Tóm tắt những đứa con trong gia đình
Truyện Những đứa con trong gia đình là một trong nhiều tác phẩm xuất sắc của nhà văn Nguyễn Thi chương trình Ngữ Văn lớp 12. Trong bài viết dưới đây, VUIHOC gửi đến các em bài tóm tắt Những đứa con trong gia đình để giúp các em hiểu được nội dung chính của tác phẩm và có sự chuẩn bị chu đáo trước khi đến lớp. Cùng VUIHOC tìm đọc nhé!
1. Tóm tắt những đứa con trong gia đình ngắn gọn
1.1 Tóm tắt những đứa con trong gia đình ngắn gọn 1
Nhân vật chính trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình là Việt, một người con xuất thân trong gia đình người miền Nam yêu nước, các thế hệ cha ông trước đã hi sinh quên mình cho sự hòa bình của dân tộc. Đến thế hệ của Việt, với lòng căm thù giặc đã cướp đi những người thân yêu, Việt và Chiến đã quyết tâm khi lớn lên sẽ tham gia chiến đấu trong hàng ngũ quân đội của đất nước. Với sự giúp đỡ của chú Năm dù chưa đủ tuổi nhưng Việt vẫn có thể tham gia tòng quân. Trong quá trình chiến đấu, Việt bị thương nặng, nằm một mình trên mảnh đất rừng lạnh lẽo, âm u lại còn bị lạc mất đồng đội nên Việt đã ngất đi. Sau nhiều lần ngất đi tỉnh lại, trong đầu Việt đều hiện lên hình ảnh, kí ức về gia đình, về chị Chiến, về mẹ. Để thấy được hiện lên cốt cách của người chiến sĩ yêu gia đình, yêu quê hương đất nước da diết. Sau cùng Việt cũng được đồng đội tìm thấy và đưa về cứu chữa vết thương, rất nhanh sau đó đã phục hồi.
1.2 Tóm tắt những đứa con trong gia đình ngắn gọn 2
Nhân vật chính trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình là Việt, một người con xuất thân trong gia đình người miền Nam yêu nước, các thế hệ cha ông trước đã hi sinh quên mình cho sự hòa bình của dân tộc. Đến thế hệ của Việt, với lòng căm thù giặc đã cướp đi những người thân yêu, Việt và Chiến đã quyết tâm khi lớn lên sẽ tham gia chiến đấu trong hàng ngũ quân đội của đất nước. Với sự giúp đỡ của chú Năm dù chưa đủ tuổi nhưng Việt vẫn có thể tham gia tòng quân. Trong quá trình chiến đấu, Việt bị thương nặng, nằm một mình trên mảnh đất rừng lạnh lẽo, âm u lại còn bị lạc mất đồng đội nên Việt đã ngất đi. Sau nhiều lần ngất đi tỉnh lại, trong đầu Việt đều hiện lên hình ảnh, kí ức về gia đình, về chị Chiến, về mẹ. Để thấy được hiện lên cốt cách của người chiến sĩ yêu gia đình, yêu quê hương đất nước da diết. Sau cùng Việt cũng được đồng đội tìm thấy và đưa về cứu chữa vết thương, rất nhanh sau đó đã phục hồi.
1.3 Tóm tắt những đứa con trong gia đình ngắn gọn 3
Hai chị em Chiến và Việt trong tác phẩm những đứa con trong gia đình là những đứa con trong ngôi nhà nông dân nghèo nhưng lại giàu lòng yêu nước. Nối tiếp nhiều thế hệ trong gia đình có truyền thống ra trận chiến đấu bảo vệ nền độc lập đất nước nhưng lại mang nhiều mất mát đau thương khi những người con đó lần lượt chứng kiến cảnh ba má ngã xuống phát súng của kẻ thù. Chính hình ảnh đó đã nung nấu ý chí của những người con như Chiến và Việt một lòng thù giặc. Trong một trận đánh ác liệt nơi rừng cao su mà anh đã bị thương nặng, đã vậy còn bị lạc mất đồng đội mãi sau ba ngày mới được tìm thấy và cứu chữa. Trong suốt ba ngày ấy, anh liên tục ngất đi rồi tỉnh lại, những kỉ niệm về gia đình cứ thế lấp đầy tâm trí anh, cảm tưởng như chẳng có sự chết chóc nào ở đây cả, dường như một mình nằm lại chiến trường những anh chẳng hề sợ hãi.
Khóa học PAS THPT Quốc Gia đang có ưu đãi cực shock trước thềm năm học mới
2. Tóm tắt những đứa con trong gia đình chi tiết
2.1 Tóm tắt những đứa con trong gia đình chi tiết 1
Tác phẩm Những đứa con trong gia đình là câu chuyện kể về người dân Nam Bộ điển hình là nhân vật chính được nhà văn Nguyễn Thi xây dựng là nhân vật Việt. Từ nhỏ đã sống trong gia đình có truyền thống cách mạng từ những thế hệ ông cha đã ngã xuống để giành độc lập cho đất nước. Ông nội, ba và má của Việt đều chết dưới nòng súng của bọn đế quốc. Dù còn tuổi nhỏ nhưng Việt và người chị gái Chiến đều ý thức được và căm phẫn trước sự man rợ của chiến tranh, muốn được bao thù cho cha mẹ và Tổ Quốc. Việt ra đi tòng quân khi tuổi chưa đủ 18 dưới sự trợ giúp phần nhiều của chú Năm. Trong một lần chiến đấu Việt bị thương nặng tới mức ngất đi bất tỉnh, mắt nhắm tịt, anh ngất đi rồi tỉnh lại không biết bao lần. Lần thứ 4 tỉnh lại anh nhớ, mường tượng về hình ảnh má đang xuất hiện trước mắt mình, nhớ về ngày trước của gia đình, nhớ hình ảnh tranh giành nhau đi bộ đội để trả thù cho gia đình. Việt muốn đi nhưng lúc đó chị Chiến không cho vì tuổi còn nhỏ vả lại muốn Việt ở nhà trông đứa em nhỏ. Rồi trước sự phân giải của chú Năm, cả hai người đều được đi xung phong tòng quân, trước ngày đi cùng nhau sắp xếp lại công việc nhà cửa, bàn thờ ba má được khiêng sang nhà chú Năm giữ hộ tới ngày trở về. Đó là những kỉ niệm của người chiến sĩ ngay cả khi vết thương đau tới tận máu thịt nhưng trong lòng chỉ có hình ảnh của gia đình. Cuối cùng thật may khi anh được đồng đội tìm được và cứu giúp đưa về nơi quân y để chữa lại vết thương. Anh em trong đội quân khuyên Việt viết thư gửi cho chị Chiến kể về công lao nhưng với Việt thấy điều đó chẳng đáng gì so với thành tích của đơn vị đã đạt được và má mình trước khi.
>> Mời bạn tham khảo: Soạn văn 12
2.2 Tóm tắt những đứa con trong gia đình chi tiết 2
Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình tái hiện lại con người thời kháng chiến ác liệt của dân tộc ta khi con người phải gồng mình lên chiến đấu bảo vệ mảnh đát quê hương yêu dấu. Điển hình trong câu chuyện xây dựng hình ảnh nhân vật Việt và Chiến sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn, cha thì bị bọn giặc Pháp chặt đầu còn mẹ thì bị đan bom kẻ thù bắn chết. Vì lý do ấy mà từ lâu trong lòng hai chị em đều nung nấu nguyện vọng được tòng quân để trả thù cho cha mẹ đồng thời cúng để trả thù cho đất nước. Chị Chiến lúc này đã đủ 18 tuổi nên quyết định lên đường đi tòng quân trước, Việt thấy vậy liền nhanh nhảu xin đi thay chị một phần vì thương chị một phần vì lòng yêu nước muốn đánh bại quân giặc Mỹ đem về hòa bình cho đất nước. Chú Năm thấy vậy nên đã đồng ý cho hai chị em đi, hai chị em chuyển bàn thờ qua nhà chú Năm giữ hộ đến khi nào trở về. Những năm tháng chiến đấu trong một lần chẳng may Việt vì thương quá nặng nên đã ngất đi trong rừng cao su. Việt nằm bất động, hai mắt nhắm nghiền, đầu óc Việt lúc này ào ạt những kỉ niệm về gia đình, Việt nhớ chị Chiến, nhớ chú Năm nhớ cả má nữa. Qua chi tiết đó để thấy được sự ấm áp, yêu thương gia đình của nhân vật Việt không chỉ dũng cảm, kiên cường mà đến cả khi bị thương anh cũng một lòng nhớ về gia đình. Mãi sau ba ngày dài đằng đẵng ấy, Việt được đồng đội tìm thấy và được đưa về chăm sóc.
2.3 Tóm tắt những đứa con trong gia đình chi tiết 3
Tác phẩm Những đứa con trong gia đình là câu chuyện xoay quanh Việt - đứa con trong gia đình nông dân có mối thù hận sâu sắc với quân giặc Mỹ. Các thành viên trong gia đình lần lượt bị giết hại dưới tay giặc từ ông nội, bố rồi đến mẹ cũng hy sinh vì bom đạn của kẻ thù. Việt sống với chị Chiến, hai chị em lủi thủi dựa vào nhau mà sống với mong ước trả thù cho cha mẹ giành lại độc lập cho dân tộc. Việt đã quyết đi tòng quân khi chưa đủ 18 tuổi dưới sự giúp đỡ của chú Năm. Nhưng thật không may trong một lần tham gia trận đánh tại rừng cao su, Việt đã bị thương và lạc đồng đội, Việt nằm bất động cứ mơ mơ màng màng, nửa tỉnh nửa mê, trong tâm trí Việt lúc đó hiện lên những ngày tháng còn ở bên gia đình. Nhớ khi hai chị em tranh giành nhau đi tòng quân hay hình ảnh khiêng bàn thờ của má gửi nhờ sang nhà chú Năm. Qua chi tiết đó được nhà văn khắc họa hiện lên một nhân vật với tình cảm yêu gia đình mãnh liệt, nhất là tình cảm Việt dành cho người chị Chiến của mình. Sau ba ngày đó, cuối cùng đơn vị cũng tìm được anh để đưa về chữa trị kịp thời nên anh sớm hồi phục trở lại. Anh Tánh giục Việt viết thư cho chị kể về chiến công của mình cho chị nghe nhưng điều đó đối với anh chưa là gì so với thành tích của đơn vị và nguyện ước của má từ lâu.
2.4 Tóm tắt những đứa con trong gia đình chi tiết 4
Chuyện kể về gia đình anh thanh niên giải phóng quân mang tên Việt. Anh sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, ông nội và bố của anh là các thế hệ anh hùng đi trước đã ngã xuống để bảo vệ đất nước. Chính điều đó đã sục sôi tinh thần chiến đấu trong anh và sự căm thù quân giặc Mỹ của anh và người chị ruột Chiến. Trong một lần chiến đấu ở nơi rừng cao su, anh bị thương, bất tỉnh và lạc đồng đội. Trong cơn mê, anh thấy những hoài niệm về những ngày trước của gia đình cứ ùa về trong tâm trí của người chiến sĩ tòng quân ấy. Những kỉ niệm về quá khứ cứ đan xen nhau rồi đến lần thứ bốn tỉnh, anh Việt nhìn thấy kí ức về má, Việt choàng tỉnh hẳn, anh sợ bóng tối còn hơn cả sợ kẻ thù giặc. Dù bị thương nhưng anh lại biết rõ đâu là tiếng bom, tiếng pháo của giặc đâu là tiếng súng của quân ta. Việt nhớ lại cảnh hai chị em đòi đi tòng quân, anh xung phong đi nhưng chị Chiến không cho phải nhờ tới sự phân giải của chú Năm. Rồi chú Năm đồng ý cho cả hai chị em cùng lên đường tòng quân, trước khi ra đi, hai chị em thu xếp công việc gia đình, gửi em Út cho chú Năm, gửi nhà của cho cá anh chi bộ, ruộng trả cho xã và kết chuyện là hình ảnh hai chị em Việt cùng nhau khiêng bàn thờ má sang gửi chú Năm.
Combo sổ tay các môn học giúp các em dễ dàng ôn tập thi tốt nghiệp THPT hơn
3. Tóm tắt những đứa con trong gia đình hay nhất
3.1 Tóm tắt những đứa con trong gia đình hay nhất 1
Đoạn trích Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi đã tường thuật lại lần tỉnh dậy thứ tư của nhân vật Việt trong đêm thứ hai khi bị thương nặng nơi chiến trường trong rừng cao su. Việt được xây dựng trong tác phẩm là một người con muốn trả thù những sự ác nghiệt mà chiến tranh cướp mất đi của cha mẹ mình cùng lòng quả cảm và tình yêu nước muốn đứng lên xung phong ra nơi chiến trường để giết chết quân giặc. Mặc dù chưa đủ tuổi để lên đường tòng quân nhưng nhờ chú Năm đứng ra giúp đỡ nên Việt và người chị ruột của anh là Chiến đã được lên đường ra chiến trường đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau. Trước ngày ra đi, hai chị em cùng nhau khiêng bàn thờ của ba má sang nhà chú Năm gửi nhờ, sắp xếp lại những công việc gia đình. Có thể thấy hiện lên nơi đoạn trích là tinh thần dũng cảm, chiến đấu bất cứ lúc nào ngay cả khi anh bị thương ở trong rừng tay anh vẫn nắm chắc cây súng mặc cho mắt nhắm tịt, nằm bất động. Đến khi Việt được đồng đội tìm thấy, sức khỏe cũng dần trở nên ổn định, anh Tánh, một đồng đội của anh Việt đã giục Việt viết thư cho chị để kể về chiến công nơi chiến khu, nhưng bản thân nơi Việt lại nhận thức được những chiến tích mình lập được chẳng đáng là gì cả khi so sánh với những chiến công của đơn vị, ông nội và ba má.
3.2 Tóm tắt những đứa con trong gia đình hay nhất 2
Nhà văn Nguyễn Thi là một trong nhiều cây bút xuất sắc khi viết về con người Nam Bộ chất phác mà lại thật thà, giàu tinh thần yêu nước. Tất cả những điều đó đều hiện lên trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của ông kể về nhân vật Việt - nhân vật tiêu biểu cho nét phẩm chất anh hùng, dũng cảm, chân chất lại hết lòng yêu thương gia đình. Từ nhỏ lớn lên đã căm thù giặc Mỹ vì đã cướp đi người ba, người má của anh, chung sống với chị Chiến, trong lòng Việt và Chiến luôn mong ước ngày trưởng thành có thể theo quân tham gia kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Cũng nhờ sự ủng hộ và giúp đỡ rất nhiều từ phía chú Năm mà anh đã được tòng quân ngay khi còn chưa đủ 18 tuổi. Trước khi ra nơi chiến trường ấy, Chiến và Việt đã cùng nhau thu xếp lại dọn dẹp nhà cửa, khiêng bàn thờ ba má sang nhà chú Năm để nhờ chú Năm trông nom hộ khi những ngày vắng nhà ở ngày chiến trường. Việt ra trận trong tâm thế vui tươi hồ hởi, đặt được ước nguyện từ lâu ấp ủ, anh vui lắm vì đã được tham gia vào quân đoàn. Một lần khi bị bắn trọng thương, đêm tối nằm trong chiến trường nơi lạnh lẽo, anh còn bị lạc mất đồng đội. Việt còn sợ bóng tối hơn cả sợ quân giặc Mỹ, vết thương như xé vào da thịt anh, anh ngất đi rồi tỉnh lại không biết bao lần, những hồi ức đẹp ngày trước về gia đình cứ ùa về tìm đến anh. Tuy đau đớn đến mấy nhưng Việt cũng trong tâm thế sẵn sàng chiến đấu nếu có kẻ thù xuất hiện. Sau ba ngày nằm nơi đất rừng, cuối cùng anh đã được đồng đội tìm thấy, nhờ sự chăm sóc tận tình của quân y nên anh đã nhanh chóng hồi phục.
3.3 Tóm tắt những đứa con trong gia đình hay nhất 3
Những đứa con trong gia đình của tác giả Nguyễn Thi viết về cuộc sống chiến đấu dũng cảm của hai chị em Chiến và Việt - những đứa con trong gia đình người dân Nam Bộ giàu tinh thần kháng chiến. Ẩn sâu trong họ là mối căm thù quân giặc Mỹ đã cướp đi những người thân yêu của họ, người cha bị quân Pháp chặt đầu từ khi hai chị em còn nhỏ, má thị bị đại bác của bọn giặc Mỹ bắn chết. Đối với chúng ta còn nỗi thương nào đau xót hơn khi phải lìa xa những người mình yêu thương nhất, chị em Chiến Việt cũng phải âm ỷ chịu đựng nỗi đau ấy từ lâu nung nấu tinh thần chiến đấu từ thuở nhỏ. Chính nhờ sự giúp đó của chú Năm nên cả hai chị em đều có cơ hội được tham gia vào chiến đấu để báo thù cho gia đình, tuổi còn nhỏ chưa đủ 18 tuổi nhưng chẳng điều gì có thể ngăn cản được tinh thần chiến đấu của Việt. Mở đầu đoạn trích trong sách giáo khoa kể về lần tỉnh thứ tư của nhân vật Việt trong lần bị thương khi đối đầu với giặc Mỹ ở rừng cao su. Anh tiêu diệt được chiếc xe bọc thép của Mỹ nhưng bản thân bị thương tới nỗi ngất đi và lạc đồng đội, một mình nằm hôn mê ở chiến trường. Lần tỉnh lại thứ bốn ấy, anh mơ màng thấy được kỷ niệm lúc mẹ mới mất, hai chị em tranh giành đi tòng quân rồi khi được chú Năm đồng ý lòng Việt lại hân hoan tràn ngập niềm vui, niềm hạnh phúc. Chính tình cảm yêu thương gia đình, sự dũng cảm chiến đấu đã thôi thúc anh cố gắng thôi thúc anh hồi phục lại và tìm về sự sống để tiếp tục chiến đấu. Sau ba ngày tìm kiếm, cuối cùng anh cũng được đồng đội tìm thấy và được đưa về chữa trị, may mắn sức khỏe của Việt nhanh chóng được hồi phục lại và tiếp tục cuộc hành trình ra trận.
PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô
⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi
⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập
Đăng ký học thử miễn phí ngay!!
3.4 Tóm tắt những đứa con trong gia đình hay nhất 4
Tham gia đánh giặc từ khi tuổi còn rất nhỏ, nhân vật Việt trong câu chuyện Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi tiêu biểu cho tinh thần yêu nước của nhân dân Nam Bộ thời bấy giờ. Xuất thân từ một gia đình có truyền thống cách mạng, cộng thêm sự mất mát của ba má vì chiến tranh đã nuôi dưỡng tinh thần muốn được lên đường chiến đấu của nhân vật Việt và người chị gái ruột là Chiến. Họ đều là rất nhỏ, nương tựa vào nhau mà sống với sự giúp đỡ, dìu dắt tận tình của chú Năm mà cả hai chị em Việt đã được xung phong nhập ngũ trở thành những người chiến sĩ sẵn sàng ra trận chống giặc. Trước khi ra trận, Chiến và Việt không quên khiêng bàn thờ ba má sang nhà chú Năm nhờ chú trông hộ, nhờ sự giúp đỡ của các cán bộ trong vùng quán xuyến, phụ giúp trông nom nhà cửa. Tham gia mỗi trận đánh giặc lại là một sự khốc liệt vô cùng và có lần VIệt đã suýt bỏ mạng nhưng thật may được đồng đội tìm thấy sau ba ngày. Trong ba ngày ấy anh cứ ngất đi rồi tỉnh lại đến lần thứ tư anh cảm thấy chân tay tê cứng, đau buốt vì vết thương nhưng tâm trí anh lại lấp đầy về kí ức khi chưa xa nhà, kỷ niệm về người mẹ, những ngày bên chị, kỉ niệm được tranh giành nhau tòng quân,.. Từ đó để lột tả nên nét đẹp trong tâm hồn nhân vật Việt nói riêng và nhân dân miền Nam nói chung rất yêu thương gia đình và giàu lòng yêu nước tha thiết.
Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em tóm tắt Những đứa con trong gia đình. Hi vọng rằng có thể giúp các em hiểu rõ hơn về ý nghĩa mà tác phẩm muốn nhắn gửi tới qua lời văn của nhà văn. Chúc các em học tốt. Ngoài ra, để học thêm nhiều hơn các kiến thức về môn ngữ văn cũng như của các môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!
>> Mời bạn tham khảo: