img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài ôn tập phần làm văn - Ngữ văn 12 chi tiết và đầy đủ nhất

Tác giả Minh Châu 14:31 30/11/2023 5,623 Tag Lớp 12

Bài viết hôm nay VUIHOC hướng dẫn các bạn soạn bài ôn tập phần văn học chi tiết và đầy đủ nhất. Ôn tập phần văn học sẽ giúp các em nắm chắc hơn kiến thức về cách viết bài nghị luận để chuẩn bị kiến thức tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia.

Soạn bài ôn tập phần làm văn - Ngữ văn 12 chi tiết và đầy đủ nhất
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài ôn tập phần làm văn - Ôn tập kiến thức 

1.1 Những kiểu văn bản đã được học trong chương trình THPT 

- Văn tự sự: là kiểu văn bản tường thuật, kể chuyện. Đây không đơn thuần là kể chuyện thoải mái, tự do, không theo khuôn mẫu nào, mà trong loại văn bản này, cần phải trình bày lại các chi tiết, chuỗi sự kiện của câu chuyện cso quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục nhằm thể hiện thái độ, tư tưởng, đời sống hay con người,.. Trong câu văn cần đảm bảo được tính mạch lạc, gắn kết, trình tự diễn ra có logic giữa các chi tiết được kể, từ đó rút ra một bài học hay ý nghĩa nhân sinh nào đó.

- Văn thuyết minh là loại văn bản đi sâu vào chi tiết các vấn đề một cách cụ thể, chính xác qua từng khía cạnh nhỏ nhất. Người viết cần trình bày những thông tin về đặc tính, thuộc tính, nguyên nhân, kết quả của sự việc của hiện tượng hay vấn đề nhằm giúp người đọc có cái nhìn tổng thể, toàn diện, nắm bắt được kiến thức, thông tin và có thái độ đúng đắn với đối tượng được thuyết minh. 

- Văn nghị luận là dạng văn bản trình bày tư tưởng, quan điểm, nhận xét, đánh giá,.. của người viết về vấn đề, quan điểm, hay nhận định văn học nào đó,.. thông qua những luận cứ, luận điểm có sức thuyết phục, mang tính logic từ đó cũng thể hiện được thái độ, quan điểm của người viết về vấn đề bàn luận.

- Văn bản nhật dụng là loại văn bản thông dụng, cập nhật những vấn đề thiết thực gần gũi với đời sống hàng ngày của con người.

- Ngoài ra còn có những loại văn bản khác như: văn bản báo chí, văn bản tổng kết, văn bản hành chính, kế hoạch cá nhân, quảng cáo…

1.2 Việc cần làm khi làm văn 

- Nắm bắt được hầu hết các kiến thức trọng tâm về các thể loại văn bản và cách sử dụng, cách viết văn của từng dạng cụ thể.

- Hiểu đề yêu cầu như thế nào để xác định loại văn bản nào được áp dụng.

- Tìm và chọn ý cho bài văn

- Lập dàn ý cho bài văn

- Viết văn bản theo dàn ý đã xác định.

>> Mời bạn tham khảo: Soạn bài Ngữ Văn 12 

1.3 Ôn tập văn nghị luận 

a) Đề tài cơ bản của văn nghị luận trong nhà trường:

- Đề tài của văn nghị luận trong nhà trường gồm:

  • Nghị luận xã hội: Những vấn đề liên quan đến tư tưởng đạo lí, những hiện tượng gắn liền với cuộc sống thường ngày.

  • Nghị luận văn học: Bàn về một nhận định, ý kiến về văn học, nghị luận về một bài thơ, tác phẩm hay một đoạn trích.

- Cả 2 dạng nghị luận này đều yêu cầu người viết trình bày suy nghĩ, cá nhân về vấn đề được bàn luận. Và đều sử dụng phương pháp lập luận mang tính thuyết phục.

- Điểm khác nhau nằm ở vấn đề nghị luận: 

  • Nghị luận xã hội bàn về về vấn đề hay hiện tượng có thật trong đời sống xã hội. Người viết cần có vốn sống, vốn kiến thức căn bản, vốn hiểu biết, kiến thức phong phú.

  • Còn nghị luận văn học đòi hỏi nghị luận về các vấn đề nằm trong phạm vi lĩnh vực văn học. Người viết cần có vốn kiến thức về văn học, khả năng lý giải các vấn đề văn học và cảm thụ được các tác phẩm, hình tượng văn học.

=> Từ đó người viết cần chú ý nắm vững kiến thức cơ bản về kiểu bài để vận dụng và triển khai vấn đề một cách đúng đắn.

b) Cách lập luận trong văn nghị luận:

- Lập luận bao gồm ba yếu tố: luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận.

  • Luận điểm là thể hiện quan điểm của người viết đối vấn đề nghị luận.

  • Luận cứ là dẫn chứng, lý lẽ mang tính thuyết phục nhằm chứng minh cho quan điểm cá nhân cho là đúng và soi sang cho luận điểm đã nêu trên.

  • Phương pháp lập luận là cách thức xác định, trình bày luận điểm, luận cứ một cách thuyết phục. Mạch chính xuyên suốt toàn bài nằm ở luận điểm sắc bén, bao quát còn luận cứ được coi là mạnh phụ phân nhánh bổ sung các ý nhỏ cho mạnh chính. Nếu không có luận cứ thì luận điểm không còn có ý nghĩa, không có luận điểm thì luận cứ mơ hồ, không khái quát được lý luận cụ thể, thuyết phục.

- Các yêu cầu cơ bản và cách thức xác định luận cứ cho luận điểm:

+ Lí lẽ có căn cứ dựa trên cơ sở là sự thật, chân lý được đúc rút, truyền đạt hay đã từng có người nghiên cứu chứng minh.

+ Dẫn chứng đảm bảo tính chính xác, phù hợp với lí lẽ đưa ra thì mới tạo được thuyết phục.

+ Tránh viết lan man, lạc đề, các luận điểm và luận cũng phải phù hợp và đi sâu vào lập luận vấn đề được nghị luận một cách trọng tâm nhất.

- Các thao tác lập luận cơ bản:

  • Thao tác lập luận giải thích: lý giải định nghĩa, cắt nghĩa vấn đề nghị luận một cách dễ hiểu nhất nhằm giúp người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo lí, quan hệ để nâng cao nhận thức về vấn đề nghị luận.

  • Thao tác lập luận chứng minh: minh chứng quan điểm, nhận định được đưa ra đúng hay sai, đưa ra lý lẽ, luận điểm, luận cứ, dẫn chứng để chứng minh điều mình cho là đúng mang tính thuyết phục cho người đọc. Dẫn chứng phải đúng, chính xác, tiêu biểu, phong phú sát với vấn đề được đưa ra.

  • Thao tác lập luận phân tích: chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố để đi sâu vào các phương diện nội dung, hình thức (sự vật, hiện tượng), phân tích theo các tiêu chí, quan hệ nhất định, từ đó tổng hợp và đưa ra kết luận tổng quan.

  • Thao tác lập luận so sánh: làm nổi bật, sáng tỏ đối tượng đang nghị luận trong tương quan so sánh với đối tượng khác. Từ đó thấy được điểm giống và khác nhau làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục hơn.

  • Thao tác lập luận bác bỏ: dùng lí lẽ, dẫn chứng để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch.

  • Thao tác lập luận bình bình luận: bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một hiện tượng, xác đáng quan điểm của mình là đúng và mở rộng vấn đề nghị luận

- Các lỗi sai thường mắc phải khi lập luận:

+ Nêu luận điểm không rõ ràng, trùng lặp, không phù hợp với bản chất vấn đề được yêu cầu của đề bài.

+ Dẫn chứng thiếu chính xác, luận cứ không đầy đủ, thiếu thuyết phục, thiếu chân thực, rườm rà, lan man, không trọng tâm vào vấn đề.

+ Thiếu tính logic, chặt chẽ trong luận điểm, lập luận mâu thuẫn, luận cứ không phù hợp với luận điểm.

c. Bố cục trong văn nghị luận

- Một bài văn nghị luận gồm có đầy đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài. Ba phần trên phải thống nhất, liên kết chặt chẽ với nhau.

  • Phần mở bài giới thiệu, khái quát về vấn đề nghị luận. Với mục đích chính hướng người đọc, người nghe vào nội dung chính một cách tự nhiên, gây hứng thú, tò mò cho người đọc vì thế mở bài cần ngắn gọn, súc tích đi đúng trọng tâm vấn đề, tránh sự lan man, rườm rà vào nội dung không liên quan. Người viết có thể sử dụng hai cách mở bài chính đó là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. Mở bài trực tiếp là trình bày thẳng luôn vào vấn đề sẽ được nghị luận trong bài văn. Còn mở bài gián tiếp là đi qua câu chuyện, đoạn thơ, hiện tượng liên quan hay có nét tương đồng để từ đó dẫn dắt đi vào vấn đề nghị luận.

  • Phần thân bài là phần chính. Nội dung cơ bản của phần thân bài là triển khai các vấn đề thành các luận điểm, luận cứ bằng các lập luận phù hợp theo vấn đề nghị luận. Giữa các đoạn văn cần có sự liên kết, phải có sự chuyển ý, phải cách nhau bằng một dấu chấm xuống dòng, và phân cách lùi vào đầu dòng.

  • Phần kết bài khẳng định lại một lần nữa vấn đề vừa nghị luận là đúng hay là sai, nêu đánh giá nhận xét khái quát về các khía cạnh mở rộng của vấn đề đang được nghị luận, gợi liên tưởng sâu sắc hơn, khái quát. Phần thông báo về sự kết thúc của vấn đề trình bày. 

d. Diễn đạt trong văn nghị luận

- Cần diễn đạt thuyết phục, hấp dẫn vả về lí lẽ lẫn tình cảm. Từ ngữ chính xác, linh hoạt, giọng văn trang trọng, nghiêm túc, chú ý thay đổi giọng văn sao cho phù hợp với nội dung biểu đạt.

- Sử dụng, kết hợp hài hòa giữa các biện pháp nghệ thuật làm cho bài văn trở nên sinh động, hấp dẫn người đọc hơn

- Các lỗi diễn đạt cần tránh mắc phải như: lặp từ, dùng câu sai ngữ pháp, thừa từ, từ ngữ không phù hợp với văn bản, câu văn mang quá nhiều cảm xúc cá nhân vào trong câu văn, sử dụng giọng văn không phù hợp với vấn đề biểu đạt…

Mua ngay combo 12 cuốn sổ tay giúp hack điểm thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi đánh giá năng lực 

2. Soạn bài ôn tập phần làm văn - Luyện tập 

2.1 Tìm hiểu đề bài : SGK Ngữ Văn 12/2 trang 183

Đề 1:

- Là kiểu bài nghị luận xã hội về một vấn đề trong đời sống, cụ thể là nghị luận về vấn đề rút ra từ một câu chuyện.

- Chủ yếu sử dụng các thao tác lập luận: phân tích, chứng minh ngoài ra còn kết hợp với thao tác bình luận.

- Những luận điểm cơ bản:

  • Lý giải ý nghĩa của câu chuyện từ đó suy ra được vấn đề nghị luận.

  • Nhận xét vấn đề nghị luận ( tìm hiểu tính chất của câu chuyện: Đúng hay sai? Có tốt không? Có ích không?)

  • Chứng minh theo các luận điểm và đưa ra lý lẽ để lập luận thuyết phục.

  • Rút ra kết luận về câu nói cuối chuyện của nhà triết học Xô-cơ- rát: Ông muốn truyền tải điều gì?Rút ra bài học cho bản thân

 Đề 2.

- Là dạng bài nghị luận văn học, phân tích về một đoạn thơ.

- Thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng là : phân tích, so sánh.

- Các luận điểm cơ bản:

  • Chọn các đoạn thơ cần phân tích

  • Chỉ ra các nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.

  • So sánh các đoạn thơ, liên hệ thêm các nét tương đồng ở bài thơ, đoạn thơ trong các tác phẩm khác.

2.2 Lập dàn ý cho các đề bài: SGK Ngữ Văn 12/2 trang 183

Đề 1.

a.Mở bài: Giới thiệu khái quát về vấn đề cần nghị luận. Bằng cách dẫn dắt, trích vấn đề một cách khéo léo, nói lên được nội dung chính của câu chuyện được đề cập trong đề bài câu chuyện “Ba câu hỏi”

b.Thân bài:

- Tóm gọn lại câu chuyện và bàn luận về đưa ra sự lựa chọn về câu nói của Xô-cơ-rát: “Vậy nên anh không cần phải nói gì nữa đâu”.

- Vấn đề đúc kết ra từ câu chuyện: Cần suy nghĩ kĩ trước khi nói chuyện.

- Các yêu cầu để giúp có sự chuẩn bị kĩ trước khi nói chuyện

+ Tránh nói điều giả dối, những lời nói không chắc chắn được tính thực hư của sự thật.

+ Tránh các lời gây tổn thương người khác tổn thương chỉ với mục đích thỏa mãn nhu cầu được phát ngôn bừa bãi của mình.

+ Nên nói điều mà người nghe quan tâm, chú tâm đến.

=> Những lưu ý này sẽ hỗ trợ con người biết cách ứng xử trong cuộc trò chuyện, khiến cuộc trò chuyện trở nên lành mạnh, không tạo ra những năng lượng tiêu cực không đáng có trong các cuộc trò chuyện.

=>BIết nói điều gì nên nói, nói thời điểm nào là phù hợp là điều tất yếu và vô cùng quan trọng. Điều tưởng như là đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện được những điều như thế. Có những lời nói ra chỉ để thỏa mãn như cầu được nói mà lại vô tình gây sát thương cho người nhận được.

- Đưa ra những dẫn chứng, minh chứng cho luận điểm, lí lẽ vừa đưa ra.

c.Kết bài: Khẳng định lại vấn đề và rút ra bài học liên hệ đến bản thân mình.

Đề 2:

a.Mở bài: Khái quát sơ lược về tác giả, tác phẩm từ đó dẫn dắt đến đoạn trích và nội dung chính của đoạn trích bản thân lựa chọn.

b.Thân bài:

- Hoàn cảnh ra đời và vị trí của đoạn trích.

- Khái quát nội dung của đoạn trích: Cảm nhận mới mẻ về Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.

- Phân tích đoạn trích dựa trên cơ sở giá trị nội dung và nghệ thuật: Ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ nói riêng và mỗi người nói chung trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

“Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất nước”

  • Xưng hô “anh-em” tạo cảm giác gần gũi, thân thuộc.

  • Tác giả khẳng định Đất nước luôn ở trong mỗi con người, được coi là một phần không thể thiếu, hóa thân trong đời sống bình thường của con người. Vì thế chúng ta phải ý thức được trách nhiệm xây dựng và bảo vệ đất nước.

  • Vẻ đẹp của Đất nước hiện lên ở trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ cội nguồn dân tộc, đoàn kết với nhau.

“Khi hai đứa cầm tay

 …Đất nước vẹn tròn, to lớn.”

  • “Cầm tay” mang ý nghĩa biểu trưng cho tình yêu, tình đoàn kết dân tộc. Mang cái “tôi” riêng cá nhân hòa trộn trong cái “ta” của cộng đồng. Do vậy, mỗi cá nhân chúng ta không thể riêng biệt, tách rời khối đại đoàn kết của dân tộc, mỗi cá nhân gắn liền với vận mệnh của quốc gia.

  • Xuyên suốt bài thơ mang nguồn mạch cảm xúc ước vọng tương lai tươi đẹp, muốn nhắn nhủ tới thế hệ trẻ:

“Mai này…

Làm nên đất nước muôn đời”

  • Mong muốn thế hệ sau này sẽ trở thành chủ nhân tương lai sánh vai với các cường quốc năm châu.

=> Kêu gọi ý thức thế hệ trẻ đứng lên bảo vệ Đất nước

  • Tiếng “Em ơi em” mang giọng điệu trìu mến, thân thương và gần gũi nhỏ nhẹ: thể hiện, tô đậm Đất nước là xương máu, gắn liền với vận mệnh của mỗi cá nhân

  • Điệp từ “phải biết” khẳng định lời thôi thúc sự hy sinh, tự nguyện cống hiến sức trẻ, cho tổ quốc, đất nước.

c.Kết bài: Khẳng định lại một lần nữa giá trị của đoạn thơ đem lại và tài năng của tác giả Nguyễn Khoa Điềm.

Khóa học ôn thi tốt nghiệp THPT xây dựng theo lộ trình bám sát cấu trúc đề thi dành cho bạn! 

2.3 Viết mở bài : SGK Ngữ Văn 12/2 trang 183

Đề 1: Ca dao Việt Nam có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Ông cha ta ngày xưa đã có những câu ca dao, tục ngữ để nhắc nhở mỗi người chúng ta về cách nói năng, cư xử sao cho văn minh, lịch sự. Lời nói tưởng như điều nhỏ nhặt nhưng lại đánh giá thể hiện bản chất của người phát ngôn. Và nếu những chuyện bé nhỏ như thế còn không thực hiện được thì sẽ chẳng bao giờ làm được những điều lớn lao. Câu chuyện “Ba câu hỏi” dưới đây sẽ gửi gắm tới người đọc những thông điểm và bài học quý giá về vấn đề được đặt ra ở trên.

Đề 2: Đất nước được một nguồn cảm hứng của bao nhà thơ, nhà văn. Trong từng lời thơ của từng nhà văn lại đem cái chất riêng trong cái đề tài rất chung nhưng mỗi người lại biết cách làm mới mẻ chủ đề ấy theo ngòi bút, phong cách viết độc đáo của mình. Và không thể quên được một trong số đó là nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, ông đem tái hiện đất nước trong ông theo cách mang tư tưởng mới lạ. Từ đó, người đọc vẻ đẹp của đất nước dần dần xuất hiện sau vẻ đẹp truyền thống ngàn của con người Việt Nam và bài thơ Đất nước đặc biệt gây ấn tượng trong chín câu thơ đầu bài.

2.4 Viết đoạn văn tự chọn: SGK Ngữ Văn 12/2 trang 183

Tác giả chủ yếu làm nổi bật lên tư tưởng “đất nước của nhân dân”trong phần sau của tác phẩm. Tư tưởng này đưa người đọc vào thế giới của tác giả bao trùm các lĩnh vực về lịch sử, địa lí, lịch sử, văn hóa:

- Chủ thể làm nên địa lý của đất nước là nhân dân:

+ Từng địa danh, địa điểm đều lưu giữ dấu ấn lịch sử, nét đẹp không bao giờ phai tàn, đó là: di tích lịch sử đền Hùng, đền Ông Trang,…

+ Những địa điểm không rõ tên tuổi nhưng lại gắn liền với đời sống văn hóa của người dân, nét đẹp bình dị từ đời ông cha ta ngày xưa.

- Lịch sử kéo dài mấy ngàn năm của dân tộc bao công xây dựng, dựng nước và giữ nước của ông cha ta từ lâu dù chẳng rõ tên tuổi nhưng mỗi người đều tự nguyện hy sinh để làm nên lịch sử vẻ vang dân tộc.

- Không dừng lại lịch sử, địa lí mà đất nước còn hóa thân trong hình hài truyền thống văn hóa dân tộc. Giá trị vật chất hay tinh thần của nhân dân ta truyền từ đời này sang đời khác vẫn còn giữ nguyên giá trị không hề bị mai một. Ông cha từ bao đời trước luôn căn dặn con cháu, lớp thế hệ sau này phải giữ gìn nét đẹp, cẩn trọng trong từng lời ăn tiếng nói, sống sao cho đúng nghĩa tình..

Dưới ngòi bút sử dụng nghệ thuật tài ba, tư tưởng của Nguyễn Khoa Điềm hiện lên rõ nét và vẫn còn giữ nguyên giá trị và mang nhiều dấu ấn trong lòng thế hệ bạn đọc sau này.

Khóa học PAS THPT sẽ giúp các em xây dựng lộ trình học tập và ôn tập từ mất gốc đến 27+. Nhanh tay đăng ký để nhận ưu đãi từ VUIHOC nhé! 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em cách soạn bài ôn tập phần làm văn một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Hi vọng rằng có thể giúp các em nắm bắt được kiến thức và vận dụng vào cách làm bài văn nghị luận. Chúc các em học tốt. Ngoài ra, để học thêm nhiều hơn các kiến thức về môn ngữ văn cũng như của các môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990