img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Vi hành| Văn 12 tập 2 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 16:48 28/10/2024 4 Tag Lớp 12

Truyện ngắn "Vi hành" của Nguyễn Ái Quốc, được viết vào năm 1923, không chỉ là một câu chuyện hấp dẫn mà còn là một bài tố cáo mạnh mẽ chế độ thực dân Pháp và sự suy đồi của triều đình Huế. Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Vi hành| Văn 12 tập 2 Cánh diều để hiểu rõ hơn về tác phẩm này.

Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Vi hành| Văn 12 tập 2 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Vi hành: Chuẩn bị

1.1 Tìm hiểu về tác giả Hồ Chí Minh

- Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) sinh ngày 19-5-1890 trong một gia đình yêu nước tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.

- Người học tại trường Quốc học Huế và sau đó làm giáo viên ở Dục Thanh (Phan Thiết).

- Sớm nuôi dưỡng lòng yêu nước, năm 1911, Người rời quê hương tìm con đường cứu - nước, hoạt động cách mạng tại nhiều quốc gia như Pháp, Trung Quốc, và Thái Lan.

- Ngày 3-2-1930, Người thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Năm 1941, trở về nước lãnh đạo phong trào cách mạng.

- Tháng 8-1942, Người sang Trung Quốc để tìm kiếm sự hỗ trợ quốc tế nhưng bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam đến tháng 9-1943.

- Sau khi ra tù, Người quay trở lại lãnh đạo phong trào cách mạng, góp phần vào Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945.

- Ngày 2-9-1945, Người đọc bản tuyên ngôn độc lập, đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, giữ chức vụ Chủ tịch nước.

- Lãnh đạo nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

- Người từ trần vào ngày 2-9-1969 tại Hà Nội.

- Quan điểm sáng tác:

+ Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu quan trọng phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Ông cho rằng mỗi nhà văn là một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa và nghệ thuật.

+ Người đặc biệt chú trọng đến tính chân thật và tính dân tộc trong văn học.

+ Khi viết, Bác luôn xuất phát từ mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức tác phẩm.

- Các tác phẩm văn học tiêu biểu:

+ Văn chính luận: Các bài báo trên báo Nhân Đạo, như Tuyên ngôn độc lập, Bản án chế độ thực dân Pháp, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, và Lời kêu gọi chống Mỹ cứu nước.

+ Truyện và ký: Những tác phẩm viết bằng tiếng Pháp được đăng trên các báo ở Paris như Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, Nhật ký chìm tàu.

+ Thơ ca: Nhật ký trong tù, chùm thơ sáng tác ở Việt Bắc và trong kháng chiến chống Pháp như Ca binh lính ca và Ca sợi chỉ.

- Phong cách nghệ thuật:

+ Tính đa dạng: Hồ Chí Minh viết nhiều thể loại bằng nhiều ngôn ngữ, mỗi thể loại mang những nét độc đáo và hấp dẫn riêng.

  •  Văn chính luận: Ngắn gọn, xúc tích, lập luận chặt chẽ với đa dạng bút pháp.

  • Truyện và ký: Thể hiện tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén.

  • Thơ ca: Chia thành hai loại, mỗi loại có phong cách riêng.

- Tính thống nhất: Phong cách viết ngắn gọn, trong sáng và giản dị, cùng với việc sử dụng linh hoạt các bút pháp nghệ thuật khác nhau. Hình tượng nghệ thuật hướng tới ánh sáng tương lai.

=> Nguyễn Ái Quốc là một nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại và một hoạt động xuất sắc trong phong trào quốc tế. Đồng thời, Người cũng là một nhà thơ và nhà văn tài năng, đầy sáng tạo. Văn thơ của Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá.

1.2 Tìm hiểu chung về tác phẩm vi hành 

a. Nội dung tác phẩm

Trên chuyến xe điện ngầm, đôi trai gái người Pháp nhìn thấy nhân vật “tôi”, một người An Nam, và họ nhầm tưởng đó là Khải Định. Họ thảo luận và nhận xét về Khải Định, coi ông như một tên hề, một trò giải trí rẻ tiền. Khi đôi trai gái xuống tàu, người kể chuyện nhớ lại những kỷ niệm thời thơ ấu, về câu chuyện vi hành của vua Pie và vua Thuấn, rồi từ đó liên kết và bình luận về cuộc "vi hành" mờ ám của Khải Định với những động cơ riêng. Tác giả cũng phản ánh sự nhầm lẫn của người Pháp và chính quyền thực dân, từ đó châm biếm cách mà thực dân Pháp đối xử với những người Việt Nam yêu nước.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời

- Vi hành là một truyện ngắn viết bằng tiếng Pháp, được đăng trên báo Nhân Đạo, số ra ngày 19-2-1923.

- Tác phẩm ra mắt đúng vào thời điểm vua Khải Định được chính phủ Pháp đưa sang tham dự cuộc đấu xảo thuộc địa tại Mác-xây.

c. Thể loại: Truyện ngắn.

d. Phương thức biểu đạt:Tự sự.

e. Ý nghĩa nhan đề

- Từ “Vi hành” trong tiếng Pháp là "Incognito", có nghĩa là ngầm, bí mật, không công khai.

- Dịch giả Huy Thông lựa chọn từ Hán Việt "vi hành" vì xưa kia, các nhà vua thường cải trang để tìm hiểu cuộc sống của dân chúng.

- Vua Khải Định vi hành: Đi lén để thỏa thích ăn chơi phục vụ nhu cầu cá nhân, nhằm châm biếm và mỉa mai.

f. Bố cục:

- Phần 1 (Từ đầu đến …cũng “vi hành” đấy): Cuộc trò chuyện giữa đôi trai gái trong chuyến tàu điện ngầm.

- Phần 2 (Còn lại): Nhận định và thái độ mỉa mai đối với vua Khải Định.

g. Giá trị nội dung:

- Tố cáo chính sách dã man và bịp bợm của thực dân.

- Lên án chính sách ngu dân và việc đầu độc người dân bằng thuốc phiện, rượu.

- Phê phán bản chất lừa đảo của những tên thực dân, tự xưng là khai hóa nhưng thực chất là cướp nước.

- Tố cáo chế độ nhà tù giam giữ người yêu nước trên khắp nước Pháp.

⇒ Tác phẩm thể hiện sức chiến đấu mạnh mẽ.

h. Giá trị nghệ thuật:

- Hình thức bức thư gửi cho cô em gái tạo sự khách quan, tăng tính tự nhiên và chân thật cho tác phẩm.

- Tác phẩm đại diện cho bút pháp văn xuôi hiện đại.

- Tình huống truyện độc đáo.

- Cách kể chuyện tự nhiên, hóm hỉnh, kết hợp giữa kể và tả.

1.3 Trả lời câu hỏi chuẩn bị 

Bối cảnh xã hội Việt Nam những năm 1920 – 1925:

Trong giai đoạn này, Nguyễn Ái Quốc đã nghiên cứu bản Sơ thảo lần thứ nhất về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, từ đó tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc.

Xã hội Việt Nam thời điểm này đang dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Trước tình hình khó khăn, nhiều cuộc khởi nghĩa đã diễn ra, tạo nền tảng cho việc hình thành các tổ chức và phong trào đấu tranh mạnh mẽ.

2. Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Vi hành: Đọc hiểu 

2.1 Mở đầu truyện có gì đặc sắc ?

Mở đầu truyện không sử dụng lời dẫn, mà thay vào đó là những lời thoại của nhân vật ngay từ phần đầu, điều này tạo nên sự độc đáo và hấp dẫn đối với người đọc.

2.2 Nhân vật “tôi” bị nhầm với ai ?

Nhân vật “tôi” bị hiểu nhầm thành một vị vua, cụ thể là vua Khải Định.

2.3 Hình dung những gì diễn ra sau dấu ba chấm của câu “Đúng lúc đó thì…”

Sau dấu ba chấm, người con trai dự định nhắc đến một điều bất ngờ vừa mới xuất hiện: sự xuất hiện của một vị vua ngay trước mắt họ - một điều thú vị và mới mẻ giữa những điều tẻ nhạt gần đây.

2.4 Những câu chuyện kể ở đây có dụng ý gì ?

- Mục đích:

+ So sánh vua Khải Định với các câu chuyện và trò hề khôi hài, từ đó tạo ra giá trị châm biếm sâu sắc.

+ Những câu chuyện kể thể hiện thái độ coi thường của người Pháp đối với người Đông Dương.

2.5 Chú ý giọng điệu mỉa mai của tác giả.

Giọng điệu mỉa mai của tác giả được thể hiện qua câu văn: “Những tiếng ‘Hắn đấy!’ hay ‘Xem hắn kìa!’… thường nghe thấy dọc đường.” Đây chính là cảnh đón tiếp “tốt đẹp” mà người Pháp dành cho người Đông Dương, với những lời chỉ trỏ thô lỗ và phán xét.

Sổ tay tổng hợp kiến thức môn Ngữ Văn giúp các em đạt điểm cao thi tốt nghiệp THPT. Đăng ký đặt hàng để nhận ưu đãi giảm giá cực tốt từ VUIHOC nhé!

3. Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Vi hành: Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 23 sgk văn 12/2 Cánh diều 

+ Phần 1: “Hắn đấy!...giao kèo thuê đấy”: Cuộc trò chuyện giữa đôi trai gái trên chuyến tàu.

+ Phần 2: “Tàu đỗ,…đi theo tôi”: Quan điểm và suy nghĩ của nhân vật “tôi” về Khải Định cũng như chế độ thực dân.

+ Phần 3: “Cô em thân mến….một vị hoàng đế”: Thái độ châm biếm của nhân vật “tôi” đối với người dân và chính phủ Pháp khi họ tiếp đón người Đông Dương.

3.2 Câu 2 trang 23 sgk văn 12/2 Cánh diều

Truyện xoay quanh việc một đôi nam nữ trẻ tình cờ gặp một người An Nam và nhầm tưởng đó là một vị vua đang đi vi hành. Họ thảo luận và nhận xét về Khải Định, coi ông như một tên hề, một trò giải trí.

Nhân vật chính trong câu chuyện là đôi nam nữ trẻ, trong khi nhân vật được nhắc đến là vua An Nam – Khải Định và các thực dân Pháp.

Tình huống trong truyện “Vi hành” độc đáo ở chỗ tác giả đã đặt nhân vật “tôi” – người kể chuyện – vào một vị trí khách quan, trở thành người chứng kiến và ghi nhận những đánh giá của công chúng Pháp về một ông vua An Nam.

3.3 Câu 3 trang 23 sgk văn 12/2 Cánh diều

- Ngoại hình:

+ Mũi tẹt, đôi mắt xếch, và gương mặt bủng bềnh như vỏ chanh.

+ Trang phục lòe loẹt, với "các ngón tay đeo đầy nhẫn" và "người hắn được khoác lên đủ bộ lụa là và hạt cườm."

- Hành vi: Nhút nhát, lúng túng.

→ Đường nét của một vị vua bù nhìn, vô dụng, và thích phô trương. Vì vậy, trong mắt người Pháp, ông là một vị vua mà không khác gì một chú hề, trở thành con rối để làm trò vui cho thực dân, và sang Pháp chỉ để làm tay sai.

3.4 Câu 4 trang 23 sgk văn 12/2 Cánh diều

Đoạn văn thể hiện rõ nét châm biếm nhằm vào chính phủ Pháp, khi họ đón tiếp người An Nam như những bậc vua chúa, cần có tùy tùng tận tụy bên cạnh. Tuy thực chất, đó chỉ là những mật thám được cử đi để theo dõi những người yêu nước Việt Nam. Tuy nhiên, điều này lại rất phù hợp với sự nhầm lẫn bi hài trong câu chuyện. Qua đó, tác giả đã khéo léo thể hiện tiếng cười châm biếm, đả kích vào bọn thực dân.

>> Xem thêm: Soạn văn 12 cánh diều

3.5 Câu 5 trang 23 sgk văn 12/2 Cánh diều

- Sức mạnh đả kích của thiên truyện:

+ Tác phẩm khắc họa chân dung vị vua bù nhìn qua góc nhìn giễu cợt của người Pháp.

+ Nó vạch trần bản chất giả dối và thủ đoạn của thực dân, cùng những tội ác của họ như đầu độc người dân thuộc địa bằng rượu và thuốc phiện.

- Những yếu tố thể hiện màu sắc châm biếm, đả kích:

+ Tình huống truyện: Chính phủ Pháp và người dân nhầm lẫn tất cả những ai có da vàng đều là vua Khải Định. Do đó, chân dung nhân vật vẫn được hiện lên rõ nét dù ông không cần xuất hiện.

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Vua Khải Định hiện lên qua lời bàn luận của người dân Pháp như một tên hề với vẻ ngoài khoa trương và tính cách nhút nhát, thể hiện phong cách tầm thường, hèn mọn.

+ Từ ngữ: Sử dụng những từ mang sắc thái châm biếm như “công tử bé” cùng các cụm từ như “phải chăng” hay “hay là” nhằm soi xét và phơi bày những mặt tiêu cực của vua Khải Định.

Câu chuyện về vua Thuấn và vua Pie càng làm nổi bật sự tầm thường và nhỏ bé của Khải Định.

3.6 Câu 6 trang 23 sgk văn 12/2 Cánh diều

- Ý nghĩa:

+ Tác giả có thể trần thuật với lối văn phóng khoáng, không bị ràng buộc bởi bất kỳ quy tắc nào của thể loại thư viết cho người thân.

+ Điều này tạo ra chất đa giọng cho tác phẩm, cho phép nhà văn dễ dàng chuyển đổi giữa giọng điệu trần thuật, châm biếm và trữ tình thân mật.

+ Nhà văn không cần tuân thủ trật tự thời gian tuyến tính. Việc sử dụng câu chuyện ở quá khứ và liên hệ với các bậc vua chúa tiến bộ làm nổi bật sự vô dụng và lén lút của vua Khải Định, đồng thời tăng thêm độ sắc sảo trong châm biếm.

3.7 Câu 7 trang 23 sgk văn 12/2 Cánh diều

- Nội dung phần 3: Chính phủ Pháp luôn tiếp đón người An Nam như những vị khách quý cần được chú trọng.

- Ý tưởng: 

+ Biểu tượng của nước Pháp: Tháp Eiffel.

+ Các nhân vật xuất hiện: Nhân vật “tôi”; người dân Pháp và những mật thám ẩn nấp trong đám đông để theo dõi người An Nam.

+Không gian: Một con đường sầm uất, khu phố đi bộ.

- Ý nghĩa: Tác phẩm thể hiện bản chất của thực dân Pháp, luôn giám sát và theo dõi từng hành động của người dân, đặc biệt là người Việt Nam, xâm phạm quyền cơ bản của con người. Đồng thời, nó cũng bộc lộ chất châm biếm sâu sắc của tác giả trước sự tiếp đón “nhiệt tình” của những “người tùy tùng tận tụy” này.

"Vi hành" là một minh chứng xuất sắc cho tài năng văn chương và tinh thần đấu tranh cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. Thông qua lối kể chuyện tự nhiên, hóm hỉnh nhưng không kém phần sắc bén, tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc, góp phần làm sáng tỏ chân dung một nhà văn, nhà cách mạng tài ba và kiên trung. Sự kết hợp giữa giá trị nội dung tố cáo mạnh mẽ và giá trị nghệ thuật tinh tế đã nâng tầm "Vi hành" trở thành một tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam.

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Bên cạnh Soạn bài Vi hành Văn 12 tập 2 cánh diều, hãy tham khảo các bài soạn văn khác trong chương trình ngữ văn 12 tại VUIHOC ngay trên website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC để được lên lộ trình học tập và ôn thi tốt nghiệp THPT ngay từ sớm bạn nhé! 

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990