img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Phân tích bài thơ "Việt Bắc"| Văn 12 tập 1 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 10:16 09/09/2024 9,599 Tag Lớp 12

Dưới đây là phần soạn bài chi tiết Thực hành đọc hiểu: Phân tích bài thơ "Việt Bắc"| Văn 12 tập 1 Cánh diều. Văn bản đã thể hiện được những tư tưởng và quan điểm của tác giả về những giá trị đặc sắc, những nét độc đáo cũng như điểm nổi bật của bài thơ Việt Bắc. Qua đó, tác giả đã thể hiện sự đổi mới và sáng tạo của nhà thơ Tố Hữu.

Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Phân tích bài thơ
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Phân tích bài thơ "Việt Bắc": Chuẩn bị 

Chuẩn bị 1

Xem lại nội dung phần đọc hiểu của bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu). Từ những hiểu biết về bài thơ, hãy liên hệ và so sánh với nội dung bài phân tích của tác giả Nguyễn Văn Hạnh.

Phương pháp giải:

Đọc lại toàn bộ nội dung đọc hiểu của bài thơ Việt Bắc 

Lời giải chi tiết:

- Điểm giống: Đều khai thác được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc, giúp cho người đọc có hiểu biết rõ ràng hơn về tác phẩm

Điểm khác: Nội dung của bài phân tích thơ Việt Bắc của Nguyễn Văn Hạnh đã tập trung phân tích vào một vài chi tiết nghệ thuật đặc sắc: cặp đại từ “ta-mình” hay hình tượng của Bác Hồ,…Từ đó, thể hiện quan điểm và nhận xét của tác giả về tác phẩm trên và phong cách thơ của tác giả Tố Hữu.

Chuẩn bị 2

Đọc trước văn bản Phân tích bài thơ “Việt Bắc” sau đó tìm hiểu thêm về tác giả Nguyễn Văn Hạnh

Phương pháp giải:

Tìm hiểu trên Internet, sách và báo… 

Lời giải chi tiết:

Tác giả Nguyễn Văn Hạnh:

a. Tiểu sử và cuộc đời: 

- Sinh năm 1931, mất năm 2023

- Quê quán: huyện Điện Bàn thuộc tỉnh Quảng Nam

- 1975-1981: Ông làm Trưởng ban phụ trách tại Viện Đại học Huế và là Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Huế

- 1983-1987: Ông làm Thứ trưởng bộ giáo dục 

- 1981-1983: Ông làm Phó Trưởng ban Văn hóa Văn nghệ Trung ương và Phó Trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương

b. Sự nghiệp văn chương:

- Là nhà giáo, nhà lý luận và phê bình nổi tiếng, là tác giả của rất nhiều công trình nghiên cứu 

- Những tác phẩm đã xuất bản: Suy nghĩ về văn học; Cơ sở lý luận văn học; Thơ Tố Hữu, tiếng nói đồng ý, đồng tình, đồng chí; Lý luận văn học – vấn đề và suy nghĩ; Nam Cao – một đời người, một đời văn; Văn học và văn hóa – vấn đề và suy nghĩ,…

Chuẩn bị 3

Tìm đọc một bài phân tích, nhận xét và đánh giá thơ bài thơ Việt Bắc của tác giả Tố Hữu

Phương pháp giải:

Tìm hiểu trên Internet, sách và báo… 

Lời giải chi tiết:

Một bài phân tích, nhận xét và đánh giá thơ bài thơ Việt Bắc của tác giả Tố Hữu: bài nghiên cứu và phân tích của Hoài Thanh, Vũ Đức Phúc, Hoàng Trung Thông,…

2. Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Phân tích bài thơ "Việt Bắc": Đọc hiểu 

2.1 Mở đầu, tác giả đã nêu vấn đề gì ?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung trong phần đầu của văn bản

Lời giải chi tiết:

Mở đầu, tác giả đã giới thiệu khái quát về bài thơ Việt Bắc sau đó đưa ra đánh giá và nhận xét về giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

2.2 Hình thức nào của bài thơ đã được người viết chú ý vào phân tích ?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại nội dung trong đoạn đầu của phần 2 văn bản

Lời giải chi tiết:

Hình thức cấu tạo dựa theo lối đối đáp giao duyên của nam nữ ở trong ca dao dân ca của bài thơ đã được người viết chú ý phân tích.

2.3 Chú ý vào những lí lẽ và bằng chứng của tác giả

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung trong phần 2 của văn bản

Lời giải chi tiết:

- Lí lẽ:

+ “ Do sự thâm nhập giữa đối đáp và độc thoại mà trong bài thơ “ta” và “mình” không phải lúc nào cũng tách biệt mà có sự chuyển hóa lẫn nhau”

+ “Nhưng đi sâu hơn thì “mình”cũng là “ta”, “ta” cũng là “mình”, “ta” và “mình” hòa làm một 

+ “Mình là bản thân mình, là ta, nhưng mình cũng là người khác, một người khác thân thiết với mình,  người bạn đời của mình, vì vậy có thể xem như chính mình”

- Bằng chứng: Trích dẫn những câu thơ có trong bài thơ Việt Bắc xuất hiện đến cặp đại từ “mình-ta”.

2.4 Chú ý vào những nhận xét chủ quan của tác giả bài viết

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung trong phần 2 của văn bản 

Lời giải chi tiết:

Những nhận xét chủ quan của tác giả về bài viết:

- “ Bài thơ có ý vị đậm đà, đặc biệt do nỗi nhớ…”

- “Trong bài thơ, cái tình đằm thắm vốn là sở trưởng của hồn thơ và giọng thơ Tố Hữu được kết hợp với một khả năng quan sát tinh tế”

- “Người đọc như được sưởi ấm bởi cái tình “Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”, càng thấy thân thiết…”

- “Những câu thơ viết tự nhiên, thoải mái, như tuôn chảy từ tấm lòng không một chút dụng công…”

- “Kháng chiến và cách mạng đã xua tan bớt nét hiu hắt âm u của Việt Bắc, làm tăng thêm cảnh mơ mộng của nó…”

→   Thể hiện được quan điểm và đánh giá của tác giả đối với bài thơ Việt Bắc.

2.5 Sự so sánh ở đây là nhằm vào mục đích gì ?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung trong phần 2 của văn bản

Lời giải chi tiết:

Sự so sánh ở đây là nhằm vào việc thể hiện sự thay đổi giọng thơ linh hoạt ở trong tác phẩm Việt Bắc: Lúc miêu tả về thiên nhiên Việt Bắc, tấm lòng chân thật và tình nghĩa của người Việt Bắc, giọng thơ thật đằm thắm, tâm tình còn lúc miêu tả không khí sôi nổi của sinh hoạt cách mạng và chiến đấu thì giọng thơ lại náo nức, trầm hùng.

2.6 Chú ý vào tính khẳng định ở trong ý kiến của tác giả

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại nội dung trong phần 3 của văn bản

Lời giải chi tiết:

Tính khẳng định ở trong ý kiến của tác giả được thể hiện thông qua các câu văn:

- “ Đoạn thơ viết về Bác ở gần cuối bài là một trong những đoạn hay nhất của bài thơ”

- “Hình ảnh, phong độ của Bác ở đây rất mực giản dị, ung dung, thanh thoát”

- “Nghệ thuật đặc tả hình ảnh Bác trong đoạn thơ không chỉ thể hiện chân thực…mà còn rất phù hợp với tâm hồn và phong độ của Bác…”

2.7 Phần 3 đã nêu ra và phân tích về nội dung gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại nội dung trong phần 3 của văn bản

Lời giải chi tiết:

Phần 3 đã nêu về những đánh giá và nhận xét của tác giả về đoạn thơ viết về Bác ở gần phần cuối của tác phẩm Việt Bắc; chỉ ra được điểm khác biệt về hình tượng của Bác Hồ ở trong những bài thơ của Tố Hữu và đưa ra những nhận định về tác phẩm.

Sổ tay ngữ văn chính là bí kíp giúp các em học văn dễ dàng hơn. Rất nhiều tips học văn hiệu quả chỉ được bật mí trong cuốn sổ tay này thôi đấy. Đăng ký ngay để nhận thật nhiều ưu đãi nhé!

3. Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Phân tích bài thơ "Việt Bắc": Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1. Câu 1 trang 151 sgk văn 12/1 cánh diều 

Qua văn bản Phân tích bài thơ “Việt Bắc”, tác giả Nguyễn Văn Hạnh đang muốn làm sáng tỏ điều gì? Vấn đề đó được nêu ra ở phần nào của văn bản?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại nội dung văn bản sau đó trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Thông qua văn bản Phân tích bài thơ “Việt Bắc”, tác giả Nguyễn Văn Hạnh đã muốn làm sáng tỏ bài thơ Việt Bắc chính là bài ca tâm tình, vô cùng tiêu biểu cho hồn thơ và cho phong cách của nhà thơ Tố Hữu.

- Vấn đề đó đã được nêu ở đoạn văn đầu của phần 2 bài viết: “Việt Bắc ngọt ngào, đằm thắm, là một bài ca tâm tình…”

3.2 Câu 2 trang 151 sgk văn 12/1 cánh diều

Xác định nội dung chính của các phần đã được đánh số ở trong văn bản. Từ đó, nêu ra các luận điểm của bài viết.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại nội dung của văn bản và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Những luận điểm của bài viết :

+ Khái quát những điểm độc đáo, sáng tạo và mới mẻ có trong bài thơ Việt Bắc (phần 1)

+ Biểu hiện của sự sáng tạo và mới mẻ ở trong bài thơ Việt Bắc thông qua kết cấu, từ ngữ, âm hưởng, nhịp điệu, hình ảnh thơ, cách diễn đạt và ngôn ngữ. (phần 2)

+ Hình ảnh Bác ở trong thơ Tố Hữu và phần kết luận (phần 3). 

>> Xem thêm: Soạn văn 12 cánh diều 

3.3 Câu 3 trang 151 sgk văn 12/1 cánh diều

Người viết phân tích và làm sáng tỏ ý kiến: “Việt Bắc ngọt ngào, đằm thắm, là một bài ca tâm tình, rất tiêu biểu cho hồn thơ, cho phong cách của Tố Hữu” bằng những lí lẽ và dẫn chứng nào ở trong phần 2 của văn bản?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại nội dung của phần 2 văn bản sau đó trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Người viết đã phân tích và làm sáng tỏ được ý kiến bằng những lí lẽ và dẫn chứng :

+ Tình nghĩa sâu nặng của Tố Hữu đối với đất nước và nhân dân. Dẫn chứng thông qua câu nói của tác giả Tố Hữu ở trong cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu văn học người Pháp.

+ Hai nhân vật ở trong bài thơ tưởng chừng như tách biệt nhưng lại đi sâu hơn “ta” với “mình” đều hoà vào làm một. Qua đó thể hiện được sự gắn bó và tình nghĩa thiết tha giữa kẻ đi với người ở lại. Dẫn chứng: nhà thơ đã thay thế chữ “mình” vào chữ “ta” ở một vài câu thơ sau đó phân tích tính hợp lý và hoà quyện của chúng.

+ Bài thơ có một ý vị đậm đà và đặc biệt do nỗi nhớ. Tác giả đã rút ra “Cái nghĩa đậm đà, cái tình đằm thắm vốn là sở trường trong hồn thơ và giọng thơ Tố Hữu”. Dẫn chứng : tác giả đã phân tích những câu thơ thể hiện về tình cảm mặn nồng ở trong bài Việt Bắc

+ Viết về thiên nhiên Việt Bắc, thơ Tố Hữu thật đằm thắm như ca dao và dân ca. Tác giả chứng minh lí lẽ thông qua việc trích dẫn sau đó phân tích những câu thơ viết về núi rừng Việt Bắc có trong bài thơ.

3.4 Câu 4 trang 151 sgk văn 12/1 cánh diều

Nét độc đáo khi tác giả phân tích phần 3 của văn bản là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại nội dung của phần 3 sau đó trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Nét đặc sắc ở trong phần 3: Nghệ thuật đặc tả về hình ảnh của Bác.

+ Dẫn chứng: Tác giả đã viết thêm, “nhà thơ Xuân Diệu cho đây là một bức họa”. Qua đó, tăng sức thuyết phục thông qua sự nhận định của một nhà thơ lớn, một ông hoàng thơ tình.

+ Tác giả sử dụng một loạt những câu từ khẳng định như là “nhà thơ đã dựng lên một bức tranh đầy chất thơ” hay “Hình ảnh, phong độ của Bác ở đây rất mực giản dị”,...nhằm thể hiện rõ ràng về lập trường, quan điểm và bộc lộ ý kiến của tác giả.

3.5 Câu 5 trang 151 sgk văn 12/1 cánh diều 

Văn bản Phân tích bài thơ “Việt Bắc” của tác giả Nguyễn Văn Hạnh đã giúp em hiểu thêm được những gì về bài thơ này?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung của văn bản sau đó trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Văn bản Phân tích bài thơ “Việt Bắc” của tác giả Nguyễn Văn Hạnh đã giúp em hiểu thêm: 

- Nét đặc sắc trong việc sử dụng đến cặp đại từ “Mình-ta” thông qua việc phân tích nội dung và ý nghĩa của việc sử dụng cặp đại từ ở trong từng đoạn thơ của tác phẩm

- Giá trị nội dung của tác phẩm: vẻ đẹp son sắt, chân tình, thủy chung của người dân Việt Bắc cùng với tình quân dân thắm thiết ở trong tác phẩm

- Ý nghĩa của giá trị nghệ thuật ở trong tác phẩm Việt Bắc mà nhà thơ đã sử dụng

- Hình tượng của nhân vật Bác trong thơ Tố Hữu

3.6 Câu 6 trang 151 sgk văn 12/1 cánh diều

Dẫn ra một vài câu văn thể hiện ý kiến nhận xét và đánh giá chủ quan của người viết khi phân tích bài thơ Việt Bắc.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung của văn bản sau đó trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Một vài câu văn thể hiện ý kiến nhận xét và đánh giá chủ quan của người viết:

+ “Nét đặc sắc cao quý của Việt Bắc chính là ở chỗ nghèo mà chân tình”

+ “Trong bài thơ, cái nghĩa đậm đà, cái tình đằm thắm vốn là sở trường trong hồn thơ và giọng thơ Tố Hữu”

+ “Bài thơ có một ý vị đậm đà, đặc biệt do nỗi nhớ”

+ “Bài thơ Việt Bắc thật sự là một trong những bài thơ hay nhất trong sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu và trong nền thơ hiện đại của chúng ta”

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây là toàn bộ phần Soạn bài chi tiết Thực hành đọc hiểu: Phân tích bài thơ "Việt Bắc" mà VUIHOC đã chuẩn bị cho các em. Khi tham khảo phần soạn bài này, các em có thể có thêm những góc nhìn về nghệ thuật và nội dung của Tác phẩm Việt Bắc, điều này sẽ giúp các em rất nhiều khi gặp đề bài phân tích tác phẩm.

Ngoài phần soạn bài này ra, nếu các em muốn tham khảo thêm những bài soạn văn khác hay bất cứ bài soạn trong những môn học khác thì hãy nhanh tay truy cập vào trong website chính thức của VUIHOC để có thể đăng ký một cách nhanh nhất khoá học cho mình và được giải đáp những thắc mắc từ các thầy cô giáo của VUIHOC vô cùng tâm huyết và có trình độ chuyên môn cao nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990