img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện, kí hoặc kịch| Văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 17:02 19/08/2024 13 Tag Lớp 12

Bài viết dưới đây chính là Soạn bài Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện, kí hoặc kịch| Văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo mà Vuihoc gửi đến các em. Hy vọng qua bài soạn này các em sẽ hiểu thêm về phương pháp so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện, kí hoặc kịch.

Soạn bài Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện, kí hoặc kịch| Văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện, kí hoặc kịch: Ngữ liệu tham khảo

1.1 Câu 1 trang 95 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo 

Cụm từ nào trong nhan đề và các đoạn mở bài, kết bài cho thấy đề tài của bài viết đã được xác định rõ ràng, cụ thể?

Cụm từ xác định rõ ràng được nhan đề và các đoạn mở bài, kết bài và cho thấy được đề tài của bài viết:

  • Trong nhan đề: Những điểm tương đồng, khác biệt

  • Mở bài: Sự tương đồng và khác biệt trong lối viết giữa hai tác giả

  • Kết bài: Hai tác phẩm cũng cho thấy...dù cho…

1.2 Câu 2 trang 95 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo

Tác giả bài viết so sánh, đánh giá hai tác phẩm trên những tiêu chí nào?

Những tiêu chí mà tác giả đã sử dụng để so sánh, đánh giá hai tác phẩm trên:

  • Thể loại sáng tác

  • Đề tài sáng tác

  • Phương pháp quan sát

  • Phương pháp miêu tả đối tượng

  • Cách sử dụng kiến thức đời sống vào tác phẩm

  • Sử dụng ngôn từ chọn lọc

  • Cái “tôi”

1.3 Câu 3 trang 95 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo

Nhận xét về cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác giả bài viết khi so sánh, đánh giá hai tác phẩm.

Cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác giả bài viết khi so sánh, đánh giá hai tác phẩm:

  • Khi đưa ra những luận điểm thì người viết luôn đính kèm những bằng chứng và lý lẽ. Ví dụ như trong việc quan sát và miêu tả vẻ đẹp của hai dòng sông lớn:

  • Vẻ đẹp hùng vĩ của sông Đà được tác giả Nguyễn Tuân nhìn dưới sự “hung bạo”, “nguy hiểm”,...

  • Dòng sông Hương dưới góc nhìn của Hoàng Phủ Ngọc Tường có vẻ đẹp nữ tính mà man dại của những cô gái Di gan,...

>> Xem thêm: Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo 
 

1.4 Câu 4 trang 96 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo

Nêu một số mẫu câu mà người viết thường dùng nhằm làm rõ sự tương đồng/ khác biệt giữa hai tác phẩm.

Một số mẫu câu mà người viết thường dùng nhằm làm rõ sự tương đồng và khác biệt giữa hai tác phẩm là:

  • Hai tác phẩm có sự tương đồng trong phương pháp lựa chọn thể loại…

  • Trong cả hai tác phẩm có những điểm chung trong việc lựa chọn đề tài của…

  • Tuy có sự tương đồng về mặt nội dung những với ngòi bút khác nhau và phong cách sáng tác khác nhau khiến cho hai tác phẩm…

  • Sự khác biệt lớn giữa hai tác phẩm chính là đa dạng trong góc độ quan sát và miêu tả cùng một sự vật sự việc của hai tác giả…

  • Với những kiến thức đời sống cũng như khả năng hiểu và sự linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ khác nhau khiến cho hai tác phẩm có…

1.5 Câu 5 trang 96 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo

Từ bài viết trên đây, bạn rút ra những lưu ý gì khi viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học?

Những lưu ý khi viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học mà có thể rút ra được từ bài viết trên:

  • Khi làm rõ những điểm tương đồng và cả những điểm khác biệt giữa hai tác phẩm có cùng một nhóm nội dung hoặc nghệ thuật thì có thể sử dụng một số mẫu câu so sánh hoặc liên từ quen thuộc như:

  • Nếu…thì

  • Nếu tác phẩm A viết về… thì tác phẩm B lại lựa chọn chủ đề về…

  • Tác phẩm A đã cho người đọc thấy được…còn với tác phẩm B thì tác giả lại khiến người đọc hiểu hơn về…

  • Trong khi tác phẩm A đã… thì tác phẩm B lại có thể…

  • Khi so sánh sự tương đồng và khác biệt hay đánh giá về hai tác phẩm văn học thì phải giữ được nội dung và giọng văn trung lập nhất, tránh nêu quá nhiều quan điểm cá nhân.

  • Không mang theo sự chủ quan trong việc so sánh và đánh giá hai tác phẩm.

  • Tránh không sử dụng cách diễn đạt cảm tính khi viết bài so sánh và đánh giá hai tác phẩm.

Sổ tay Ngữ Văn tổng hợp các tips học văn hiệu quả giá chỉ bằng một cốc trà sữa. Nhanh tay đặt hàng thôi bạn ơi!!!

2. Soạn bài Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện, kí hoặc kịch: Bài viết tham khảo

Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện, kí hoặc kịch mà theo bạn là có những điểm tương đồng/ khác biệt.

Nghệ thuật chính là nơi mà chúng ta có thể tìm kiếm hiện thực từ những góc nhìn khác nhau. Đây là nơi tiết lộ chân thật những góc khuất, những nỗi đau và cũng có cả những điều đẹp đẽ, cao quý. Để rồi khi quay lại thế giới thực tại thì chúng ta càng phát triển hơn ý chí và tình yêu thương, tin tưởng vào bản thân và nỗ lực sống tốt hơn mỗi ngày. Trong thời kỳ đất nước chưa giành được độc lập thì dưới ngòi bút của tác giả Thạch Lam, hiện thực cuộc sống là bức tranh thành phố nghèo được lóe sáng khi có đoàn tàu đi qua. Còn dưới ngòi bút của Nguyễn Minh Châu thì đó là những ngày mà thành phố vẫn còn chìm trong ánh sáng của bom đạn do chiến tranh để lại. 

Có người đã nói rằng nhà văn chính là những người cầm bút viết nhật ký cho thời đại. Hai bức tranh hiện thực của Thạch Lam và Nguyễn Minh Châu cũng đã ghi lại quá khứ đau thương đó. Với ngòi bút của Thạch Lam, người đọc có thể thấy được khung cảnh một thị trấn nghèo, nơi người dân phải vật lộn để kiếm sống hàng ngày. Câu chuyện bắt đầu khi ánh chiều tà nhạt dần, những hàng quán nhỏ lên đèn, chiếu sáng một bên đường và mờ ảo ở bên kia dường như bị che phủ hoàn toàn trước khi ngày tàn. Ánh trăng le lói dường như khiến con người dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi hơn. Vì thiếu ăn mà từng người di chuyển một cách chậm chạp, họ dường như đã mất đi niềm khao khát vào ánh sáng hay là vào một tương lai tốt đẹp hơn. Cả thị trấn lúc này chỉ còn nghe thấy tiếng cười dài của bà cụ Thi vang vọng. Bà cười điên cuồng nhưng chắc chắn đây không phải nụ cười vui mà là cười vào cái cuộc sống mệt mỏi. Bên cạnh đó còn có những người không còn đủ sức để cười nữa như là chị Tí dù mệt mỏi đến đây thì vẫn phải dọn hàng ra kiến sống. Hay có cả sự im lặng trong nhà hát xẩm, có bóng dáng đổ dài của bác phở Siêu đã đứng lâu trước bếp lửa. Hiện ra trước mắt người đọc là một bức tranh buồn bã, mệt mỏi và kiệt sức của người dân.Đây chính là một bức tranh hiện thực của các thị trấn địa phương những năm trước khi đất nước giành được độc lập.

Còn với Nguyễn Minh Châu thì ông đã đem đến trước mặt người đọc một bức tranh rất đẹp. Bức tranh khiến cho Phùng nghĩ rằng đó chính là tất cả lý do mà anh đã đi một chuyến dài, là những gì mà nghệ thuật hướng tới. Con thuyền xa trên biển mù sương thật đẹp và êm đềm. Cả gia đình sống bình yên trên chiếc thuyền nhỏ đó và tất cả đều được chạm khắc đẹp mắt. Đây có thể là bức tranh của đất nước sau khi giành được độc lập. Chúng ta sống trong vinh quang sau chiến tranh, niềm vui sau chiến thắng. Nhưng thực tế không hoàn toàn giống như những gì ta thấy được trên bề mặt. Thực tế nằm ẩn trong lớp hào quang, là nơi không hề có sự trọn vẹn đó.

Con đường ở vùng quê nghèo nơi mà tác phẩm của Thạch Lam viết lên dường như bừng sáng niềm hy vọng khi đoàn tàu kéo đến. Chuyến tàu tựa như ánh sáng của thủ đô Hà Nội xa xôi trong ký ức của hai chị em Liên, chuyến tàu như mang theo ánh sáng có sức mạnh xua tan bóng tối khắp nơi. Diện mạo Hà Nội, cuộc sống đủ đầy chốn thủ đô dường như đang ngày càng thu hút sự chú ý của chị em Liên cùng những người đang chờ tàu. Đó là khát khao với ánh sáng, hy vọng hiện thực chấm dứt mệt mỏi, đói nghèo. Đằng sau hình ảnh thành phố nghèo là khát vọng, khao khát hướng về ánh sáng, thoát khỏi bóng tối.

Con thuyền xa xa đã hiện rõ nét bút của Nguyễn Minh Châu khi Phụng nhìn thấy mọi người trên chiếc thuyền đó đang cố gắng chém giết lẫn nhau. Người chồng đánh vợ còn người vợ không làm gì khác ngoài việc nhẫn nhục chịu đựng, trong khi cậu bé tìm cách giết cha mình. Đó là một thực tế trần trụi, một sự thật không thể xác định được bằng khái niệm độc lập, một thực tế không thể thừa nhận bằng khái niệm dân chủ, bình đẳng. Đó là một thực tế khác với những gì Phùng định nghĩa là nghệ thuật. Nghệ thuật là gì nếu nó bị phá vỡ và biến dạng khi đối diện với hiện thực? Độc lập có ích gì nếu chúng ta chỉ sống trong sự huy hoàng của quá khứ? Hai tác phẩm này cung cấp những góc nhìn mới và lịch sử và cuộc sống. Có lẽ dưới cái nhìn của nghệ thuật thì những gì hiện thực phản ánh chân thật mới là những thứ ẩn dấu trong đó.

 

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện, kí hoặc kịch| Văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo. Để có thêm nhiều các kiến thức không chỉ với môn Văn và cả các môn học khác, các em hãy thường xuyên truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990