img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Tây Tiến| Văn 12 tập 1 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 16:20 15/07/2024 7,057 Tag Lớp 12

Bài viết dưới đây chính là Soạn bài Tây Tiến| Văn 12 tập 1 kết nối tri thức mà Vuihoc gửi đến các em. Hy vọng qua bài soạn này các em sẽ có thể dễ dàng tưởng tượng ra vẻ tráng lệ của thiên nhiên Tây Bắc cùng với đoàn quân Tây Tiến anh hùng.

Soạn bài Tây Tiến| Văn 12 tập 1 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Tây Tiến: Khởi động 

1.1 Tìm hiểu về tác giả Quang Dũng

Tác giả Tây Tiến sinh ngày 11 tháng 10 năm 1921 mất ngày 13 tháng 10 năm 1988 với tên khai sinh là Bùi Đình Diệm. Ông sinh ra ở huyện Đan Phượng nay thuộc thủ đô Hà Nội.

Sau khi tốt nghiệp, ông bắt đầu sự nghiệp giảng dạy của mình tại trường tư tại khu vực Sơn Tây. Sau khi Cách mạng tháng tám ông gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam và trở thành phóng viên tiền phương của tờ báo Chiến đấu.

Ông học bổ túc trung cấp quân sự và trở thành đại đội trưởng của tiểu đoàn 212, tham gia chiến đấu trực tiếp tại chiến dịch Tây Tiến hai.

Ông là người đa tài với rất nhiều tác phẩm thơ, truyện ngắn, kịch hay cả những tác phẩm tranh sơn dầu và nhiều bài hát đã được ông sáng tác.

Vào năm 2001, ông đã được nhà nước truy tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Cuốn sách Đoàn binh Tây Tiến được gia đình ông phối hợp với nhà sách xuất bản cũng đã đạt được giải A giải sách quốc gia năm 2020.

1.2 Tìm hiểu về bài thơ Tây Tiến

Tây Tiến được nhà thơ Quang Dũng sáng tác văn năm 1948.

Bài thơ đã được phát hành lần đầu tiên vào năm 1949 trong Tạp chí Văn nghệ số 11 và 12.

Tác giả Quang Dũng đã sử dụng những trải nghiệm thực tế của mình để sáng tác. Trung đoàn Tây Tiến chính là tên đơn vị được thành lập vào năm 1948 - nơi mà ông đã đóng quân. Trung đoàn Tây Tiến bào gồm các chiến sĩ tình nguyện khu III,IV và tự vệ thành Hà Nội mà trước đó trực thuộc trung đoàn Thủ Đô.

1.3 Trả lời câu hỏi khởi động

Bạn đã đọc những bài thơ nào viết về đề tài người lính cách mạng Việt Nam? Đọc diễn cảm một đoạn thơ mà bạn yêu thích.

Những tác phẩm thơ cùng viết về đề tài người lính cách mạng Việt Nam có thể kể đến: Bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu, Bài thơ về tiểu đội xe không kính của tác giả Phạm Tiến Duật,...

2. Soạn bài Tây Tiến: Đọc văn bản

2.1 Chú ý

- Hình ảnh khơi nguồn cảm xúc.

Những hình ảnh giúp khơi nguồn cảm xúc của người đọc có thể kể đến hình ảnh thiên nhiên của Sông Mã, Tây Tiến, núi rừng, Mường Lát, Sài Khao,...hay hình ảnh về những đêm hơi về khung cảnh tự nhiên bị sương lấp hay cả những hình ảnh về đoàn quân không mỏi.

- Các từ ngữ gợi bối cảnh không gian và ấn tượng về đoàn quân Tây Tiến.

Các từ ngữ dùng để gợi lại bối cảnh không gian và ấn tượng về đoàn quân Tây Tiến chính là:

+ Bối cảnh về không gian với:

  • Sông Mã: Đây là dòng sông chảy qua Lai Châu, Sơn La và là địa danh gắn liền với khoảng thời gian mà đoàn quân Tây Tiến chiến đấu chống lại quân giặc.

  • Xa rồi: Thể hiện khoảng thời gian giờ đã trở thành quá khứ, đó là sự chia ly, là sự thay đổi về cả thời gian lẫn không gian.

  • Rừng núi: Đây là cảnh chủ yếu ở vùng núi Việt Bắc hoang vu nhưng lại rất hùng vĩ.

  • Nhớ chơi vơi: Là nỗi nhớ da diết đến không thể kìm nén được.

  • Sài Khao: Là một địa danh thuộc địa phận tỉnh Lai Châu.

  • Sương lấp: Cảnh quen thuộc ở vùng rừng núi, mờ mịt che dấu cả đoàn quân.

  • Đoàn quân mỏi: Đây là hình ảnh đoàn quân Tây Tiến phải hành quân trong điều kiện thiên nhiên đầy nguy hiểm, vất vả và rất gian khổ.

  • Mường Lát: Một địa danh nổi tiếng thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa.

  • Hoa về trong đêm hơi: bức tranh thiên nhiên hùng vĩ nhưng cũng rất đỗi lãng mạn và thơ mộng.

+ Ấn tượng về đoàn quân Tây Tiến:

  • “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi” là câu thảng thốt của người chiến sĩ Tây Bắc. Câu thơ với giọng điệu bi tráng và là sự tự hào mỗi khi nhớ về một thời hào hùng mình đã trải qua. “Tây tiến ơi” là lời gợi nhớ kỷ niệm đồng cam cộng khổ cũng như sự gắn bó của đoàn quân.

  • “Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi” là nỗi nhớ đầy da diết về cả thiên nhiên hoang vu khó có cơ hội thấy cũng như những người đã đồng hành cùng họ trong cả trận chiến, đó là người đồng đội và cả người dân Tây Bắc.

  • Hình ảnh cả đoàn quân Tây Tiến vượt qua bao khó khăn nguy hiểm cũng như sự bất khuất kiên cường của những người anh hùng Tây Tiến được thể hiện qua câu thơ “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”.

  • Vẻ đẹp của đoàn quân Tây Tiến cùng với cảnh vật thiên nhiên đã được miêu tả qua câu “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”. Hình ảnh “Hoa” ở đây không chỉ là hoa trong tự nhiên mà còn dùng để ám chỉ những người chiến sĩ Tây Tiến với tâm hồn đẹp đẽ như những bông hoa.

2.2 Nhận diện các yếu tố: nhịp điệu, nhạc điệu, đối và những kết hợp từ ngữ khác lạ trong đoạn thơ

- Nhịp điệu của tác phẩm: Tác giả đã sử dụng những câu thơ toàn thanh trắc hoặc thanh bằng. Với phương pháp này sẽ tạo cho người đọc cảm giác một cuộc chiến khó khăn, khúc khuỷu của các dãy núi hoặc đối lập lại là sự yên bình cua rnhuwngx ngôi nhà dân. Nhịp thơ được xen kẽ linh hoạt với nhịp 4/3 hoặc 2/2/3.

- Biện pháp đối cũng được sử dụng triệt để qua các hình ảnh thơ:

  • Đối trong một câu thơ: Ngàn thước lên trên cao với ngàn thước xuống.

  • Đối trong cả một đoạn thơ: Hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ nhưng cũng rất nguy hiểm đối với những ngôi nhà yên bình, ấm áp.

  • Đối trong thanh điệu: Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm,...

  • Những từ láy có sức biểu cảm cao như chơi vơi, thăm thẳm, khúc khuỷu cũng được sử dụng liên tục.

  • Vần thơ đa dạng, kết hợp linh hoạt giữa vần lưng, vần chân liên hay vần chân cách.

2.3 Chú ý những hình ảnh gây ấn tượng về thiên nhiên, con người Tây Bắc.

- Những hình ảnh gây ấn tượng về cả thiên nhiên lẫn con người Tây Bắc có thể kể đến:

  • Em xiêm áo, nàng e ấp

  • Người đi Châu Mộc

  • Dáng người trên độc mộc

  • Hồn lau

  • Chiều sương

  • Hội đuốc hoa

  • Hoa đong đưa

2.4 Hình dung dáng vẻ, tư thế, cốt cách của đoàn binh Tây Tiến.

- Dáng vẻ của đoàn binh Tây Tiến được thể hiện qua các câu thơ:

  • "Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm": Những trận chiến liên tục, những con đường hiểm trở đã khiến cho đoàn binh Tây Tiên trở nên gầy guộc, xơ xác mà đẩy mỏi mệt.

  • "Heo hút cồn mây, súng ngửi trời": Dù khó khăn gian khổ nhưng họ vẫn luôn hiên ngang, mạnh mẽ với đời không ngại hiểm nguy.

  • "Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa": Những đêm hội được tổ chức tạo cơ hội cho quân dân cùng nhau nghỉ ngơi, thư giãn sau khoảng thời gian chiến đấu. Họ cởi xuống bộ áo lính để vui chơi, náo nhiệt. 

  • "Rải rác biên cương mồ viễn xứ": Không ít người đã phải ra đi, rời khỏi thế giới này. Đây chính là hình ảnh những người lính âm thầm hy sinh để đổi lấy hòa bình dân tộc.

- Cốt cách của người chiến sĩ:

  • "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi": Đây là nơi lưu giữ những kỷ niệm, hồi ức anh hùng mà họ đã chiến đấu. Còn là nơi thiên nhiên hùng vĩ khiến quân dân tự hào. 

  • "Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa": Vẻ đẹp của tâm hồn, sự lãng mạn hào hoa của những người chiến sĩ vẫn không mất đi dù ở trong hoàn cảnh nào đi nữa.

  • "Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”: 

  • "Rải rác biên cương mồ viễn xứ": Không chỉ mạnh mẽ về tâm hồn mà còn là một tâm hồn thơ ca mãnh liệt, yêu cuộc sống, yêu nghệ thuật.

=> Đoàn quân Tây Tiến được tái hiện với một dáng vẻ có phần thảm thương khi mặt mũi gầy guộc, người chỉ còn da bọc xương, đầy phong trần mệt mỏi. Nhưng dù như vậy họ vẫn luôn yêu đời, yêu cuộc sống, yêu cuộc sống lãng mạn. Đó còn thể hiện được tình yêu quê hương đất nước, sự biết ơn với những người chiến sĩ anh hùng của tác giả.

2.5 Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh “người đi”

Hình ảnh “người đi” đã biểu tượng cho rất nhiều ý nghĩa khác nhau:

- Biểu tượng cho sự ra đi mà không có hẹn ngày trở về:

  • Đoàn quân Tây Tiến ra đi rất vội vàng, đột ngột mà không có lời tạm biệt cũng không có lời hẹn ngày trở về.

  • Sự ra đi này trước hết thể hiện được sự bi tráng, có phần nuối tiếc vì những kỷ niệm đã qua, cho những con người đã chiến đấu anh dũng và hy sinh thầm lặng ở nơi chiến trường máu lửa.

- Biểu tượng cho một tinh thần sống và chiến đấu đầy dũng cảm và sẵn sàng hy sinh:

  • “Người đi” chính là anh dũng đi sang một thế giới khác, họ đã chiến đấu và hy sinh vì hòa bình dân tộc.

  • Họ là những người không ngại nguy hiểm, không màng đến tính mạng của bản thân mà sẵn sàng ra trận với tất cả tình yêu nước thương dân.

- Biểu tượng của sự lãng mạn, hào hoa của càng chàng trai cô gái đang trong độ tuổi xuân thì:

  • Những “người đi” đều là những người thanh niên còn đang trong tuổi thanh xuân rực rỡ nhất. Họ là những người yêu đời, lãng mạn và yêu nghệ thuật.

  • Dù sống ở nơi chiến trường ác liệt nhưng họ vẫn kịp để lại dấu ấn về những chàng trai cô gái xuân sắc, sôi nổi, hào hùng mà cũng rất náo nhiệt.

- Biểu tượng cho sự vĩnh cửu, vĩnh hằng:

  • Người tuy đã ra đi mãi mãi nhưng họ vẫn còn in sâu trong lòng những người ở lại và cả đến các thế hệ sau này.

  • Những người đi không để lại tên tuổi quê quán, họ vẫn cứ lẳng lặng chiến đấu, thầm lặng hy sinh nhưng lại là người đóng góp lên chiến thắng lịch sử của cả dân tộc.

=> Hình tượng “người đi” trong câu thơ “Tây Tiến người đi không hẹn ước chính là một hình ảnh thơ chứa đựng rất nhiều ý nghĩa thiêng liêng. Để có thể sáng tác ra hình ảnh thơ đã nghĩa như vậy, chắc chắn nhà thơ phải là người có lòng kính trọng rất lớn cũng như sự biết ơn với những người chiến sĩ trong chiến dịch Tây Tiến.

Sổ tay ngữ văn chính là bí kíp giúp các em học văn dễ dàng hơn. Rất nhiều tips học văn hiệu quả chỉ được bật mí trong cuốn sổ tay này thôi đấy. Đăng ký ngay để nhận thật nhiều ưu đãi nhé!

3. Soạn bài Tây Tiến: Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 47 SGK Văn 9/1 Kết nối tri thức

 Cảm hứng chủ đạo của bài thơ “Tây Tiến” là gì?

Tác giả đã sáng tác ra bài thơ với cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lãng mạn.

Bài thơ đã thể hiện được cái tôi đầy lãng mạn của tác giả, qua đó đã thể hiện được cảm xúc của ông. Nhiều hình ảnh thơ được viết ra nhờ trí tưởng tượng độc đáo của tác giả, kết hợp với rất nhiều biện pháp tu từ khác nhau nhằm vẽ lại bức tranh thiên nhiên hùng vĩ mà vẫn rất thơ mộng của vùng núi rừng Tây Bắc.

Sự lãng mạn ngay cả khi miêu tả hình ảnh những người lính Tây Tiến anh hùng. Chính những bí ẩn nơi núi rừng và sự đơn sơ hoang dại chưa được khai phá đã tạo nên sự thơ mộng và lãng mạn. Trong chiến tranh ác liệt, vẫn có những buổi liên hoan sôi nổi vui vẻ mà quân dân cùng nhau tổ chức cùng nhau ghi lại những ký ức không thể quên.

3.2 Câu 2 trang 47 SGK Văn 9/1 Kết nối tri thức

Đọc đoạn thơ 1 và thực hiện các yêu cầu sau: 

a.Nêu ấn tượng về trạng thái cảm xúc của tác giả thể hiện ở hai câu thơ mở đầu. 

- Ngay từ hai câu thơ mở đầu, độc giả đã có thể thấy được trạng thái cảm xúc của tác giả:

  • Câu thơ “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi” là tiếng gọi chân thành mà đầy tha thiết của người thi sĩ. Đây là tiếng gọi xuất phát từ chính trái tim, tâm hồn và cảm xúc chân thật nhất của tác giả. Ngày từ đầu tác phẩm, nhà thơ Quang Dũng đã lựa chọn sử dụng câu cảm thán để mở bài. Bằng nỗi nhớ thương da diết mà đầy cồn vào về núi rừng Tây Bắc cùng với nghệ thuật nhân hóa, khung cảnh thơ lại càng trở nên đẹp đẽ và ấn tượng hơn bao giờ hết. Giờ đây “Sông Mã” không chỉ là một dòng sông đơn thuần mà còn là một chứng nhân lịch sử của cả trận chiến.

  • Câu thơ thứ hai “Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi” đã được lặp lại gấp đôi cảm xúc nhớ mong. Tính từ “nhớ” được lặp đi lặp lại hai lần cùng với tính từ “chơi vơi” càng làm tăng lên nỗi nhớ của tác giả. Sự nhớ thương này không yên bình như mặt hồ mà giờ đây nó như thác lũ chảy mạnh vào tâm trí của tác giả khiến Quang Dũng có phần rơi vào hư ảo, quay về với quá khứ.

b.Cho biết hình dung của bạn về bức tranh thiên nhiên và con đường hành quân của đoàn binh Tây Tiến. 

Qua bức tranh thiên nhiên đầy chân thực được vẽ lại bởi ngòi bút của nhà thơ, ta có thể hình dung được về bức tranh thiên nhiên cùng với con đường hành quân của đoàn binh Tây Tiên.

- Vẻ đẹp hùng vĩ của tự nhiên:

  • Khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ và đầy nguy hiểm của núi rừng Tây Bắc chủ yếu được miêu tả qua các câu thơ có hình ảnh làn sương dày đặc, đồi núi hiểm trở, đầy bí hiểm và hoang sơ. 

  • Đó là ở “Sài Khao” với màn sương dày đặc, mênh mông có thể che lấp được cả một đoàn quân, phủ kín cả vùng núi rừng. 

  • Dốc núi như một thử thách tuần hoàn vô hạn khi thì “Dốc lên khúc khuỷu” nhưng ngay lập tức sau đó lại là “Dốc thăm thẳm”. Hai hình ảnh thơ đối lập giữa một đoạn đường lao vút lên trời và một địa hình đổ thẳng xuống vực. 

  • Không chỉ là tự nhiên nguy hiểm mà còn có sự xuất hiện của các loài động vật hoang dã như tiếng hổ gầm rú. Phần lớn những người chiến sĩ ra trận địa đều là người con thủ đô hoặc là vùng đồng bằng thoải, chắc hẳn đây là lần đầu tiên họ sống ở nơi có thiên nhiên ngự trị hoàn toàn như vậy.

  • Vẻ đẹp lãng mạn của tự nhiên đến từ những câu thơ miêu tả hoa, tả mưa hay những chiều sương mờ.

  • Hoa rừng tỏa hương thơm khiến bao người vấn vương trong câu “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”.

  • Ở khu vực Pha Luông có nhà dân sinh sống, lúc đoàn quân đi qua là lúc có những cơn mưa phùn nho nhỏ khiến cho dãy nhà như lấp ló trong mưa “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

c. Phân tích những hình ảnh thể hiện ấn tượng ban đầu của tác giả về đoàn quân Tây Tiến

Những hình ảnh thơ đã thể hiện được ấn tượng ban đầu của tác giả về đoàn quân Tây Tiến: 

  • Dòng sông Mã - chính nhân lịch sử của trận chiến anh dũng của đoàn quân Tây Tiến. Đây còn là nhân chứng đã nhìn thấy rõ nhất bao niềm vui nỗi buồn của người lính cũng như chứng kiến chiến thắng lịch sử của dân tộc.

  • Sài Khao là nơi lưu đậm dấu chân của đoàn quân khi họ hành quân qua nơi đây, trong dàn sương mù dày đặc để đến được chiến trường, chiến đấu và chiến thắng.

  • Mường Lát là địa danh lãng mạn nhất khi nó gắn liền với những đêm mưa phùn, với những giọt sương trên lá và với cả hương thơm của hoa nở trong đêm.

=>  Tất cả những địa danh trên chính là nơi mà tác giả ấn tượng nhất, đánh dấu cả một bầu trời kỷ niệm của nơi thiên nhiên hoang vu, hùng vĩ, nguy hiểm nhưng cũng rất lãng mạn.

  • Chiến trường nguy hiểm nhưng dường như con đường hàng ngày người lính phải đi hành quân để đến được nơi chiến đấu còn ngàn lần nguy hiểm hơn. Đó là những đoạn đường dường như không hồi kết với đường lên khúc khuỷu cao tận trời, còn khi xuống thì trượt thẳng đến dốc sâu thăm thẳm.

  • Tiếng oai linh thác thét gầm cùng với tiếng của hổ hú cũng gây nên sự sợ hãi trong tâm trí của tất cả mọi người. Tự nhiên cũng có thể cướp đi sinh mạng của người lính bất cứ khi nào.

d. Nêu cảm nhận về nhạc điệu trong bốn câu thơ sau: 

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống 

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

- Bốn câu thơ được trích từ đoạn đầu của tác phẩm thơ Tây Tiến đã tái hiện được hoàn hảo bức tranh thiên nhiên tráng lệ, hùng vĩ, nguy hiểm nhưng cũng rất thơ mộng. Nơi thiên nhiên này là địa danh mà con người chưa từng can thiệp nên hoàn toàn hoang sơ, nguy hiểm, heo hút và khắc nghiệt. Nhưng đoạn thơ không chỉ miêu tả được sự hiểm trở của thiên nhiên mà còn hiện lên được sự tài hoa, hào hùng và tinh thần lãng mạn bất diệt của những người lính Tây Tiến.

- Cả bốn câu thơ được sử dụng rất nhiều từ ngữ giàu tính tạo hình như khúc khuỷu, thăm thẳm, súng ngửi trời, ngàn thước lên cao,...

- Cách ngắt nhịp 4/3 của các câu thơ cũng rất thú vị, tạo nên sự ngạc nhiên cho người đọc với sự đối lập đến tận cùng. “Khúc lên khúc khuỷu” lập tức đến “dốc thăm thẳm” - “Ngàn thước lên cao” rồi đến “ngàn thước xuống”,... kết hợp với thanh trắc ở ba câu đầu đã giúp các hình ảnh thơ giàu chất hội họa.

- “Súng ngửi trời” là một hình ảnh thơ độc đáo và cũng rất mới lạ mà nhà thơ tạo ra để miêu tả hình ảnh người lính. Người lính hành quân, mũi súng hướng thẳng lên trời nên đã tạo ra liên tưởng thú vị như vậy.

- Đến câu thơ thứ tư tác giả sử dụng toàn thanh bằng tạo nên sự nhẹ nhàng của cả âm điệu lẫn nhịp thơ. Đây như đoạn nghỉ ngơi sau ba câu thơ có tiết tấu nhanh và gay gắt. Nhờ vậy mà người đọc có thể cảm thấy được sự hùng vĩ lại có phần gần gũi và ấm áp đồng thời qua đó làm nổi bật lên sự lạc quan và trẻ trung của những người lính Tây Tiến mới đang bắt đầu cuộc đời.

>> Xem thêm: Soạn văn 12 kết nối tri thức 

3.3 Câu 3 trang 47 SGK Văn 9/1 Kết nối tri thức

Trong kí ức của nhân vật trữ tình, hình ảnh đêm lửa trại và con người, cuộc sống miền Tây Bắc hiện lên với những nét đặc sắc gì? Những hình ảnh đó đã góp phần làm nổi bật hình tượng người lính Tây Tiến như thế nào?

- Trong kí ức của người nhân vật trữ tình, hình ảnh đêm lửa trại và con người, cuộc sống miền Tây Bắc hiện lên với những nét đặc sắc rất riêng:

+ Vẻ đẹp đầy lãng mạn và thơ mộng với:

  • Bữa tiệc, lễ hội đuốc hoa “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa”. Đây chính là những giây phút thả lỏng hiếm có của quân dân ta. Trong khoảng thời gian này, những người anh hùng của chúng ta trở lại thành các chàng thanh niên sôi nổi, hòa cùng không khí náo nhiệt và rực rỡ của đêm liên hoan.

  • Cảnh và vật hòa quyện vào nhau với tiếng khèn sôi động kết hợp với những điệu múa đầy nữ tính nhẹ nhàng của các cô gái người Thái đang ở độ tuổi đôi mươi. Cùng với ánh lửa bập bùng, đây sẽ là những ký ức mà người chiến sĩ không thể nào quên.

  • “Rượu say mèm, tiếng cười vang động núi”, câu thơ đã thể hiện được sự giao thoa văn hóa, là sự gắn kết máu thịt của những người lính thủ đô cùng với những người dân khu vực Tây Bắc.

+ Vẻ đẹp đầy tráng lệ của thiên nhiên:

  • Thiên nhiên đầy rẫy nguy hiểm không lường "Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây, súng ngửi trời", "Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi". Những hình ảnh thơ đã tái hiện được bức tranh thiên nhiên Tây Bắc với muôn ngàn nguy cơ, khó khăn và nguy hiểm.

+ Vẻ đẹp của con người Tây Bắc”

  • Họ là những người có tình cảm nồng ấm, chân thành.

  • Người dân Tây Bắc cũng có tâm hồn phóng khoáng, yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, yêu ca hát.

- Những hình ảnh đó đã góp phần làm nổi bật lên hình tượng của người lính Tây Tiến:

+ Vẻ đẹp lãng mạn của người chiến sĩ:

  • Tâm hồn lạc quan, yêu đời dù có sống trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào.

  • Sự gắn bó, yêu quý những người dân đã cùng mình chiến đấu.

  • Yêu thích, ngưỡng mộ trước vẻ đẹp tráng lệ của thiên nhiên.

  • Vẻ đẹp bi tráng của người chiến sĩ:

  • Nỗ lực vượt qua mọi gian khổ, không sợ hãi hay lùi bước trước bất cứ khó khăn nào.

  • Luôn lặng lẽ hy sinh để chiến đấu

3.4 Câu 4 trang 47 SGK Văn 9/1 Kết nối tri thức

Trong hai đoạn 3, 4 hình tượng đoàn binh Tây Tiến được gợi ra qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Khái quát đặc điểm của hình tượng này. 

Trong hai đoạn 3, 4 hình tượng đoàn binh Tây Tiến được gợi ra qua:

- Những từ ngữ, hình ảnh:

  • Hình ảnh chân thực về sự thiếu thốn cũng như thực tế tình trạng sức khỏe của người chiến sĩ qua hình ảnh thơ “đoàn binh không mọc tóc”

  • Vẻ bên ngoài tuy ốm yếu, gầy gò, xanh xao nhưng vẫn không thể át đi được sự kiên cường, phí khách của người anh hùng “Quân xanh màu lá dữ oai hùm”.

  • Cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nguy hiểm của dòng sông Mã như chính tiếng lòng của người lính trước những chia ly, mất mát không thể nào bù đắp “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
  • Người chiến sĩ Tây Tiến tuy sống trong chiến tranh bom đạn những vẫn luôn dành những tình cảm, nhớ thương cho những người yêu thương, những người ở hậu phương để ủng hộ họ “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới”.

  • Chiến trường ác liệt khói lửa không thể tránh khỏi sự hy sinh. Nhưng số lượng người ra đi ngày càng nhiều, đến mức “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”.

- Đặc điểm của hình tượng đoàn binh Tây Tiến:

  • Sự lãng mạn với sự rung động đầy tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

  • Vẻ đẹp đầy bi tráng của những con người dũng cảm vượt khó, vượt khổ, vượt hiểm nguy để chiến đấu.

  • Người lính luôn giữ được trong mình tinh thần lạc quan yêu đời để vững chí chiến đấu.

  • Tình yêu quê hương nồng nàn, tha thiết, ngày một lớn dần đủ động lực cho họ chiến đấu mỗi ngày.

3.5 Câu 5 trang 47 SGK Văn 9/1 Kết nối tri thức

Chỉ ra một số biểu hiện của phong cách lãng mạn trong bài thơ. Phân tích một biểu hiện mà bạn cho là đặc sắc.

Một số biểu hiện của phong cách lãng mạn trong bài thơ:

- Cảm hứng lãng mạn:

  • Khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ nhưng cũng rất thơ mộng trữ tình.

  • Hình ảnh người dân Tây Bắc đẹp đẽ được xuất hiện trọng những đêm hội đuốc hoa với những nàng thiếu nữ xinh đẹp, e lệ.

- Ngôn ngữ thơ đầy lãng mạn:

  • Tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa qua các hình ảnh “Súng ngửi trời”, “heo hút cồn mây”, “Sông Mã gầm lên”,...

  • Giọng điệu thơ thay đổi liên tục theo tâm trạng của chính tác giả và người chiến sĩ. Lúc thì hào hùng sôi nổi, khi lại bi tráng da diết đầy bâng khuâng.

  • Chọn lọc nhiều từ ngữ giàu sức gợi hình gợi cảm để sử dụng.

3.6 Câu 6 trang 47 SGK Văn 9/1 Kết nối tri thức

Phân tích một số hình thức tổ chức ngôn ngữ đặc biệt trong bài thơ Tây Tiến.

Một số hình thức tổ chức ngôn ngữ đặc biệt trong bài thơ Tây Tiến:

  • Giọng điệu thơ biến đổi liên tục khi thì da diết khi thì sôi nổi đã giúp thể hiện cảm xúc của tác giả trước cảnh vật và con người tại Tây Bắc. Qua đó góp làm nổi lên vẻ đẹp đầy lãng mạn nhưng cũng không kém phần bi tráng của người lính Tây Tiến.

  • Những hình ảnh nhân hóa “Sông Mã gầm lên”, “Súng ngửi trời”,.... đã tạo nên điểm nhất và sức gợi cho bài thơ. Khiến cho bài thơ trở nên sống động hơn cũng như tái hiện lại khung cảnh thiên nhiên tráng lệ của Tây Bắc. Qua đó thấy được sự gian khổ, vất vả của người chiến sĩ trên con đường hành quân mỗi ngày.

3.7 Câu 7 trang 47 SGK Văn 9/1 Kết nối tri thức

Hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ từng bị phê phán là “xa lạ” với hình ảnh thực tế của anh bộ đội cụ Hồ thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Theo bạn, vì sao có sự đánh giá như vậy? Hãy nêu quan điểm của bạn về vấn đề này. 

  • Có thể một phần lý do mà hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ cùng tên từng bị một số ý kiến phê phán là “xa lạ” với hình ảnh thực tế của anh bộ đội cụ Hồ thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp vì ngoài sự anh hùng dũng cảm, Quang Dũng còn tạo nên hình ảnh người lính vô cùng lãng mạn và trẻ trung.

  • Theo quan điểm của em, trong mỗi tác phẩm nghệ thuật viết về chủ đề người lính Việt Nam đều có cảm nhận riêng của tác giả về những con người anh hùng này. Có thể bài thơ Tây Tiến không thể phản ánh được toàn bộ và chân thực nhất của người anh hùng nhưng đó lại là một góc nhìn mới lạ mà chỉ nhà thơ Quang Dũng mới có thể cảm nhận được. Không có đúng có sai, tất cả những tác phẩm được viết ra nhằm mục đích ca ngợi và biết ơn người lính đều đáng tôn trọng và suy ngẫm. Mỗi người chúng ta nên có cái nhìn đa chiều hơn để có thể hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩ mà bài thơ mang đến.

4. Kết nối đọc viết trang 47 SGK Văn 9/1 Kết nối tri thức

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận của bạn về một nét đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến.

Hình ảnh người lính Tây Tiến luôn mang trong mình một nét đẹp rất riêng, nó không phải là vẻ đẹp từ ngoại hình không phải là vẻ đẹp của tri thức mà chính là vẻ đẹp của sự dũng cảm và sự quyết tâm vượt qua mọi khó khăn nguy hiểm. Dù phải sống ở nơi núi rừng hùng vĩ mà đầy nguy hiểm cùng với những trận chiến liên tục diễn ra nhưng họ vẫn luôn tiếp tục chiến đấu với lòng dũng cảm của mình và luôn trong sự sẵn sàng hy sinh. Người chiến binh Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng nhưng cũng có lối sống lãng mạn và vô cùng tình cảm. Hình ảnh của họ dù không hoàn hảo nhưng luôn toát lên sức mạnh và lòng tự hào yêu nước. Điều này tạo nên vẻ đẹp quyết tâm và góp phần tạo nên sức hấp dẫn cũng như ý nghĩa sâu sắc cho hình ảnh người lính Tây Tiến trong tâm trí người đọc.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết trên, Vuihoc đã mang đến cho các em Soạn bài Tây Tiến| Văn 12 tập 1 kết nối tri thức. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ có thêm những gợi ý và hướng dẫn trọng điểm cho tác phẩm, giúp các em hiểu tác phẩm một cách chi tiết hơn. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau, các em hãy thường xuyên theo dõi các bài viết mới nhất của Vuihoc nhé.

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990