img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Nhật ký Đặng Thùy Trâm| Văn 12 tập 1 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 10:24 26/08/2024 3,281 Tag Lớp 12

Dưới đây là phần Soạn bài Nhật ký Đặng Thùy Trâm| Văn 12 tập 1 Cánh diều vô cùng chi tiết và dễ hiểu mà VUIHOC giúp các em chuẩn bị. Văn bản này chính là những đoạn nhật ký ghi chép hết sức chân thực về cuộc sống thường ngày ở nơi tuyến đầu chống Mỹ cứu nước của nữ bác sĩ mang tên Đặng Thùy Trâm.

Soạn bài Nhật ký Đặng Thùy Trâm| Văn 12 tập 1 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Nhật ký Đặng Thùy Trâm: Chuẩn bị

1.1 Tìm hiểu về Nhật ký Đặng Thùy Trâm  

Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã có quá nhiều người lính ngã xuống để bảo vệ hòa bình của dân tộc. Những hy sinh và gian khổ mà họ đã trải qua trong chiến tranh, những ý chí, nghị lực cùng với sự kiên cường, dũng cảm chiến thắng kẻ thù xâm lược của bộ đội ta chính là dấu ấn vô cùng sâu đậm, là mốc son chói lọi trong lịch sử nước nhà. Ngày 22/12 hàng năm chính là dịp để toàn Đảng và toàn dân ta thể hiện được niềm tự hào và biết ơn vô cùng sâu sắc những chiến sĩ đã đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, trở thành truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Trong hàng vạn cuốn sách được viết vào thời kỳ này, cuốn sách “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” là một cuốn nhật ký vô cùng chân thực được bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm tự tay viết.

Liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thùy Trâm sinh ra vào ngày 26 tháng 11 năm 1942. Chị có bố cũng là bác sĩ ngoại khoa Đặng Ngọc Khuê và mẹ là dược sĩ Doãn Ngọc Trâm - nguyên giảng viên Đại học Dược khoa Hà Nội. Sau khi đã tốt nghiệp trường Đại học Y khoa Hà Nội, chị đi xung phong vào công tác tại chiến trường Quảng Ngãi. Ở đó chị được phân công phụ trách bệnh viện Huyện Đức Phổ, là một bệnh viện dân y nhưng chủ yếu điều trị cho những thương bệnh binh. Trong vai trò là một nữ bác sĩ, chị đã luôn yêu thương mọi người và muốn chia sẻ với nỗi đau của người bệnh, chăm sóc các thương binh hết lòng. Đến ngày 22/6/1970, trong chuyến đi công tác từ vùng núi về đồng bằng, chị bị địch phục kích sau đó hy sinh anh dũng khi còn chưa đầy 28 tuổi.

Cuốn sách đặc biệt này đã được Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam cùng với nhà sách Nhã Nam xuất bản dưới sự đồng ý của bà Doãn Ngọc Trâm, chính là mẹ của liệt sĩ. Quyển sách có khổ 13x20cm và dày 327 trang. Bìa của cuốn sách được trang trí hết sức đẹp mắt với gam màu xanh thật nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, ở giữa mặt bìa của cuốn sách chính là hình ảnh của bác sĩ Đặng Thùy Trâm cùng với chiếc áo phông trắng đơn giản.

Tác phẩm đã thu hút vô số người đọc ngay từ những trang đầu tiên thông qua lời giới thiệu về những tấm lòng và số phận hết sức kỳ lạ của cuốn nhật ký. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy những gian khổ ấy, cuốn nhật ký đã vô tình rơi vào tay của một người lính Mỹ để rồi sau gần một phần ba thế kỷ bị lưu lạc, đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4/2005 thì nó đã được trở về với gia đình liệt sĩ. Vậy tại sao khi người lính Mỹ ấy nhặt được cuốn nhật kí lại không nỡ đốt nó đi, mà lại phải mất bao nhiêu công sức để có thể tìm lại và trao trả cho người thân của nó? Tại sao cuốn nhật ký ấy lại có sức mạnh kì diệu đến như vậy? Trong cuốn nhật ký ấy có thực sự có lửa hay không? Vì sao cuốn nhật kí lại được xuất bản trên 20 nước với 16 thứ tiếng? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cuốn sách này nhé!

Dòng nhật ký đầu tiên được bắt đầu viết vào ngày 8 tháng 4 năm 1968. Câu chuyện đầu của chị ở trong chiến trường miền Trung đã gây được ấn tượng sâu đậm đối với độc giả: “Một ca mổ ruột thừa trong điều kiện thiếu thốn. Thuốc giảm đau chỉ có vài ống Novocaine nhưng người thương binh trẻ không hề kêu la một tiếng.” Và từng dòng nhật ký hết sức nhẹ nhàng của người con gái Thủ đô vẫn được tiếp nối ở trong quyển một được viết vào năm 1968. Chị đã viết ra những ước mơ và khát khao cháy bỏng của mình - đó chính là độc lập, hòa bình của dân tộc và đất nước. Những trang viết đó còn được chị viết tiếp vào năm 1970. “Hãy giữ vững tinh thần của người cộng sản. Tinh thần trong suốt như pha lê, rắn chắc như kim cương và chói lọi muôn nghìn hào quang của lòng tin tưởng. […]”. Câu nói đó như một lời khẳng định về sự yêu nước sâu sắc và căm thù giặc của chị. Câu nói ấy được viết ở ngay trang đầu tiên của quyển thứ hai, và đó cũng chính là lời nhắc nhở đối với chị trong nghĩa vụ của một người cộng sản “trong suốt như pha lê, rắn chắc như kim cương và chói lọi muôn nghìn hào quang”. Trong những trang nhật ký tiếp theo của chị, vẫn là cách viết vô cùng nhẹ nhàng, mộc mạc và tình cảm đó, vẫn là những tình yêu thương, sự chăm sóc bệnh binh từ cô gái Thủ đô mạnh mẽ và kiên cường. Những trang viết thấm đẫm tình đồng đội cùng với tình yêu thương đối với mọi người.

Bên cạnh đó, cuốn nhật ký còn gợi cho ta về nỗi nhớ Thủ đô thân thương, nơi mà chị sinh ra và lớn lên. Nỗi nhớ thương đó đã thôi thúc chị phải hoàn thành nhiệm vụ cao cả của một người bác sĩ. “Mình sẽ trở về chắt chiu vun xới cho tổ ấm gia đình, mình sẽ biết quý trọng từng phút, từng giây hòa bình ấy bởi vì có sống ở đây mới hiểu hết giá trị của cuộc sống. Ôi! Cuộc sống đổi bằng máu xương, tuổi trẻ của bao nhiêu người. Biết bao nhiêu cuộc đời đã chấm dứt để cho cuộc đời khác được tươi xanh.” Lời nhắn nhủ đó đã ghi đậm dấu ấn trong tâm thức của mỗi độc giả. Chị khát khao hòa bình và độc lập để đất nước được thống nhất, hòa bình, chị sẽ sớm được trở về với mẹ của mình, với người thân và với Thủ đô yêu dấu. Nhưng… Vào ngày 22 tháng 6 năm 1970, chị đã hết sức anh dũng hy sinh. Cuốn nhật ký của người con gái Thủ đô ấy đã chấm dứt vào ngày 20 tháng 6 năm 1970, hai ngày trước khi chị đã hy sinh. Nỗi đau đó vẫn còn ở trong trái tim những người ở lại. Đau đớn biết bao. Với 327 trang sách, cuốn “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” đã khiến cho người đọc cảm nhận được sâu sắc về nỗi đau và sự gian khổ của dân tộc Việt Nam ở trong thời kỳ chiến tranh.

Cuốn truyện “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” giống như một lời nhắn nhủ đối với những thế hệ sau này về những mồ hôi và xương máu, sự hi sinh không chỉ của những người lính mà còn là của toàn bộ người dân Việt Nam thời kỳ bấy giờ để đem lại nền hòa bình cho quê hương, đất nước. “Biết bao cuộc đời đã chấm dứt để cho cuộc đời khác được tươi xanh”. Hi vọng rằng, sau khi đọc hết cuốn sách này, chúng ta - những thế hệ tương lai của đất nước cần phải trân trọng từng phút giây hòa bình và cần giữ gìn cũng như bảo vệ đất nước. 

1.2 Trả lời câu hỏi chuẩn bị 

Câu 1: Tính xác thực của việc ghi chép thường ngày được biểu hiện ở những yếu tố nào? Sự trải nghiệm của người viết đem lại hiệu quả như thế nào cho văn bản?

Lời giải:

Tính xác thực của việc ghi chép thường ngày được biểu hiện ở những yếu tố như sau:

- Thời gian: Nhật kí được viết theo một thứ tự thời gian, từ năm 1986 tới 1970. Việc này giúp cho người đọc hiểu được thời gian diễn ra những sự kiện và hoạt động được ghi lại.

- Địa điểm: Nhật kí được viết khi Đặng Thùy Trâm đang làm bác sĩ ở Đức Phổ, Quảng Ngãi

- Người liên quan: Nhật kí đã ghi lại những trải nghiệm và sự kiện liên quan tới Đặng Thùy Trâm và những người ở xung quanh cô

- Cảm xúc và suy nghĩ: Nhật kí Đặng Thùy Trâm không chỉ ghi lại những sự kiện, mà còn ghi lại cảm xúc cùng với suy nghĩ của cô.

Sự trải nghiệm của người viết đem lại hiệu quả dành cho văn bản:

- Sự trải nghiệm giúp tạo ra được những ký ức đáng nhớ trong cuộc sống, giúp cho ta nhớ lại những kỉ niệm đẹp

- Mỗi sự trải nghiệm mang lại cho chúng ta những bài học vô cùng quý giá để chúng ta có thể học hỏi cũng như trau dồi kĩ năng và khả năng của mình

- Sự trải nghiệm trong cuộc sống cho chúng ta được niềm vui, cảm xúc và trải nghiệm đầy màu sắc

- Hiểu rõ được giá trị trách nhiệm, sự kiên nhẫn cùng với sự kiên định và sự đồng cảm.

Câu 2: Văn bản sử dụng hình thức trần thuật với ngôi thứ mấy? Chi tiết nào của văn bản gây được ấn tượng đối với người đọc? 

Lời giải:

Văn bản sử dụng đến hình thức trần thuật ở ngôi thứ nhất. 

Chi tiết của văn bản gây ấn tượng đối với người đọc chính là Tình yêu quê hương và lòng yêu nước: Nhật kí Đặng Thùy Trâm chính là minh chứng cho tình yêu quê hương cùng với lòng yêu nước của người Việt Nam ở trong thời kì kháng chiến.

Câu 3: Văn bản gửi gắm tư tưởng tình cảm như thế nào của người viết? Điều đó có liên quan như thế nào tới cuộc sống hiện nay?

Lời giải:

* Văn bản gửi gắm tư tưởng và tình cảm của người viết như sau:

Tình yêu quê hương và lòng yêu nước: Trong nhật kí Đặng Thùy Trâm đã thể hiện về một tình yêu rộng lớn và một tình người gắn với lý tưởng, lẽ sống của cuộc đời mình, đó chính là tình cảm với nhân dân, với đồng đội

Sự hy sinh vì lí tưởng: Với lí tưởng sống đã được chọn, Đặng Thùy Trâm đã lao vào công việc với một nghị lực hết sức phi thường. Cô đã lăn xả vào để cứu chữa thương binh, chăm sóc thương binh và tổ chức cho đơn vị di chuyển thương binh…

Tình cảm gia đình: Trong nhật kí Đặng Thùy Trâm cũng thể hiện được tình cảm sâu sắc đối với gia đình. Cô thường tự nhận mình là một cô gái tiểu tư sản với những tình cảm rất đỗi đời thường.

* Những tư tưởng và tình cảm ấy có liên quan mạnh mẽ tới cuộc sống hiện nay:

Trân trọng hòa bình: Bác sĩ Đặng Thùy Trâm mãi là một tấm gương cho thế hệ trẻ hôm nay – những người sinh ra và lớn lên vào sau chiến tranh, chưa từng nếm trải những trận mạc, gian khổ, mất mát và hy sinh – biết trân trọng cuộc sống mà mình đang có

Sống có ước mơ và có hoài bão, luôn vì mọi người: Những người trẻ tuổi hôm nay có thể học hỏi từ tinh thần sống của nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm, sống với ước mơ, hoài bão và luôn luôn sống vì mọi người

Nhớ ơn thế hệ trước: Những người trẻ tuổi hiện nay cần phải nhớ ơn những người đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc như bác sĩ Đặng Thùy Trâm.

>> Xem thêm: Soạn văn 12 cánh diều 

2. Soạn bài Nhật ký Đặng Thùy Trâm: Đọc hiểu 

2.1 Công việc hằng ngày của bác sĩ Đặng Thùy Trâm có điều gì đặc biệt ?

Phương pháp giải:

Đọc lại phần đầu tiên của nhật kí sau đó trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Công việc hàng ngày của bác sĩ Đặng Thùy Trâm đó là:

+ chữa trị cho những chiến sĩ bị thương ở trong quá trình chiến đấu

+ lên lớp giảng dạy lý luận y học dành cho học sinh

→ Chị làm việc ở bệnh xá Đức Phổ thuộc huyện Quảng Ngãi chuyên chữa trị cho những thương bệnh binh. Nơi chị công tác hết sức đặc biệt bởi đây chính là nơi chiến trường bom đạn hết sức ác liệt ở trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, có biết bao nhiêu những chiến sĩ đã và đang chiến đấu anh dũng nhất. 

2.2 Chú ý vào suy nghĩ và ước mơ của tác giả

Phương pháp giải:

Đọc lại phần thứ hai của nhật kí sau đó trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Suy nghĩ của tác giả: Tiếc nuối tuổi thanh xuân trôi qua quá vội vàng nhưng rồi cô đã suy nghĩ lại rằng hoàn cảnh lúc bấy giờ phải gác bỏ lại những đam mê và ước mơ của bản thân

- Ước mơ của tác giả chính là đánh thắng giặc Mỹ để có thể giành lại độc lập và tự do cho đất nước

→  Thể hiện lối sống và lý tưởng cao đẹp

2.3 Chú ý vào tình cảm của tác giả đối với gia đình và quê hương

Phương pháp giải:

Đọc lại phần cuối cùng của nhật kí sau đó trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Nỗi xúc động của tác giả khi đọc được bức thư của mẹ

- Nỗi nhớ gia đình da diết, luôn ước mơ có thể được trở về nhà bất kì lúc nào. Dù vậy, Thùy Trâm vẫn giữ vững được lý tưởng: chiến đấu để giành độc lập cho Tổ Quốc

→ Tình yêu với gia đình cũng trở thành thứ động lực mạnh mẽ cho cô gái này. 

Sổ tay ngữ văn chính là bí kíp giúp các em học văn dễ dàng hơn. Rất nhiều tips học văn hiệu quả chỉ được bật mí trong cuốn sổ tay này thôi đấy. Đăng ký ngay để nhận thật nhiều ưu đãi nhé!

3. Soạn bài Nhật ký Đặng Thùy Trâm: Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 86 sgk văn 12/1 Cánh diều 

Văn bản bao gồm ba phần, được trích từ ba đoạn khác nhau của Nhật kí Đặng Thùy Trâm nhưng giữa chúng vẫn có mạch logic giúp gắn kết nội dung. Em hãy nêu ra nội dung của từng phần và chỉ ra mạch logic gắn kết ấy. 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ toàn bộ tác phẩm. Từ đó chỉ ra được mạch logic gắn kết.

Lời giải chi tiết:

- Đoạn trích bao gồm 3 phần, mỗi phần có nội dung như sau: 

Phần 1: Công việc thường ngày của bác sĩ Đặng Thùy Trâm

Phần 2: Sự tiếc nuối tuổi xuân nhưng vẫn luôn sẵn sàng chiến đấu vì Tổ quốc của tác giả 

Phần 3: Nỗi xúc động khi đọc thư của mẹ cùng với sự nhớ thương của tác giả đối với gia đình.

- Mặc dù ba phần ở trên được trích từ ba đoạn khác nhau của Nhật kí Đặng Thùy Trâm nhưng có sự logic gắn bó với nhau: 

Mở đầu là việc giới thiệu về những công việc hàng ngày của bác sĩ Đặng Thùy Trâm và ở đoạn thứ 2, suy nghĩ của tác giả về ước mơ cùng với lý tưởng - là nguyên nhân giúp giải thích cho những công việc tác giả đang làm. Trong phần 3, thông qua bức thư gửi cho mẹ thể hiện được tình cảm tác giả với gia đình và quê hương - đó chính là nguồn động lực giúp cô tiếp tục thực hiện được lý tưởng của mình 

3.2 Câu 2 trang 86 sgk văn 12/1 Cánh diều

Hãy chỉ ra những sự kiện cùng với suy nghĩ của tác giả được thể hiện ở trong từng văn bản sau đó nêu nhận xét của em về chủ thể trần thuật. Thực hiện dựa theo bảng sau:

Ngày

Sự kiện

Suy nghĩ của tác giả

Nhận xét của em về chủ thể trần thuật

20/07/1968

Những ngày bận rộn và công tác dồn dập

-“ vô cùng vất vả và còn nhiều khó khăn trong công việc, nhưng hơn bao giờ hết mình cảm thấy mình đã đem hết tài năng, sức lực của mình để cống hiến cho cách mạng”

- “ đó chính là nhờ sức lực của mình và những người y tá đêm ngày lặn lội trong công tác bên giường bệnh”

- “ thương biết mấy những Thuận, những Luận, những Xuân, Nghĩa..”

- nhìn hình ảnh của nhân vật Thuận,“biết bao mến thương và cảm phục”

- nhìn hình ảnh của nhân vật Liên khi lo mọi công việc từ sớm đến tối, “ một hình ảnh mà mình cần học tập”
→ Cảm thấy quá vất vả và vô cùng khó khăn. Nhớ tới những người học trò thân yêu và những người anh hùng vô danh

Chủ thể trần thuật là người đã trực tiếp tham gia vào sự kiện. Qua đó, bộc lộ được suy nghĩ, về sự việc và con người ở xung quanh.

Đặng Thùy Trâm là cô chiến sĩ đầy sự dũng cảm, gan dạ, luôn hết mình với lý tưởng của mình và luôn nhiệt huyết với công việc cho dù khối lượng công việc rất lớn

Bên cạnh đó, là một cô gái với những tình cảm hết sức đời thường: thương cho Liên, Xuân, Luận, Nghĩa với hoàn cảnh đặc biệt và cảm phục mến thương Thuận…
 

01/01/1970

Đầu xuân năm mới. Tác giả đã thêm một tuổi đời

 - Sự tiếc nuối về tuổi xuân: “nghĩ đến đó mình thoáng thấy buồn”/ “ Ai lại không tha thiết với mùa xuân…ai lại không muốn sáng ngời trong đôi mắt …”

- Suy nghĩ về lý tưởng:

“ Ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ, là Độc lập, tự do của đất nước”

“ Th ơi! Đó phải chăng là hạnh phúc mà chỉ Th. Mới được hưởng mà thôi”

“ Hãy vui đi, hãy giữ trọn…”

→ Suy nghĩ về những ước mơ còn đang dang dở, về thanh xuân đã qua đi ở trong lửa đạn.

Chủ thể trần thuật đã bộc lộ suy nghĩ và thái độ về cuộc đời và chính bản thân mình.

Thùy Trâm đã hi sinh khi tuổi còn trẻ, thanh xuân của mình để thực hiện ước mơ chung của đất nước nhưng cô lại xem đó là niềm hạnh phúc của tuổi trẻ và chỉ tuổi trẻ mới có thể được tận hưởng điều đó. Đó là hình ảnh của con người với lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng cống hiến cho đất nước và tổ quốc.
 

19/05/1970

Nhân một ngày nhận được thư của mẹ

- Nỗi xúc động khi nhận được thư của mẹ: “ mỗi dòng chữ, mỗi lời nói của mẹ thấm nặng yêu thương…”

- Nỗi nhớ gia đình vô cùng da diết: “ Ôi! Có ai hiểu lòng con ao ước được về sống giữa gia đình..”

“ Biết bao lần trong giấc mơ con trở về với Hà nội, con trở về..”

“ lòng con xao xuyến xót xa và có những lúc giọt nước thấm mặn yêu thương…”

Nỗi nhớ nhà cùng với tình cảm sâu nặng với gia đình và quê hương. Suy nghĩ về bản thân đã vượt qua biết bao nhiêu gian khổ nhưng vẫn không thể vượt được sự đau lòng là nỗi nhớ nhà.

Chủ thể trần thuật là người trực tiếp tham gia vào những sự kiện được hồi tưởng (địch tập kích hay ngủ rừng). Bộc lộ suy nghĩ và thái độ về cuộc đời. 

Là một cô gái ở tuổi đôi mới với những cảm xúc hết sức đời thường cùng với ước mơ bình gì. Khi đọc thư của mẹ, chị nhớ nhà vô cùng và chỉ mong muốn được trở về nhà bất kì lúc nào. Đó chính là động lực to lớn để chị có thể vững bước trên con đường lý tưởng của chính mình.
 

3.3 Câu 3 trang 86 sgk văn 12/1 Cánh diều

Tính phi hư cấu ở trong đoạn trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm đã được thể hiện ở những yếu tố gì? Điều đó có tác dụng như thế nào đối với nội dung của văn bản? 

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức về tính phi hư cấu sau đó tìm những chi tiết thể hiện tính phi hư cấu ở trong đoạn trích. 

Lời giải chi tiết:

Tính phi hư cấu ở trong đoạn trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm được thể hiện ở những yếu tố sau đây: 

- Sự kiện có thực: Nhật ký đã ghi chép lại cuộc sống hàng ngày của một nữ bác sĩ ở nơi chiến tuyến. Những sự kiện và sự vụ mà người viết đã trực tiếp tham gia vào và chứng kiến

- Thời gian và địa điểm rất cụ thể: Nhật kí được viết theo một thứ tự thời gian, từ năm 1968 tới năm 1970. Địa điểm diễn ra sự việc cũng được ghi chép hết sức cụ thể

- Nhân vật có thật: Nhật ký ghi lại những trải nghiệm cùng với sự kiện liên quan đến Đặng Thùy Trâm và những người ở xung quanh cô.

Tính phi hư cấu có tác dụng:

- Làm tăng tính chân thực: Tính phi hư cấu giúp làm tăng tính chân thực cho văn bản, giúp người đọc có thể cảm nhận được sự thật về cuộc sống cũng như con người và sự kiện

- Tạo được sự liên kết hết sức mạnh mẽ giữa người đọc với người viết: Khi người đọc biết rằng những gì mà họ đang đọc là sự thật, họ có thể cảm thấy mình có một sự liên kết vô cùng mạnh mẽ và mạnh mẽ hơn so với người viết

- Tạo được độ tin cậy: Tính phi hư cấu giúp tạo được độ tin cậy cho người đọc, khi họ biết rằng những gì họ đang đọc chính là sự thật

- Tạo được sự thấu hiểu: Tính phi hư cấu giúp cho người đọc thấu hiểu hơn về cuộc sống cũng như con người và sự kiện.

3.4 Câu 4 trang 86 sgk văn 12/1 Cánh diều

Hãy chỉ ra một đoạn văn có sự kết hợp thủ pháp miêu tả với trần thuật ở trong văn bản. Việc sử dụng kết hợp những thủ pháp ấy có tác dụng gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ toàn bộ tác phẩm, lựa chọn những ý chính cho tóm tắt. 

Lời giải chi tiết:

- Nhật ký Đặng Thùy Trâm là những dòng ghi chép mỗi ngày về cuộc sống ở nơi tuyến đầu chống Mỹ cứu nước của nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Vì vậy, thủ pháp miêu tả với trần thuật xuất hiện rất nhiều ở trong tác phẩm. Cụ thể, trong đoạn đầu tiên của văn bản:

“ Những ngày bận rộn trong công tác dồn dập, thương nặng, người ít, mọi người trong bệnh xá đều hết sức vất vả. Riêng mình, trách nhiệm càng nặng nề hơn bao giờ hết, mỗi ngày làm việc từ sáng tinh mơ cho đến đêm khuya. Khối lượng công việc quá lớn mà người không có nên một mình mình vừa phải phụ trách bệnh xá, vừa lo điều trị, vừa giảng dạy. Vô cùng vất vả và cũng còn nhiều khó khăn trong công việc, nhưng hơn bao giờ hết mình cảm thấy rằng mình đã đem hết tài năng, sức lực của mình….trong công tác bên giường bệnh.”

- Tác dụng của việc sử dụng kết hợp các thủ pháp:

+ Giúp việc miêu tả sự kiện với nhân vật trong nhật kí hiện ra sinh động: là những dòng nhật ký thường ngày của bác sĩ Đặng Thùy Trâm về công việc chữa trị những thương binh ở nơi chiến trường

+ Khắc họa khung cảnh chiến đấu vô cùng ác liệt ở nơi chiến trường với biết bao nhiêu chiến sĩ bị thương nặng

+ Qua đó, góp phần thể hiện tính cách nhân vật: là một bác sĩ luôn hết mình với công việc cứu chữa bệnh nhân và luôn cống hiến tất cả tài năng cùng với sức lực của bản thân cho cách mạng.

3.5 Câu 5 trang 86 sgk văn 12/1 Cánh diều

Em có suy nghĩ và cảm xúc như thế nào sau khi đọc văn bản? Chi tiết nào ở trong văn bản để lại ấn tượng sâu sắc đối với em? Tại sao?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ toàn bộ tác phẩm và lựa chọn ra chi tiết mà bản thân cảm thấy ấn tượng nhất. 

Lời giải chi tiết:

- Sau khi đọc văn bản, bản thân em cảm thấy rất xúc động trước lý tưởng cao đẹp của nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm, người đã không ngần ngại bỏ lại phía sau lưng mình tuổi trẻ, tình yêu và gia đình… để lên đường chiến đấu vì sự độc lập toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Đó cũng là cảm xúc tự hào, ngưỡng mộ và yêu quý đối với người con gái dũng cảm, gan dạ ở trong thời kì kháng chiến cứu nước.

- Chi tiết để lại ấn tượng sâu sắc đối với em trong phần ba của văn bản. Khi nhận được bức thư của mẹ, tác giả đã hết sức xúc động và lúc đó, nỗi nhớ nhà dâng trào ở trong cảm xúc của mình: “Ôi! Có ai hiểu lòng con ao ước được về sống giữa gia đình, dù chỉ một giây lát đến mức nào không? Con vẫn hiểu điều đó từ lúc bước chân lên chiếc ô tô đưa con vào đường bom đạn. Nhưng con vẫn ra đi vì lý tưởng”

Đối với bất kỳ ai, rời xa gia đình chính là việc thực sự khó khăn huống chi là cô gái mới chỉ ở độ tuổi đôi mươi. Chính vì vậy, khi nhận được lá thư của mẹ, Thùy Trâm mong muốn được trở về nhà, dù chỉ trong giây lát cũng được. Đây là một ước mơ rất giản dị nhưng cũng xúc động biết bao nhiêu. Nhưng sau tất cả, cô gái đó vẫn ra đi vì lý tưởng phía trước, lý tưởng để cho đất nước có thể giành được độc lập. Và giờ đây, nỗi nhớ gia đình đã trở thành động lực để tiếp thêm sức mạnh cho cô có thể tiếp tục thực hiện được lý tưởng của mình.

3.6 Câu 6 trang 86 sgk văn 12/1 Cánh diều

Theo em, văn bản trên có ý nghĩa như thế nào đối với thế hệ trẻ ngày nay? 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ tác phẩm sau đó lựa chọn những ý chính cho tóm tắt. 

Lời giải chi tiết:

Theo em, văn bản có ý nghĩa đối với thế hệ trẻ hiện nay:

- Bài học về tinh thần yêu nước cùng với lòng kiên cường: Nhật ký Đặng Thùy Trâm chứa đựng cả một bầu trời kí ức hết sức huy hoàng của dân tộc và trên hết chính là thái độ sống cống hiến và tích cực của cô gái trẻ - đại diện cho thế hệ thanh niên tri thức vào thời bấy giờ. Cô đã tạm biệt gia đình và bạn bè, để tới nơi xa xôi, đầy hiểm nguy, góp sức của mình trong những ngày tháng gian nan nhất để mong có một ngày được tự do và hòa bình đến với đất nước

- Bài học về sự hi sinh cùng với lòng dũng cảm: Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã phơi bày thực tế quá tàn khốc của cuộc chiến tranh chống Mỹ. Cuốn sách giống như một thước phim đen trắng nhưng lại vô cùng sống động kể về những trận đánh hết sức ác liệt của quân và dân ta. Đặng Thùy Trâm, như bao nhiêu chàng trai và cô gái Việt Nam trong thời chiến, đã anh dũng và hi sinh vì độc lập tự do

- Bài học về sự nhân văn cùng với tình yêu cuộc sống: Nhật kí Đặng Thùy Trâm là những ghi chép thường ngày của một người nữ bác sĩ về cuộc sống của chị ở nơi chiến tuyến. Cuốn nhật ký là thời giới riêng của người trí thức vô cùng nhạy cảm mà không yếu đuối, tha thiết với cuộc sống mà lại không hề sợ hãi trước những gian nan. 

Những bài học đó giúp cho thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về lịch sử, biết trân trọng nền hòa bình và tự do mà tổ tiên đã hi sinh để có thể đạt được. Đồng thời, những giá trị mà Nhật kí Đặng Thùy Trâm mang đến còn giúp thế hệ trẻ ngày nay học hỏi được rất nhiều về tinh thần kiên cường, lòng yêu nước cùng với tình yêu cuộc sống.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua phần Soạn bài Nhật ký Đặng Thùy Trâm, các em có thể biết thêm về công việc mệt nhọc và vất vả do thiếu nhân lực, những cô cậu thanh niên đã dám hi sinh vì Tổ quốc và những cảm xúc sâu lắng, nỗi đau nhớ nhà luôn âm ỉ ở trong chính tác giả vào thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Ngoài phần soạn văn phía trên, nếu các em cũng mong muốn được tham khảo về những bài soạn văn khác hay là những bài soạn của những môn học khác thì hãy nhanh tay truy cập vào website chính thức vuihoc.vn để có thể tự đăng ký một cách nhanh chóng khoá học cho bản thân và được giải đáp những câu hỏi trực tiếp từ đội ngũ giáo viên dễ thương với trình độ chuyên môn cao của VUIHOC nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990