img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Loạn đến nơi rồi| Văn 12 tập 1 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 09:14 14/08/2024 5,076 Tag Lớp 12

Bài viết dưới đây chính là Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Loạn đến nơi rồi| Văn 12 tập 1 Cánh diều mà Vuihoc gửi đến các em. Hy vọng qua bài soạn này các em sẽ có cái nhìn đa chiều nhất về đoạn trích trong vở kịch mùa hè ở biển.

Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Loạn đến nơi rồi| Văn 12 tập 1 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Loạn đến nơi rồi: Chuẩn bị

Đọc trước đoạn trích; tìm hiểu thông tin về tác giả Xuân Trình và vở kịch Mùa hè ở biển

- Tác giả:

  • Xuân Trình - tên đầy đủ là Nguyễn Xuân Trình sinh năm 1936 mất năm 1991.

  • Ông là người  làng Lỗ Xá, xã Yên Hưng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

  • Xuân Trình là một nhà viết kịch và là một trong những lãnh đạo sân khấu đầu tiên, tiên phong cho sự nghiệp đổi mới.

- Vở kịch Mùa hè ở biển:

  • Sáng tác năm 1981.

  • Gồm 6 cảnh viết về vấn đề nóng của cuộc sống thời bấy giờ. Đó là sự bức xúc trước những quan điểm cổ hủ, lạc hậu trong sản xuất khiến cho đất nước không thể phát triển nhanh chóng.

2. Soạn bài Loạn đến nơi rồi: Đọc hiểu 

2.1 Chú ý chỉ dẫn sân khấu để hình dung về nhân vật và bối cảnh.

Chỉ dẫn sân khấu: Đồng chí Đoàn Xoa là cán bộ huyện tỉnh được điều chuyển về trung ương để làm chuyên viên. Ông là người vô cùng nghiêm túc nên trong lần ông về thăm nhà, khi ông đi thăm đồng thì tất cả mọi người đều trịnh trọng đứng lên để chào đón.

2.2 Hành động “giả vờ” hỏi của ông Đoàn Xoa khi đi thăm đồng đã nhận được câu trả lời như

thế nào từ phía bà con?

- Hành động giả vờ hỏi của ông Đoàn Xoa về việc làm khoán khi đi thăm đồng đã nhận được những câu trả lời của bà con như:

  • “ Đồng chí định khuyến khích chúng tôi làm sai đấy à”

  • “ Ở đâu không biết, chứ ở đây thì cứ vững như bàn thạch. Đồng ruộng cứ cấy chung, gặt chung vui lắm. Trước hợp tác một thôn, hai thôn chứ bây giờ toàn xã rồi”

  • Tất cả người dân đều không đồng ý với việc làm khoán. Mọi người nghĩ rằng ông Đoàn Xoa đã khuyến khích bà con làm sai vì tất cả đồng ruộng trong xã đều được người dân xã cùng cấy chung.

2.3 Tại sao những người thân của ông Đoàn Xoa cũng không dám nói thật với ông ?

Những người thân của ông Đoàn Xoa cũng không dám nói ra sự thật với ông bởi vì mọi người đang sợ ông Đoàn Xoa sẽ phát hiện ra được sử thật. Đó là người dân đang khoán chui ruộng đất để cày.

2.4 Điều cụ Bản “cam đoan” liệu có xảy ra?

- Điều cụ Bản “cam đoan” với bà Xoa là việc ông Xoa sẽ rất vui mừng khi anh Thông vác bao đạm về nhà.

- Nhưng điều cụ Bản cam đoan đã không thành hiện thực. Bởi vì khi anh Thông vác bao đạm về thì ông Xoa đã ngạc nhiên hỏi “Cái gì thế này”. Khi anh Thông nói cho ông Xoa biết đó là bao đạm thì ông đã cảm thấy rất bực bội.

2.5 Câu nói “Loạn, loạn đến nơi rồi!” thể hiện suy nghĩ, tâm trạng gì của ông Đoàn Xoa?

  • Câu nói “Loạn, loạn đến nơi rồi!” của ông Đoàn Xoa đã thể hiện tâm trạng bàng hoàng mà tức giận của ông. Ông không thể tin được sự thật là người dân đang đi làm khoán chui. Ông cảm thấy việc người dân lựa chọn làm khoán chui như vậy chỉ phục vụ cho lợi ích cá nhân của họ chứ không phải vì lợi ích của hợp tác xã, việc này ngược hoàn toàn với quy tắc của xã hội thời bấy giờ.

2.6 Em hiểu thế nào là “bán chui”?

Theo ý hiểu của em, “bán chui” có nghĩa là cách bán lén lút, không công khai bởi đó là những sản phẩm vi phạm pháp luật không được pháp luật cho phép lưu hành.

2.7 Thái độ, hành động của Quân với ông Xoa có gì khác các nhân vật Cụ Bản và Hướng?

Khi nói chuyện với ông Xoa thì lúc đầu Quân vẫn giữ thái độ lễ phép, lịch sự khi sử dụng đại từ xưng hô là “tôi” với “bác”. Nhưng sau khi bị ông Xoa chỉ trích và nói rằng mình đã phá chính sách của nhà nước, phải chịu những hình phạt của pháp luật thì Quân đã lập tức thay đổi cách xưng hô thành “tôi” và “ông”. Cách xưng hô này thể hiện sự tức giận và không thể hiểu được lối suy nghĩ của ông Xoa. Ở phần cuối cuộc nói chuyện, Quân còn trực tiếp tỏ ra thái độ mỉa mai với cách suy nghĩ đầy lạc hậu, hạn hẹp không theo kịp thời đại của ông Xoa.

2.8 Chú ý thái độ mỉa mai của Quân khi gọi ông Xoa là “ ông duy vật”

Việc gọi ông Xoa là “ông duy vật” đã thể hiện thái độ mỉa mai và châm biếm với cách tư duy của ông Xoa.

>> Xem thêm: Soạn văn 12 cánh diều 

3. Soạn bài Loạn đến nơi rồi: Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 70 SGK Văn 9/1 Cánh diều 

Tóm tắt và nêu tình huống của đoạn trích.

Tình huống của đoạn trích: Đoạn trích nói về một lần về thăm nhà của cán bộ Đoàn Xoa và sự ngạc nhiên của anh khi thấy những thay đổi nhanh chóng của ngôi làng và người dân. Tất cả mọi người dân làng bao gồm cả mẹ con bà Xoa hay bí thư Hướng đều tìm cách nói dối và cảm thấy lo lắng sợ Đoàn Xoa sẽ phát hiện ra việc người dân xã thực hiện khoán chui trong ba năm trở lại đây. Khi thấy Đoàn Xoa về thăm làng thì cụ Bản, là một trong nhưng người dân của hợp tác xã mà trước đây từng phải đi xin ăn từng bữa mà nay đã xây được một căn nhà khang trang với ngói mới. Cụ Bản đã sang nhà để mời Đoàn Xoa tới dự buổi cất nóc của nhà ông. Khi nói chuyện với bí thư Hướng cụ Bản nhìn thấy con trai mình vác bao đạm về. Ông vừa bất ngờ, ngạc nhiên lại bức xúc phẫn nộ khi phát hiện ra sự việc lén lút này. Đoàn Xoa cũng đã có cuộc tranh cãi kịch liệt với Quân - thuyền trưởng đoàn đánh cá khi cả hai có luồng ý kiến rất ngược nhau.

3.2 Câu 2 trang 70 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Dòng nào dưới đây nêu đúng về ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích?

A. Ngôn ngữ đối thoại và chỉ dẫn sân khấu 

B. Ngôn ngữ độc thoại và chỉ dẫn sân khấu

C. Ngôn ngữ đối thoại và bàng thoại

D. Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại

Theo em, ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích là ngôn ngữ đối thoại và chỉ dẫn sân khấu (đáp án A).

3.3 Câu 3 trang 71 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Đoạn trích thể hiện xung đột giữa các nhân vật nào và vì sao các nhân vật đó nảy sinh xung đột?

  • Xung đột xảy ra giữa ông Đoàn Xoa với cụ Bản và bí thư Hướng: Khi thấy ông Xoa về thăm làng, một vài người dân nghèo đói từng phải ăn xin trước đây đã đến mời ông Xoa tham dự buổi cất nóc vì giờ đây họ đã có thể xây được ngôi nhà cho mình. Tại đây, chính qua cuộc trò chuyện với cụ Bản và bí thư Hướng mà ông đã phát hiện ra rằng người dân làng đã làm khoán chui ruộng đất từ ba năm trước.

  • Xung đột giữa ông Đoàn Xoa với thủy thủ đánh cá: Khi ông Xoa ra bãi biển và thấy thủy thủ đã cõng một sọt cá để trực tiếp giao dịch với người thương lái. Ông đã cho rằng đây là hành động bán chui trái với pháp luật vì theo đúng quy định thì thủy thủ phải mang cá đến mậu dịch giao nộp.

  • Xung đột giữa ông Đoàn Xoa với thuyền trưởng Quân: Ông Xoa đã đòi thuyền trưởng phải xử lý hành động bán cá ra ngoài của thủy thủ vì theo ông họ không có quyền đó. Nhưng Quân lại có suy nghĩ trái ngược vì anh cho rằng ai cũng cần kiếm sống và những lý tưởng trên miệng đó không giúp cuộc sống của người dân tốt hơn.

3.4 Câu 4 trang 71 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Em có đồng tình với ý kiến: “Tôi nói ông là người duy tâm, người trái ngược tự nhiên...”,“ Nguyên do của cái nghèo, một phần vì còn tồn tại nhiều người nghĩ trái tự nhiên như ông đấy” của thuyền trưởng Quân về nhân vật Đoàn Xoa không? Vì sao?

- Em đồng tình với hai ý kiến: “Tôi nói ông là người duy tâm, người trái ngược tự nhiên...” và “ Nguyên do của cái nghèo, một phần vì còn tồn tại nhiều người nghĩ trái tự nhiên như ông đấy” của thuyền trưởng Quân về nhân vật Đoàn Xoa. Bởi vì:

  • Để tồn tại trong cuộc sống thì là con người phải làm việc, làm việc để tạo ra của cải. Chỉ khi đó cuộc sống của họ mới có thể đảm bảo và phát triển. Mọi người đều có quyền tận hưởng một cuộc sống như vậy và để làm được điều này, họ phải tham gia kinh doanh và buôn bán tạo ra thu nhập. Điều này là hoàn toàn hợp lý và là điều hiển nhiên nhiên. Nhưng ông Đoàn Xoa cho rằng họ làm điều này chỉ vì lợi ích của cá nhân mình. Và vì đất nước còn nghèo nên tất cả mọi người đều phải tuân theo các chính sách của chính phủ, mọi giao dịch bên ngoài của người dân đều là bất hợp pháp.

  • Đây chính là cách suy nghĩ của người không chịu nhìn nhận thực tế cuộc sống. Họ chỉ tư duy theo lý thuyết đưa ra chứ không chịu biến đổi nó theo thời đại.

=> Những suy nghĩ tùy tiện này đã đi ngược lại quy luật phát triển của xã hội. Đồng thời do sự thiếu kiến ​​thức, thiếu hiểu biết của mình về khoa học kỹ thuật mà một số nhóm người như ông Đào Xoa đã vô tình trở thành vật cản cho sự phát triển của xã hội. Đó chính là nguyên nhân chủ yếu để dẫn đến tình trạng nghèo đói thời bấy giờ của đất nước.

Sổ tay ngữ văn chính là bí kíp giúp các em học văn dễ dàng hơn. Rất nhiều tips học văn hiệu quả chỉ được bật mí trong cuốn sổ tay này thôi đấy. Đăng ký ngay để nhận thật nhiều ưu đãi nhé!

3.5 Câu 5 trang 71 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Em sẽ bày tỏ quan điểm như thế nào nếu có ý kiến cho rằng chỉ cần chi tiết phát hiện sự việc “khoán chui” là đủ thể hiện được tính cách của nhân vật Đoàn Xoa và chủ đề của tác phẩm (mà không cần đến chi tiết phát hiện “bán chui” cá ở trên biển)

Em không đồng ý với quan điểm chỉ cần chi tiết phát hiện sự việc “khoán chui” là đủ thể hiện được tính cách của nhân vật Đoàn Xoa và chủ đề của tác phẩm mà không cần đến chi tiết phát hiện “bán chui” cá ở trên biển. Bởi vì:

Chi tiết “khoán chui” chỉ thể hiện được một phần nhỏ trong cách suy nghĩ của ông Đoàn Xoa chứ chưa thể hiện được tất cả tính cách và lối tư duy của ông. Khi đọc chi tiết “khoán chui” thì người đọc mới chỉ thấy được sự bức xúc cũng như thái độ ngỡ ngàng của ông. Chính vì vậy chỉ qua chi tiết nhỏ này thì người đọc chưa thể hiểu được tính cách của nhân vật Đoàn Xoa và chủ đề của tác phẩm.

Tình tiết “bán chui” hải sản trên biển chính là mâu thuẫn đỉnh điểm thể hiện được toàn bộ tính cách của Đoàn Xoa qua hai đoạn hội thoại tiếp theo. Đầu tiên, với người thủy thủ, khi ông Đoàn Xoa biết được sự thật là cá sau khi đánh bắt không được mang đến nộp cho mậu dịch mà lại đem đi bán chui, ông đã cho rằng ngư dân đang thực hiện một hành động trái với pháp luật, đi ngược lại chính sách của chính phủ và yêu cầu họ phải làm biên bản tường trình sự việc. Tình tiết này đã thể hiện sự cứng nhắc và bảo thủ trong suy nghĩ của ông Đoàn Xoa. 

Đỉnh điểm của cuộc xung đột là chi tiết đối thoại giữa thuyền trưởng Quân với ông Đoàn Xoa. Ông Đoàn Xoa liên tục lập luận thêm rằng cá là sản phẩm của quốc gia và đội tàu của Quân không có quyền bán ra bên ngoài. Ông tin rằng người ta nên làm việc vì lý tưởng dân tộc chứ không phải vì miếng ăn, vì lợi ích cá nhân trước mắt. Tất cả người dân đều phải cống hiến toàn bộ khả năng của mình cho việc xây dựng đất nước bởi vì đất nước còn nghèo. Đây chính là một tầm nhìn hạn hẹp, lỗi thời đi ngược lại với sự phát triển xã hội của ông Xoa.

Phải kết hợp cả hai tình tiết truyện mới có thể giúp người đọc thấy được toàn bộ tính cách và lối tư duy của ông Đoàn Xoa. Đây là một nhân vật luôn mong muốn cống hiến cho sự phát triển của dân tộc nhưng lại quá cổ hủ, cứng nhắc và bảo thủ không chịu thay đổi theo cuộc sống thực tế.

3.6 Câu 6 trang 71 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Việc trở thành đối tượng bị châm biếm của nhân vật Đoàn Xoa trong đoạn trích gợi cho em suy nghĩ gì?

Theo những gì tác giả miêu tả thì ta có thể thấy được Đoàn Xoa là một người cán bộ có tính nguyên tắc cao. Ông còn là người yêu thương vợ con hết mực, đối xử tốt với bạn bè đồng chí. Ông là người luôn có sự thiện chí, mong muốn tốt đẹp cho sự phát triển của đất nước, làm mọi cách để xóa đói giảm nghèo cho làng xóm của mình. Nhưng khi cuộc sống chuyển động mỗi ngày, xã hội ngày càng phát triển thì dường như những suy nghĩ của ông lại trở thành cổ hủ, không theo kịp thời đại.

Chính sự lỗi thời không theo kịp sự tiến triển của cuộc sống đó đã vô tình đẩy Đoàn Xoa vào những tình thế hài hước, khiến ông trở thành đối tượng bị châm biếm. Trong tác phẩm, ông Đoàn Xoa trở thành biểu tượng cho sự lạc hậu bảo thủ, là hình ảnh tiêu biểu cho những con người có tầm nhìn hạn hẹp không chịu suy nghĩ đa chiều. 

Qua tác phẩm kịch, tác giả đã thông qua nhân vật Đoàn Xoa để gửi đến người đọc những thông điệp cuộc sống. Đó là phê phán những điều tiêu cực, những thứ cũ mang tính cổ hủ lạc hậu trong công cuộc sản xuất và quan hệ xã hội tại nông thời. Đồng thời do sự lạc hậu về công nghệ cùng với việc không được cấp nhập những kiến thức mới khiến cho những người giống như ông Đoàn Xoa trở thành hòn đá cản đường cho sự phát triển của xã hội.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết trên, Vuihoc đã mang đến cho các em Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Loạn đến nơi rồi Văn 12 tập 1 Cánh diều. Hy vọng qua bài soạn chi tiết này các em sẽ có thêm những gợi ý và cái nhìn đa chiều cho tác phẩm. Qua đó giúp các em hiểu tác phẩm một cách chi tiết hơn. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức văn học với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau, các em hãy thường xuyên theo dõi các bài viết mới nhất trên website vuihoc.vn nhé.

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990