img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Tác gia Hồ Chí Minh| Văn 12 tập 2 Kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 11:44 18/09/2024 471 Tag Lớp 12

Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà lãnh đạo kiệt xuất mà còn là một nhà văn hóa lớn. Sự nghiệp của Người không chỉ dừng lại ở việc đấu tranh giành độc lập cho đất nước mà còn là hành trình kiến tạo văn hóa, tư tưởng cho dân tộc. Theo dõi soạn bài tác gia Hồ Chí Minh để hiểu rõ hơn về những đóng góp to lớn của Người đối với dân tộc và văn hóa Việt Nam.

Soạn bài Tác gia Hồ Chí Minh| Văn 12 tập 2 Kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Tác gia Hồ Chí Minh: Khởi động

1.1  Bạn từng biết những sáng tác văn học nghệ thuật nào về lãnh tụ Hồ Chí Minh? Hãy chia sẻ cảm nghĩ của bạn về những sáng tác ấy.

Hồ Chí Minh đã truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị, từ thơ ca đến kịch, hội họa và điện ảnh. Những tác phẩm nghệ thuật về lãnh tụ Hồ Chí Minh mà em biết là: 

  • Thơ ca: Khi con tu hú, nhớ Bác, người con của Việt Nam, cảnh khuya… 

  • Tiểu thuyết: Búp sen xanh, giải phóng…

  • Âm nhạc: Sáng tháng năm, lên đàng… 

  • Mỹ thuật: Bác Hồ đọc báo, Hồ Chí Minh - một chân dung… 

Chia sẻ cảm nghĩ: Những sáng tác này không chỉ là tác phẩm nghệ thuật đơn thuần mà còn là tài sản văn hóa quý giá, góp phần khắc sâu hình ảnh của Hồ Chí Minh trong lòng người dân. Qua từng câu thơ, vở kịch hay bức tranh, ta cảm nhận được tâm hồn cao đẹp, trí tuệ và tầm nhìn xa của Người. 

Những tác phẩm này không chỉ thúc đẩy lòng yêu nước, mà còn nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm đối với quê hương, đất nước. Sự kết hợp giữa nghệ thuật và lịch sử tạo nên sức mạnh lớn lao, đưa hình ảnh Hồ Chí Minh trở thành biểu tượng sống mãi trong tâm trí mỗi người Việt Nam.

1.2 Kể tên các tác phẩm của tác gia Hồ Chí Minh mà bạn đã được học ở cấp Tiểu học và Trung học cơ sở.

Một số tác phẩm của tác gia Hồ Chí Minh đã được học ở cấp tiểu học và trung học cơ sở là: Tuyên ngôn độc lập, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, thơ tặng các cháu nhi đồng, cảnh rừng Việt Bắc… 

>> Xem thêm: Soạn văn 12 kết nối tri thức

2. Soạn bài Tác gia Hồ Chí Minh: Đọc văn bản 

2.1 Chú ý những sự kiện nổi bật, quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của tác gia Hồ Chí Minh.

- Bác xuất thân trong gia đình có truyền thống nho học và yêu nước. 

- Quê quán: Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Nguyễn Tất Thành dạy học ở trường Dục Thanh tại Phan Thiết năm 1910. 

- Nguyễn Tất Thành lên tàu đi Pháp năm 1911. Bác sống và tham gia hoạt động yêu nước tại Pháp và các nước phương Tây khác. 

- Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp và bỏ phiếu ủng hộ thành lập Đảng Cộng Sản Pháp năm 1920. 

- Hoạt động ở Liên Xô - Trung Quốc và Thái Lan từ năm 1923 đến 1941. 

- Thành lập mặt trận Việt Minh tháng 1 năm 1941. 

2.2 Vai trò lãnh tụ cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh được khẳng định dựa trên cơ sở nào?

- Hồ Chí Minh là người chủ trì và hợp nhất các tổ chức => Thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. 

- Thành lập mặt trận Việt Minh tháng 1 năm 1941. 

2.3 Liên hệ đến những đánh giá khái quát về Hồ Chí Minh mà bạn từng biết.

- Những đánh giá khái quát về Hồ Chí Minh mà em biết: Là vị cha già của dân tộc Việt Nam, là một nhà tư tưởng vĩ đại, là một nhà văn, nhà thơ lớn.

2.4 Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh có những điểm gì nổi bật?

Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh có những điểm nổi bật là: 

  • Mỗi tác phẩm trở thành vũ khí có tính chiến đấu và hiệu quả thiết thực. 

  • Sáng tác cần tiếp cận rộng rãi đến đại chúng, soi đường cho dân đi. 

2.5 Cơ sở hình thành quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh là gì?

Cơ sở hình thành quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh là: 

+ Nền tảng cơ sở: Người sinh ra trong một gia đình nhà nho có truyền thống yêu nước.

+ Kinh nghiệm thực tiễn: Đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, tham gia vào nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc cho đất nước.

+ Nền tảng văn hóa: Là người có vốn văn hóa uyên bác, phong phú…

+  Tình yêu thương con người: là người có lòng yêu nước, yêu dân.

2.6 Liên hệ đến những tác phẩm chính luận của Hồ Chí Minh đã được học hoặc đã đọc.

Các tác phẩm chính luận của Hồ Chí Minh đã được học hoặc đã đọc là Bản án chế độ thực dân Pháp, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Tuyên ngôn độc lập.

2.7 Truyện, kí của Hồ Chí Minh chủ yếu được viết trong những khoảng thời gian nào?

-Truyện kí của Hồ Chí Minh chủ yếu được viết trong khoảng thời gian từ năm 1911 đến năm 1969. 

2.8 Liên hệ đến những bài thơ của Hồ Chí Minh đã được học hoặc đã đọc.

- Tức cảnh Pác Pó

- Ngắm trăng

2.9 Chú ý nguyên nhân dẫn đến sự đa dạng về cấu trúc, ngôn ngữ và giọng điệu trong các tác phẩm ngôn từ của Hồ Chí Minh.

Nguyên nhân dẫn đến sự đa dạng về cấu trúc, ngôn ngữ và giọng điệu trong tác phẩm của Bác bởi đối tượng mà các tác phẩm Bác viết hướng đến những đối tượng khác nhau với mục đích khác nhau. Bên cạnh đó, các tác phẩm thuộc thể loại khác nhau và có hoàn cảnh sáng tác khác nhau cũng ảnh hưởng đến cấu trúc, ngôn ngữ và giọng điệu của tác phẩm. 

2.10 Giữa hai mảng truyện, kí của Hồ Chí Minh có sự khác nhau như thế nào?

Đặc điểm Truyện
Đề tài Hư cấu Thực tế
Cấu trúc Chặt chẽ Linh hoạt
Ngôn ngữ Biện pháp tu từ Giản dị, mộc mạc
Giọng điệu Linh hoạt Chân thực
Giá trị Hiện thực, nhân đạo, tư tưởng Tư liệu lịch sử, nhân đạo

2.11 Bạn liên hệ đến những bài thơ đã học, đã đọc nào cho thấy sự đa dạng trong phong cách thơ Hồ Chí Minh?

- Ngắm trăng

- Cảnh khuya

- Phong cách Hồ Chí Minh. 

Sổ tay Ngữ Văn tổng hợp các tips học văn hiệu quả giá chỉ bằng một cốc trà sữa. Nhanh tay đặt hàng thôi bạn ơi!!!

3. Soạn bài Tác gia Hồ Chí Minh: Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 12 sgk văn 12/2 kết nối tri thức

Những tri thức về tiểu sử Hồ Chí Minh trong văn bản đã để lại trong em những cảm xúc mạnh mẽ và suy nghĩ sâu sắc. Em cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến của Người đối với quê hương, đất nước và nhân dân. Khi tìm hiểu về cuộc đời đầy gian truân, từ những năm tháng hoạt động cách mạng đến lúc tìm kiếm con đường đấu tranh cho độc lập, khiến em càng thêm khâm phục và trân trọng những đóng góp vĩ đại của Bác cho đất nước. 

Từ cuộc đời và tư tưởng của Người, em nhận thấy rằng mỗi cá nhân đều có thể cống hiến cho xã hội dựa trên lý tưởng và giá trị bản thân. Điều này khuyến khích em không ngừng học hỏi và rèn luyện để trở thành một công dân có trách nhiệm, đóng góp tích cực cho quê hương.

3.2 Câu 2 trang 12 sgk văn 12/2 kết nối tri thức

Sự thống nhất giữa sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp văn học ở Hồ Chí Minh thể hiện sâu sắc trong việc Người không chỉ tập trung vào đấu tranh giành độc lập cho dân tộc mà còn chú trọng đến việc truyền đạt tư tưởng, lý tưởng và cảm hứng qua ngôn ngữ văn học.

Hồ Chí Minh coi văn học là một công cụ quan trọng trong việc tuyên truyền và giáo dục, góp phần nâng cao nhận thức và lòng yêu nước trong quần chúng. Tác phẩm của Người thường mang tính chất cách mạng, thể hiện tâm tư nguyện vọng của nhân dân, đồng thời phản ánh những giá trị nhân văn sâu sắc.

Hồ Chí Minh đã khéo léo kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, mà trong đó văn học không chỉ là một phương tiện thể hiện tư tưởng, mà còn là nhịp cầu nối liền tâm hồn, tình cảm của Người với nhân dân. Sự thống nhất này chứng tỏ rằng, đối với Hồ Chí Minh, văn học không chỉ dừng lại ở tính nghệ thuật mà còn là một phần không thể thiếu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, góp phần xây dựng một xã hội công bằng và tốt đẹp hơn.

3.3 Câu 3 trang 12 sgk văn 12/2 kết nối tri thức

Khi nêu công khai quan điểm sáng tác của mình, Hồ Chí Minh muốn hướng tới chủ trương đưa nghệ thuật vào chính trị, dùng nghệ thuật để vận động tinh thần của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập.

Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh đã có những tác động đến xu hướng phát triển của nền văn học cách mạng Việt Nam như: 

- Phản ánh sâu sắc tình cảm và tâm tư của nhân dân, nhấn mạnh văn học phải phục vụ lợi ích của quần chúng, từ đó khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý chí chống lại áp bức.

- Người xem văn học là một công cụ quan trọng trong việc tuyên truyền các tư tưởng cách mạng, giúp nâng cao ý thức chính trị trong nhân dân. Điều này khuyến khích các nhà văn, nhà thơ sau này tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội và chính trị, kết nối nghệ thuật với cuộc sống.

- Quan điểm của Hồ Chí Minh về việc coi trọng tài năng cá nhân và khuyến khích sáng tạo đã tạo động lực cho nhiều thế hệ nhà văn phát triển và đổi mới trong sáng tác, từ đó thúc đẩy nền văn học Việt Nam tiến lên.

3.4 Câu 4 trang 12 sgk văn 12/2 kết nối tri thức

Có thể nói Hồ Chí Minh đã để lại cho hậu thế một di sản văn học lớn bởi vì: 

+ Di sản văn học của Hồ Chí Minh không chỉ bao gồm thơ mà còn có bút ký, chính luận và những tác phẩm mang tính tư tưởng. Điều này thể hiện sự phong phú trong hình thức thể hiện và chủ đề.

+ Tác phẩm của Người chứa đựng nhiều giá trị nhân văn, tư tưởng yêu nước, khát vọng tự do, và tinh thần đoàn kết dân tộc. Điều này đã tạo ra sự kết nối sâu sắc với tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.

+ Những tác phẩm này không chỉ đọng lại trong lòng người đọc mà còn mang sức lan tỏa mạnh mẽ, truyền cảm hứng cho các thế hệ sau trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Trong di sản văn học đó, những tác phẩm chính luận chiếm ưu thế về khối lượng. Điều này được chứng minh bằng một loạt các tác phẩm văn chính luận được Bác viết từ thời điểm còn bôn ba ở nước ngoài cho đến khi về hoạt động tại Việt Nam như bản án chế độ thực dân Pháp, bản Tuyên ngôn độc lập, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, không có gì quý hơn độc lập tự do… 

3.5 Câu 5 trang 12 sgk văn 12/2 kết nối tri thức

Một số bằng chứng khẳng định sức tác động mạnh mẽ của những tác phẩm do Hồ Chí Minh viết ra trong suốt cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng được thể hiện qua các tác phẩm của Người như: 

- Tác phẩm "Nhật ký trong tù": Tác phẩm này không chỉ phản ánh tâm tư, tình cảm của Hồ Chí Minh trong những năm tháng bị giam cầm mà còn là minh chứng cho tinh thần kiên cường và không khuất phục. Tác phẩm đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ, thể hiện rõ nét lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh.

- Những bài viết như "Tuyên ngôn Độc lập" và "Đường cách mệnh" đã tạo động lực mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, giúp khẳng định tư tưởng độc lập, tự do và quyền con người. "Tuyên ngôn Độc lập" đã ghi dấu ấn lịch sử, tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

3.6 Câu 6 trang 12 sgk văn 12/2 kết nối tri thức

- Những câu hay những lý giải tính đa dạng của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh là:

+ “Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị."

+ "Hồ Chí Minh là một nhà văn lớn, một nhà thơ lớn, một nhà báo lớn. Ngôn ngữ của Người giản dị, trong sáng, dễ hiểu, nhưng cũng rất uyên bác, tinh tế và giàu sức gợi cảm."

3.7 Câu 7 trang 12 sgk văn 12/2 kết nối tri thức

Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà lãnh đạo vĩ đại mà còn là một tài năng văn học xuất sắc với phẩm chất nghệ sĩ đáng trân trọng. Dưới đây là một số cảm nhận và đánh giá về tài năng văn học và phẩm chất nghệ sĩ của Người:

- Hồ Chí Minh đã viết ở nhiều thể loại như thơ, bút ký, chính luận, và văn xuôi. Mỗi thể loại đều thể hiện sự tinh tế và bản sắc riêng, cho thấy khả năng linh hoạt và sáng tạo của Người. Tác phẩm của Bác thường dùng ngôn ngữ giản dị, gần gũi nhưng vẫn rất giàu hình ảnh và cảm xúc. Điều này giúp truyền đạt nội dung một cách hiệu quả và sâu sắc.

- Bác có một tâm hồn rộng mở, nhạy cảm với thiên nhiên và con người. Điều này thể hiện rõ nét trong nhiều bài thơ, nơi Người miêu tả cảnh vật và tình cảm bằng sự tinh tế. Lòng yêu nước và gắn bó với dân tộc là nguồn cảm hứng lớn cho các tác phẩm của Người. Những cảm xúc này không chỉ mang tính cá nhân mà còn mang tính cộng đồng, thể hiện sự đồng điệu với tâm tư của nhân dân.

- Các tác phẩm của Hồ Chí Minh luôn hướng tới mục tiêu cao cả, phục vụ nhân dân và thúc đẩy phong trào cách mạng. Điều này cho thấy phẩm chất nghệ sĩ không chỉ dừng lại ở sáng tạo mà còn được gắn liền với trách nhiệm đối với cộng đồng.

4. Kết nối đọc viết trang 12 sgk văn 12/2 kết nối tri thức 

Sau khi đọc văn bản "Tác gia Hồ Chí Minh," em cảm thấy mình đã thu hoạch được nhiều kiến thức bổ ích về cuộc đời và sự nghiệp của vị lãnh tụ vĩ đại. Em nhận ra Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà lãnh đạo kiệt xuất mà còn là một nhà văn hóa, nghệ sĩ và tri thức sâu sắc. Từ những tác phẩm thơ ca, đến những tư tưởng chính trị, mỗi sản phẩm tinh thần của Người đều mang đậm dấu ấn nhân văn và lòng yêu nước. Qua việc tìm hiểu phong cách viết và những chủ đề mà Người quan tâm, em thấu hiểu hơn giá trị của tự do, độc lập, và tinh thần nhân ái. Điều này không chỉ giúp em trân trọng di sản văn hóa mà còn khơi dậy lòng tự hào dân tộc, nhắc nhở tôi về trách nhiệm cá nhân đối với quê hương, đất nước.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây là Soạn bài Tác gia Hồ Chí Minh, Người là biểu tượng của một thời đại và là nguồn cảm hứng bất tận cho các thế hệ người Việt Nam. Những tư tưởng và giá trị mà Người đã truyền tải không chỉ định hình văn hóa, mà còn là nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Việc tìm hiểu và học hỏi từ cuộc đời cũng như sự nghiệp của Người là trách nhiệm của mỗi chúng ta trong việc gìn giữ và phát huy di sản văn hóa Việt Nam.

Tham khảo các bài soạn văn khác trong chương trình ngữ văn 12 tại VUIHOC ngay trên website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC để được lên lộ trình học tập và ôn thi tốt nghiệp THPT ngay từ sớm bạn nhé! 

 

 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990