img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Ôn tập trang 98| Văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 17:09 19/08/2024 874 Tag Lớp 12

Qua bài viết dưới đây, Vuihoc sẽ mang đến cho các em Soạn bài Ôn tập trang 98| Văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo. Bài soạn này giúp các em biết thêm về hiệu quả của việc sử dụng yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm văn học.

Soạn bài Ôn tập trang 98| Văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Ôn tập trang 98| Văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo

1. Câu 1 trang 98 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo

Chỉ ra tác dụng của yếu tố kì ảo trong các tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Trên đỉnh non Tản.

a) Tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên:

- Yếu tố kì ảo của không gian

  • Thế giới của các vị thần như Thổ Công, đức Thánh Tản Viên.

  • Thế giới ma quỷ: Diêm Vương, hồn ma tướng giặc.

  • Việc chết đi sống lại của Tử Văn.

  • Không gian nối liền từ cõi âm đến chốn dương.

- Sự kì ảo của các nhân vật

  • Hồn ma tên tướng giặc: Tên tướng họ Thôi là một nhân vật phản diện điển hình của xã hội cũ. Qua hành động của tên này mà ta có thể thấy được sự tham lam và bất công của những tên làm quan. Hắn chỉ chăm chăm bóc lột nhân dân, ngồi ăn đút lót và rồi bị lẽ phải trừng phạt.

  • Thổ Công: Là vị thần có lai lịch hiển hách. Đây là người chết vì Cần Vương nên được phong làm Thổ Công và được ban cho một ngôi đền riêng. Thổ Công hiện lên là người chính trực và hiền lành.

  • Diêm Vương: Là người đứng đầu cõi âm, là người giữ nhiệm vụ xét xử công bằng. Ông tức giận khi bị lừa gạt nhưng khi nhận ra những lời Tử Văn nói là thật thì Diêm Vương lại sẵn sàng xử theo công lý, tỉnh táo lại ngay tức khắc.

- Ý nghĩa của tác phẩm nói về tinh thần yêu nước, chán ghét bất công của tác giả. Bằng việc sử dụng những yếu tố kì ảo mà tác phẩm trở nên hấp dẫn hơn với người đọc.

b) Tác phẩm Trên đỉnh non Tản:

- Kì ảo ngay từ không gian truyện:

  • Tác phẩm là sự kết hợp giữa thần linh, ma quỷ và yếu tố chết đi sống lại,

  • Nhân vật chính sống trong thế giới thực nhưng lại bất ngờ đi vào không gian ảo trên đỉnh non Tản.

- Nhân vật kì ảo:

  • Nhân vật người đàn ông là người đang sống trong thế giới thực.

  • Sau khi anh leo lên đỉnh non Tản thì anh đã trải qua được những điều kỳ lạ và huyền bí của thế giới.

- Ý nghĩa của yếu tố kì ảo là tạo ra sự tò mò và mong muốn khám phá điều khó hiểu của con người. Qua tác phẩm ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc học hỏi và tìm hiểu những điều mới lạ xung quanh cuộc sống của mỗi người chúng ta.

- Cả hai tác phẩm đều sử dụng yếu tố kỳ ảo để sáng tạo ra những tình huống truyện độc đáo đầy hấp dẫn. Qua đó ta có thể khám phá thêm những khía cạnh khác của thế giới và góc nhìn của con người.

2. Câu 2 trang 98 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo

So sánh tác dụng của tình huống thách thức trong việc thể hiện tính cách của các nhân vật Ngô Tử Văn (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên) và nhân vật cụ phó Sần (Trên đỉnh non Tản).

- Giống nhau:

  • Cả hai nhân vật đều là người trọng nghĩa khí.

- Khác nhau:

  • Ngô Tử Văn khi gặp tình huống đối mặt với tên tướng giặc gian ác không hề run sợ.

  • Cụ phó Sần là người trọng chữ tín, biết giữ lời.

>> Xem thêm: Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo 

3. Câu 3 trang 98 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo

Nêu những nét chính về giá trị nội dung, nghệ thuật của Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

- Giá trị nội dung:

  • Là tiếng khóc đầy bi thương của tác giả Nguyễn Đình Chiểu cho một thời kỳ lịch sử đầy bi thương nhưng cũng hào hùng của dân tộc.

  • Là bức tượng đài bất tử của những người nông dân Cần Giuộc anh dũng chiến đấu và anh dũng hy sinh vì đất nước.

  • Là lần hiếm hoi mà hình ảnh người dân là trung tâm của cả một tác phẩm nghệ thuật.

- Giá trị nghệ thuật:

  • Tác phẩm mang đậm tính trữ tình, là lời ca ngợi sự dũng cảm của chiến sĩ nông dân.

  • Ngôn từ của tác phẩm vừa dân dã, gần gũi với người dân Nam Bộ mà lại vẫn rất trân trọng. 

Đăng ký ngay với VUIHOC để sở hữu cuốn sổ tay Ngữ Văn tổng hợp kiến thức và các tips học văn cực kỳ thú vị!

4. Câu 4 trang 98 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo

Tìm một số câu mắc lỗi sai logic trong giao tiếp thường ngày và nêu cách sửa.

- Ví dụ: Chúng tôi đã chia tay với tình hữu nghị dạt dào của hai nước Việt - Trung.

  • Lỗi sai ở từ “với”

  • Sửa lại: Chúng tôi đã chia tay trong tình hữu nghị dạt dào của hai nước Việt - Trung

- Ví dụ: Qua ba tháng rèn luyện đã nâng cao trình độ của học viên.

  • Lỗi sai việc thiếu chủ ngữ câu

  • Sửa lại: Qua ba tháng rèn luyện, giảng viên đã nâng cao trình độ của học viên.

- Ví dụ: Tất cả xà phòng đều làm khô da bạn, riêng LUX làm cho da bạn trắng trẻo, mịn màng.

  • Lỗi sai ở từ “tất cả”

  • Sửa lại: Hầu hết xà phòng đều làm khô da bạn, riêng LUX làm cho da bạn trắng trẻo, mịn màng. 

5. Câu 5 trang 98 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo

Chia sẻ những bài học kinh nghiệm của bạn về:

a. Cách viết văn bản nghị luận so sánh, đánh giá hay tác phẩm truyện, kí hoặc kịch

- Chuẩn bị viết: Xác định được đề tài muốn viết.

- Tìm ý, lập dàn ý bằng cách trả lời các câu hỏi:

  • Mục đích của việc so sánh.

  • Điểm tương đồng và khác biệt 

- Viết bài

  • Lưu ý làm rõ điểm tương đồng và khác biệt bằng những từ liên kết như nếu..thì…

  • Sử dụng thái độ khách quan khi đánh giá.

- Xem và chỉnh sửa lại.

b. Cách trình bày văn bản nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học.

- Chuẩn bị nói: Lựa chọn chủ đề trùng với bài viết hoặc chủ đề khác.

- Lập dàn ý:

  • Nếu chọn đề tài viết thì sử dụng chính dàn bài đó để nói lên đánh giá của mình.

  • Nếu chọn đề tài khác thì cần lặp lại các bước trên.

- Trình bày bài nói

- Trao đổi và đánh giá lại

6. Câu 6 trang 98 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo

Nêu một số lưu ý khi trình bày văn bản nghị luận, so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học.

Một số lưu ý khi trình bày văn bản nghị luận, so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học:

- Cần làm rõ được những điểm tương đồng và khác biệt của hai tác phẩm.

- Có thể sử dụng một số mẫu câu:

  • Nếu tác phẩm A…thì tác phẩm B…

  • Tác phẩm A đã cho người đọc thấy được…còn tác phẩm B thì…

  • Qua tác phẩm A ta có thể biết thêm được…còn trong tác phẩm B thì…

- Cần có thái độ khách quan khi so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học.

- Tránh sử dụng những thái độ mang tính chủ quan.

7. Câu 7 trang 98 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo

Các văn bản đọc hiểu trong bài mang lại cho bạn điều gì mới mẻ trong nhận thức về non sông, đất nước?

Qua các văn bản đọc hiểu trong bài đã mang lại cho em những suy nghĩ  mới mẻ trong nhận thức về non sông, đất nước. Đó là sự thật non sông đất nước không chỉ là những địa danh gắn liền với dân tộc mà còn là nhân chứng của những sự kiện quan trọng trong lịch sử dân tộc ta.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết trên, Vuihoc đã mang đến cho các em Soạn bài Ôn tập trang 98| Văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ có thêm những gợi ý và hướng dẫn trọng điểm về tác phẩm. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau, các em hãy thường xuyên theo dõi các bài viết mới nhất của Vuihoc nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm:

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990