img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Ai ơi mồng 9 tháng 4| SGK Ngữ Văn lớp 6 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 11:01 26/11/2024 40 Tag Lớp 6

Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Ai ơi mồng 9 tháng 4 cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn Kết nối tri thức lớp 6 để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!

Soạn bài Ai ơi mồng 9 tháng 4| SGK Ngữ Văn lớp 6 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Ai ơi mồng 9 tháng 4| SGK Ngữ Văn lớp 6 kết nối tri thức

Nội dung chính của của văn bản: Văn bản “Ai ơi mồng 9 tháng 4” là tác phẩm thuyết minh về lễ hội Gióng, đây có thể nói là một lễ hội truyền thống đặc sắc của văn hóa dân tộc. Nội dung chủ yếu của tác phẩm là các thông tin chi tiết như thời gian tổ chức, địa điểm diễn ra, ý nghĩa văn hóa và tinh thần của lễ hội Gióng. Đặc biệt, ở trong tác phẩm tác giả còn nhấn mạnh các nghi thức độc đáo, thu hút một sự quan tâm khá sâu của người đọc. Lễ hội Gióng không chỉ là một sự kiện văn hóa đặc sắc mà còn là một dịp để có thể tôn vinh những giá trị truyền thống và lịch sử, góp phần vào đó gìn giữ bản sắc của dân tộc.

1. Câu 1 trang 15 SGK Ngữ Văn lớp 6 tập 2 kết nối tri thức

Văn bản này thuật lại sự kiện gì?

Câu trả lời chi tiết:

Văn bản này thuật lại sự kiện của Lễ Hội Gióng, đây có thể nói là một lễ hội truyền thống quan trọng của Việt Nam. Lễ hội Gióng được tổ chức nhằm mục đích tưởng nhớ và tôn vinh vị anh hùng Thánh Gióng, đây có thể nói là một trong tứ đại bất tử trong tín ngưỡng dân gian của văn hóa và con người Việt Nam, người đã có công đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm để bảo vệ đất nước. Văn bản trên đã mô tả chi tiết thời gian, địa điểm và ý nghĩa của lễ hội, cùng với những nghi thức độc đáo, có thể hiện rõ của nền văn hóa dân tộc.

2. Câu 2 trang 15 SGK Ngữ Văn lớp 6 tập 2 kết nối tri thức

Đoạn mở đầu của văn bản nêu rõ những thông tin gì?

Câu trả lời chi tiết:

Đoạn mở đầu của văn bản nêu rõ các khái niệm thông tin về lễ hội Gióng, bao gồm các khái niệm sau:

- Tên sự kiện được tác giả nhắc đến ở trong tác phẩm: "Ai ơi mồng 9 tháng 4", liên quan đến Lễ hội Gióng hay còn gọi là hội làng Phù Đổng.

- Chủ đề chính được tác giả nhắc đến ở trong tác phẩm: Lễ hội Gióng, đây chính là một lễ hội truyền thống quan trọng của văn hóa dân tộc.

- Thời gian diễn ra lễ hội Gióng được tổ chức vào ngày 9 tháng 4 Âm lịch hàng năm, thường sẽ diễn ra vào bối cảnh có mưa vì thời điểm tổ chức thường là bắt đầu mùa mưa dông.

- Mục đích của việc tổ chức lễ hội: Giới thiệu chi tiết các thông tin về các phần thời gian, địa điểm, ý nghĩa của nét văn hóa và các nghi thức độc đáo diễn ra của lễ hội.

- Đặc điểm nổi bật của lễ hội: đây có thể nói là 1 trong những lễ hội lớn nhất của văn hóa ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

>> Xem thêm: Soạn văn 6 kết nối tri thức 

3. Câu 3 trang 15 SGK Ngữ Văn lớp 6 tập 2 kết nối tri thức

Hội Gióng diễn ra ở những địa điểm nào? Những địa điểm đó nhắc em nhớ đến các chi tiết nào trong truyền thuyết Thánh Gióng.

Câu trả lời chi tiết:

Hội Gióng diễn ra tại nhiều địa điểm ở Hà Nội, gắn liền với các chi tiết trong truyền thuyết Thánh Gióng. Bao gồm các địa điểm chính và chủ yếu đó là:

- Cố Viên( ở giữa đồng thuộc địa phận của thôn Đồng Viên): tương truyền nơi đó là nơi vườn cà của mẹ Gióng, tại nơi đây bà đã vô tình giẫm phải vết chân của ông Đồng, và tảng đá có xuất hiện dấu chân kỳ lạ cũng nằm ở trong vườn này. 

⇒ Địa điểm này đã gợi nhắc đến việc mẹ Gióng ướm chân vào vết chân và sau đó thụ thai sinh ra Thánh Gióng

- Miếu Ban( thuộc vị trí của thôn Phù Dực, tên cũ của nơi này là rừng Trại Nòn): là nơi Thánh Gióng đã được sinh ra

⇒ Địa điểm này đã gợi nhắc đến việc Gióng được sinh ra tại một ngôi làng nhỏ

- Đền Mẫu ( hay còn gọi là đền Hạ): nơi này đã thờ mẹ Thánh Gióng, được xây dựng ở ngoài đê.

⇒ Địa điểm này đã gợi nhắc đến người mẹ sinh ra Thánh Gióng

- Đền Thượng ( là nơi để phụng thờ Thánh Gióng): vốn nơi đây được xây cất từ vị trí ngôi miếu tương truyền đã được có từ đời Hùng Vương thứ sáu, ở ngay trên nền nhà cũ của mẹ Thánh Gióng. Trong đền được bày bao gồm tượng Thánh Gióng, 6 tượng quan văn và quan võ chầu ở hai bên cùng với đó là 2 phỗng quỳ và 4 viên hầu cận ở xung quanh.

⇒ Địa điểm này đã gợi nhắc đến việc vua Hùng đã cho đời thứ sáu đã cho tiến hành xây dựng lên đền để tưởng nhớ đến Thánh Gióng vì đã có công đánh giặc giữ nước.

4. Câu 4 trang 16 SGK Ngữ Văn lớp 6 tập 2 kết nối tri thức

Hãy tóm tắt tiến trình diễn ra hội Gióng bằng một bảng với các nội dung: thứ tự, thời gian, không gian, sự kiện, người tham gia.

Câu trả lời chi tiết:

Thứ tự Thời gian Không gian Sự kiện Người tham gia
Chuẩn bị cho Hội Gióng Ngày 1 tháng 3 đến
ngày 5 tháng 4 Âm lịch
Khu vực rộng lớn ở xung quanh những vết tích còn được lưu giữ lại của Thánh Gióng tại quê hương Bắt đầu chuẩn bị cho lễ hội Gióng Dân làng

 
Bắt đầu hội Gióng Ngày 6 tháng 4 Âm lịch Ở đền Mẫu và đền Thượng Tổ chức ngày lễ rước cờ lên tới đền Mẫu, sau đó là rước cơm chay (cơm cà) lên đền Thượng
  Ngày 8 tháng 4 Âm lịch Tại đền Hạ và đền Thượng Tổ chức hội lễ rước nước từ đền Hạ về tại  đền Thượng
Chính Hội Ngày 9 tháng 4 Âm lịch Ở ngay trước thủy đình ở đền Thượng. Ở trên 1 cánh đồng rất rộng lớn Tổ chức các hoạt động múa hát thờ, có hội trận và lễ khao quân ngay trước thủy đình ở đền Thượng.
Tổ chức Hội trận mô phỏng lại cảnh Thánh Gióng đánh giặc.
Đánh cờ người.


 
bao gồm trong đó có 28 cô tướng từ các độ tuổi từ 9 đến 12 tuổi, 80 phù giá, 3 bé trai, Ông Hổ, ông Trống, ông Chiêng, 3 viên Tiểu Cổ, và bao gồm cả đàn cờ người.
Cùng với sự tham gia của dân chúng đi xem hội

 
Vãn hội

 
Ngày 10 tháng 4 Âm Lịch Làng Phù Đổng Tổ chức buổi lễ duyệt quân, để tạ ơn Thánh Thành phần chính là dân làng

 
Ngày 11 tháng 4 Âm Lịch   Lễ rửa sạch khí giới
Ngày 12 tháng 4 Âm lịch   Lễ rước cờ để báo thông tin thắng trận với trời đất

Lộ trình khóa học DUO sẽ được thiết kế riêng cho từng nhóm học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm 9, 10 trong mọi bài kiểm tra.

5. Câu 1 trang 16 SGK Ngữ Văn lớp 6 tập 2 kết nối tri thức

Một số hình ảnh, hoạt động trong lễ hội được tác giả bài viết giải thích rõ ý nghĩa tượng trưng. Tìm và liệt kê các hình ảnh, hoạt động đó.

Câu trả lời chi tiết:

Những hình ảnh, hoạt động trong lễ hội được tác giả của bài viết giải thích rõ ý nghĩa tượng trưng là:

Hình ảnh, hoạt động Ý nghĩa tượng trưng
- Bể con bằng đá trên gò nổi giữa ao sau Miếu Ban - Hình ảnh tượng trưng cho chiếc bồn tắm
- Chiếc liềm làm bằng đá - Hình ảnh tượng trưng cho dụng cụ dùng để cắt rốn người anh hùng
- Lễ rước nước từ đền Hạ về đền Thượng - Hình ảnh tượng trưng cho việc tôi luyện vũ khí trước khi đứng lên đánh giặc
- Hội trận - Hoạt động mô phỏng cảnh Thánh Gióng đánh trận
- 28 cô tướng từ 9 đến 12 tuổi mặc trang phục đẹp - Hình ảnh tượng trưng cho 28 đạo quân thù
- 80 phù giá lưng đeo túi dết, chân quấn xà cạp - Hình ảnh tượng trưng cho quân ta
- Dăm bé trai cầm roi rồng, mặc áo đỏ - Hình ảnh tượng trưng cho đạo quân mục đồng
- Chia đồ tế lễ - Hoạt động này nhằm đem lại may mắn cho cả năm

 

6. Câu 2 trang 16 SGK Ngữ Văn lớp 6 tập 2 kết nối tri thức

Theo tác giả bài viết, lễ hội Gióng có ý nghĩa, giá trị gì?

Câu trả lời chi tiết:

Theo tác giả bài viết, lễ hội Gióng mang những ý nghĩa và giá trị sau:

- Tưởng nhớ và tôn vinh Thánh Gióng: Lễ hội là dịp để nhân dân bày tỏ lòng biết ơn đối với Thánh Gióng, người anh hùng huyền thoại đã bảo vệ đất nước.

- Gìn giữ truyền thống văn hóa dân gian: Các nghi lễ, lễ rước và hoạt động trong lễ hội là cách duy trì và truyền bá các hệ thống văn hóa có giá trị qua nhiều thế hệ.

- Giáo dục tinh thần yêu nước: Câu chuyện Thánh Gióng và các nghi thức trong lễ hội khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí cường chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

- Gắn kết cộng đồng: Lễ hội tạo cơ hội để cộng đồng dân làng cùng tham gia tổ chức, đồng lòng hướng về giá trị chung, thắt chặt tình đoàn kết.

- Phát huy giá trị văn hóa phi vật thể: Với ý nghĩa lịch sử và giá trị tinh thần, lễ hội Gióng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, khẳng định vị thế văn hóa Việt Nam trên thế giới.

Lễ hội Gióng không chỉ là một hoạt động văn hóa mà còn là biểu tượng cho lòng tự hào dân tộc, giữ bản sắc truyền thống và tinh thần đoàn kết.

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết Soạn bài Ai ơi mồng 9 tháng 4 trong sách giáo khoa Ngữ văn Kết nối tri thức lớp 6 . Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính của bài học cũng như trau dồi được thêm nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 6
| đánh giá
Hotline: 0987810990