ đầu trong dòng chảy văn thơ yêu nước giai đoạn cuối thế kỉ XIX, đặc biệt các tác phẩm có giá trị nhân văn sâu sắc như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Xúc cảnh,...

- Qua tác phẩm Lục Vân Tiên:

+ Nội dung truyện tuy không quá mới khi đề cao những con người chính nghĩa, đức hạnh, khinh tài, trước sau như một nhưng bên cạnh đó lại tạo được những tấm gương cảm xúc, gần gũi, sống động.

+ Văn chương không đầu tư trau chuốt hay hoa mĩ mà vô cùng giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ nhưng vẫn hấp dẫn từ đầu đến cuối.

 

3.4. Câu 4 (Trang 54 SGK Ngữ Văn 12 tập 1)

“Vì sao tác giả lại cho rằng ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu đáng lẽ ra phải sáng tỏ hơn nữa, không chỉ trong thời ấy mà cả trong thời đại hiện nay?”

Trả lời:

- Thơ văn của Đồ Chiểu không được nhiều người biết đến, một số người thậm chí còn nhận xét thơ văn ông vừa thô ráp vừa khó đọc.

- Nhưng với phẩm chất đạo đức cao đẹp và sự thành công trong văn học nghệ thuật dần khẳng định Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là lá cờ đầu của dòng chảy thơ ca yêu nước kháng chiến chống Pháp, cần được giương cao.

- Tác giả muốn phải nghiên cứu làm sáng tỏ hơn nữa trong thời hiện đại để có thể khôi phục lại giá trị sâu sắc đích thực trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu.

 

3.5. Câu 5 (Trang 54 SGK Ngữ Văn 12 tập 1)

“Giải thích nguyên nhân của sức hấp dẫn, lôi cuốn của bài văn nghị luận trên.”

Trả lời:

- Cách nghị luận không chỉ có tính xác đáng, chặt chẽ, mà còn vô cùng tha thiết, xúc động, với những hình ảnh và ngôn ngữ đặc sắc khiến độc giả luôn nhớ mãi

- Sự kết hợp giữa hoàn cảnh thực của cuộc sống với thơ văn khiến cho bài viết vừa mạch lạc vừa gần gũi, dễ hiểu, tác động vào tâm trí và tạo ra sức thuyết phục lớn với khán giả.

- Bằng cách nhìn mới mẻ, có giá trị phát hiện làm sáng tỏ của Phạm Văn Đồng đã dần lôi kéo được độc giả vào bài viết của mình.

⇒ Có thể thấy, bằng cách nhìn cùng những suy nghĩ mới mẻ, sâu rộng đã làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các tác phẩm văn thơ với tình cảnh của đất nước lúc bấy giờ, tác giả muốn ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu là một người dành trọn đời mình để sử dụng cây bút cũng như văn chương để làm vũ khí chiến đấu.

 

4. Phần luyện tập

(Trang 54 SGK Ngữ Văn 12 tập 1): “Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu vẫn không xa lạ với giới trẻ ngày nay và việc học những tác phẩm như Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc của ông ở nhà trường là rất bổ ích."

Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận để phát biểu ý kiến của mình về vấn đề trên?

Gợi ý làm bài:

a) Mở bài: Giới thiệu đôi nét về nhà văn Nguyễn Đình Chiểu và sự nghiệp sáng tác thơ văn của ông.

b) Thân bài.

- Giới thiệu sơ qua về Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

- Phân tích những giá trị của tác phẩm:

+ Giá trị nội dung:

  • Là trang sử hào hùng, vẻ vang của người dân Nam Bộ trong buổi đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
  • Là bài ca ngợi hùng tráng những người anh hùng nông dân dù thất thế nhưng họ luôn kiên cường và hình ảnh ấy luôn sống mãi trong lòng người dân Việt Nam.
  • Ghi chép lại cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược oanh liệt và bất khuất của dân tộc ta, từ đó tự hào về truyền thống anh hùng dân tộc.

+ Giá trị nghệ thuật:

  • Bố cục được phân chia rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng chi tiết, cụ thể.
  • Sự kết hợp chặt chẽ giữa 2 phương pháp nghị luận và biểu cảm
  • Sử dụng những hình ảnh, ngôn ngữ đặc sắc, độc đáo gây ấn tượng với người đọc.

- Bài học nhận thức qua tác phẩm

+ Làm cho người đọc các thế hệ nhận thức được truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam ta.

+ Nhận thức được tinh thần yêu quê hương đất nước lâu đời của nhân dân ta.

⇒ Việc học những tác phẩm như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đem lại rất nhiều bổ ích.

c) Kết bài: Khẳng định lại vẻ đẹp từ những giá trị của tác phẩm mang lại.

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết cách soạn bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc. Hi vọng rằng có thể giúp các bạn thấy được những giá trị lớn lao trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu mà tác phẩm tuyệt vời này đem lại. Để học nhiều hơn các kiến thức của các chuyên đề, tác phẩm trong chương trình Ngữ Văn 12 cũng như của tất cả các môn trong chương trình THPT thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>>> Xem thêm: 

Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội

Phân tích tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

Soạn bài Đô xtoi ép xki (X.Xvai-Gơ)

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990