img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

Tác giả Minh Châu 15:05 30/11/2023 7,152 Tag lớ 12

Lỗi lập luận trong văn nghị luận là những sai sót thường gặp của học sinh khi làm bài văn nghị luận về các chủ đề. Để có thể hạn chế lỗi sai này trong bài thi THPT Quốc gia thì các bạn cần phải luyện tập tốt. Bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn Soạn bài Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận để các bạn thí sinh có thể làm bài thi môn Ngữ văn thật tốt!

Soạn bài Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Tóm tắt nội dung bài học 

Trong khi lập luận trong bài văn nghị luận thì các bạn cần phải lưu ý:

  • Đầu tiên cần phải xác định chính xác luận điểm đang cần trình bày: luận điểm đưa ra cần phải phù hợp đối với đối tượng đang nghị luận, cần phải bộc lộ ra được bản chất của đối tượng nghị luận đang cần bàn.

  • Sử dụng phương tiện ngôn ngữ một cách phù hợp: những câu văn, từ ngữ cần phải rõ ràng, ngữ nghĩa cần phải chính xác để diễn đạt câu từ thật đúng đối với nội dung chúng ta cần trình bày.

  • Có vô vàn phương pháp để trình bày và phương pháp để có thể sắp xếp luận điểm có trong đoạn văn nhưng cần phải luôn chú ý tới tính logic trong bài văn nghị luận, tính nhất quán của các luận điểm, luận cứ với nhau.

 

2. Hướng dẫn soạn bài Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận 

Phát hiện, phân tích và chữa lại các lỗi lập luận ở trong những câu sau đây:

2.1 Đoạn văn a: SGK Ngữ Văn 12/1 trang 212

Lỗi: Trong đoạn văn trên luận cứ không đầy đủ. Đề tài của đoạn văn trên chính là nói về văn học dân gian tuy nhiên phần triển khai luận cứ trong đoạn văn lại chỉ đề cập tới một vấn đề hẹp hơn là về ca dao, tục ngữ.

Sửa lại:

  • Bổ sung thêm luận cứ về những giá trị nhận thức của chủ đề văn học dân gian trong các tác phẩm truyện cổ, ca dao tục ngữ...

  • Sắp xếp lại các luận cứ đưa ra theo hệ thống.

→ Giá trị quan trọng nhất của nền văn học dân gian chính là giá trị về mặt nhận thức. Văn học dân gian đã chứa đựng một kho tàng kiến thức khổng lồ, phong phú về cuộc sống tự nhiên và đời sống xã hội. Truyện cổ tích đã giúp chúng ta hiểu thêm về cuộc đấu tranh không khoan nhượng, không đội trời chung giữa cái thiện và cái ác, tâm hồn hướng thiện của loài người. Ca dao dân ca cũng giúp chúng ta bồi dưỡng thêm về tình yêu quê hương đất nước, gia đình “Anh đi anh nhớ quê nhà - Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”. Còn tục ngữ thì lại vô cùng phổ biến qua những kinh nghiệm qua phán đoán từ xa xưa bắt nguồn từ thực tiễn “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa – bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”.

2.2 Đoạn văn b: SGK Ngữ Văn 12/1 trang 212

Lỗi:

  • Đưa ra những luận cứ không chặt chẽ, thiếu tính logic.

  • Nội dung của câu kết đoạn không phù hợp và ăn khớp với các câu phía trên.

Sửa lại:

  • Sửa lại các luận cứ đưa ra dẫn chứng sai.

  • Sửa lại luận điểm thứ nhất thành: “Người thanh niên trong lặng lẽ Sa Pa không chỉ mê say công việc mà anh ta còn tha thiết yêu đời, yêu người.”

→ Người thanh niên trong truyện ngắn lặng lẽ của Nguyễn Thành Long không chỉ mê say công việc mà anh ta còn thiết tha yêu đời, yêu người. Anh cũng rất thèm hơi người. Anh thèm hơi người tới mức là đã tự tay mình lăn một khúc cây to chắn ngang giữa đường đi để có thể được gặp mặt và trò chuyện với những người trong đoàn khách lên Sa Pa dù cuộc trò chuyện chỉ diễn ra một vài phút. Chính nhờ cái sự thèm người này đã khiến cho người đọc phần nào hiểu thêm được về tính cách của anh thanh niên. Anh là người sống lặng lẽ một mình, làm mọi công việc một cách thầm lặng nhưng cũng không có nghĩa là anh là người chán ghét cuộc sống. Anh vẫn rất yêu đời, vẫn rất yêu con người.

2.3 Đoạn văn c: SGK Ngữ Văn 12/1 trang 212

Lỗi: Những luận cứ được đưa ra còn sơ sài, chưa trình bày rõ nét được những khía cạnh có liên quan tới chi tiết Tràng đã nhặt được vợ qua đó đi đến kết luận chung nhất về giá trị nhân đạo.

Sửa lại:

  • Loại bỏ câu thứ hai.

  • Câu thứ ba sẽ biến đổi thành “Trong cái đói khủng khiếp, bao trùm lên cả làng thì họ vẫn biết nương tựa vào nhau trước hết là để sống”.

→ Trong truyện ngắn Vợ nhặt của tác giả Kim Lân đã cho người đọc cảm thấy được sức mạnh của tình con người trong những hoàn cảnh khó khăn nhất của cuộc sống. Trong cái đói khủng khiếp, bao trùm lên cả làng thì họ vẫn biết nương tựa vào nhau trước hết là để sống. Đây chính là biểu hiện cốt lõi của giá trị nhân đạo được thể hiện trong tác phẩm.

2.4 Đoạn văn d: SGK Ngữ Văn 12/1 trang 212

Nếu ai đã từng ra biển thì hẳn phải cảm nhận vẻ đẹp kì diệu và sức mạnh của những con sóng biển miên man vỗ bờ. Những con sóng luôn biến đổi khôn lường, lúc thì êm ả, dịu dàng, lúc lại sôi sục, dữ dội. Và những con sóng ấy dường như không biết mệt. Sóng từ đâu đến và đi đâu, về đâu? Chính vì thế, Xuân Quỳnh đã ví tình yêu của mình như những con sóng “Dữ dội và dịu êm – ồn ào và lặng lẽ”. Chính Xuân Quỳnh đã hóa thân vào những con sóng để nói lên tình yêu của mình.

Lỗi:

  • Những luận cứ được đưa ra còn lan man, xa rời với vấn đề nghị luận.

  • Nội dung của những luận cứ không liên kết với nhau.

Sửa lại: Lược bỏ đi câu thứ ba và thứ tư.

→ Nếu có ai đã từng đi ra biển thì hẳn phải có cảm nhận về vẻ đẹp kì diệu và sức mạnh của những con sóng trên biển miên man vỗ bờ. Những con sóng luôn luôn có cách biến đổi khôn lường, khi thì êm ả, dịu dàng, có khi thì lại sôi sục, dữ dội. Chính vì vậy, nhà thơ Xuân Quỳnh đã so sánh tình yêu của mình giống như những con sóng “Dữ dội và dịu êm – ồn ào và lặng lẽ”. Chính nhà thơ Xuân Quỳnh cũng đã hóa thân thành những con sóng để có thể nói lên tình yêu của mình.

2.5 Đoạn văn e: SGK Ngữ Văn 12/1 trang 212

Lòng thương người của Nguyễn Du bao trùm lên toàn bộ tác phẩm Truyện Kiều. Đoạn trích nào trong sách giáo khoa ông cũng nâng cao phẩm giá con người. Kiều thương cha bị đòn mà phải bán mình. Điều này khiến chúng ta thấy rõ hơn cuộc sống hồng nhan của Kiều. Ông thương xót Kiều vì Kiều chịu bao nhiêu tai họa. Ta càng hiểu thế nào là hồng nhan bạc mệnh.

Lỗi:

  • Những luận cứ đưa ra còn thiếu logic, quan hệ giữa các luận cứ đưa ra không chặt chẽ, không phù hợp với vấn đề và cũng không có các dẫn chứng đầy đủ, rõ ràng để nêu bật được luận điểm được nói đến.

  • Kết luận không liên kết với nội dung của luận điểm đưa ra.

Sửa lại:

  • Sửa lại những luận cứ không phù hợp với đoạn.

  • Bổ sung thêm một số luận cứ mới để có thể  làm rõ cho luận điểm.

  • Loại bỏ câu kết.

→ Tình thư­ơng ng­ười của đại thi hào Nguyễn Du đã bao trùm lên toàn bộ tác phẩm “Truyện Kiều”. Bất kể đoạn trích nào trong tác phẩm cũng đều thể hiện được tấm lòng thương người to lớn của Nguyễn Du. Ông thể hiện được tình th­ương với nàng Kiều, nàng phải bán thân mình để có thể chuộc tội cho cha và em gái. Ông cũng vô cùng xót xa khi Kiều đã phải “Thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần”. Ông tỏ ra cảm thông và chia sẻ với nàng Kiều. Ta cũng càng hiểu được tại sao “Truyện Kiều” có thể đạt tới đỉnh cao của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học như vậy.

>>> Đăng ký ngay bộ sổ tay hack điểm tổng hợp kiến thức các môn học thi THPT Quốc Gia mới nhất <<<< 

2.6 Đoạn văn g: SGK Ngữ Văn 12/1 trang 212

Cây xà nu là một loài cây họ thông mọc rất nhiều trong những khu rừng ở Tây Nguyên. Xà nu là một loại cây gỗ quý và đặc biệt có sức sống rất mãnh liệt. Nói đến cây xà nu là ta hình dung con người Tây Nguyên với phẩm chất anh dũng, quật cường. Rừng xà nu là biểu tượng cho người dân Xô Man. Hình ảnh những thế hệ cây xà nu cũng gợi lên sự tiếp nối của thế hệ những người dân Xô Man: “có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi…nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum suê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ".

Lỗi: Những luận cứ được nêu ra làm tiền đề để dẫn dắt cho luận điểm chính rất rườm rà, lan man, không cô đọng và  không có khả năng  làm nổi bật lên vấn đề nghị luận.

Sửa lại:

  • Lược bỏ đi luận cứ: “Nói đến cây xà nu...quật cường”.

  • Sửa lại luận cứ: “Hình ảnh những thế hệ… lông mao, lông vũ” sao cho phù hợp với phương pháp lập luận.

→ Cây xà nu là một loài cây thuộc họ thông, loài cây này mọc rất nhiều trong những khu rừng ở vùng Tây Nguyên. Xà nu được biết đến là một loại cây gỗ quý hiếm và đặc biệt thì nó có một sức sống rất mãnh liệt, mạnh mẽ. Rừng xà nu cũng là biểu tượng cho những người dân Xô Man. Hình ảnh của những thế hệ cây xà nu cũng đã gợi lên sự tiếp nối của những thế hệ người dân nơi đây ở trong cuộc kháng chiến không cân sức với một kẻ thù hung bạo và hiếu chiến chính là đế quốc Mĩ.

2.7 Đoạn văn h: SGK Ngữ Văn 12/1 trang 212

Lỗi:

  • Luận điểm được đưa ra không rõ ràng, rành mạch.

  • Luận cứ đưa ra thì không có tính hệ thống, thiếu liên kết.

  • Kết luận của đoạn không phù hợp với luận điểm được nêu ra.

Sửa lại:

  • Sửa lại luận điểm đầu tiên thành: “Văn học dân gian có giá trị nuôi dưỡng tâm hồn con người”.

  • Thay đổi về phương pháp diễn đạt ở luận cứ để phù hợp hơn với luận điểm.

→ Văn học dân gian có giá trị nuôi dưỡng tâm hồn con người. Trong các tác phẩm của văn học dân gian đều có thiên hướng con người tới cái “chân, thiện, mĩ”.  Cô Tấm cũng phải chết đi sống lại rất nhiều lần để cuối cùng có thể trở lại làm con người, giết kẻ thù, giành lại hạnh phúc vốn có của mình. Thạch Sanh cũng là hiện thân của những con người lao động giỏi, dũng cảm, chất phác nhưng lại bị mẹ con Lý Thông gian ác, thâm độc đánh lừa, tuy vậy cuối cùng thì chàng trai vẫn được làm phò mã và nối dõi ngôi vua.

Những câu ca dao đã ru tâm hồn ta bằng tình yêu quê hương đất nước nồng cháy và sự gắn bó với con người với nhau, biết ơn quê hương, biết ơn tổ tiên, ông cha, biết rằng bản thân mình cũng  góp phần vào nuôi dưỡng tâm hồn con người.

Văn học dân gian cũng có những tiêu biểu cho nhiều phong cách nghệ thuật, đặt nền móng cho văn học viết Việt Nam. Nhà văn đã học được gì ở truyện cổ tích, nhà thơ đã học được gì ở ca dao. Phải chăng chính là học từ cốt truyện, bố cục truyện, những tình tiết, sự kiện trong truyện, tình huống có thể đem cho người đọc, người nghe những sự thích thú. Cách so sánh. ẩn dụ, nhân hoá… trong ca dao là những bài học đắt giá cho những nhà thơ và cả với những ai “Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời”.

Ôn thi tốt nghiệp THPT theo lộ trình ngay từ sớm cùng khóa học PAS THPT của vuihoc. Click đăng ký để trải nghiệm học thử hoàn toàn miễn phí bạn nhé! 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

Trên đây, VUIHOC đã cung cấp cho các bạn cách để Soạn bài Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận và hướng dẫn giải một số những câu hỏi luyện tập trong sách giáo khoa. Ngoài ra, để học nhiều hơn các kiến thức, các bài tham khảo Soạn Văn 12 và các môn học của THPT thì các em hãy truy cập vuihoc.vn  ngay bây giờ nhé!

>> Mời các em xem thêm: 

 

| đánh giá
Hotline: 0987810990