img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Chùm truyện cười dân gian Việt Nam| Văn 8 tập 1 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 14:38 25/03/2024 2,797 Tag Lớp 8

Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài TChùm truyện cười dân gian Việt Nam, cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Kết nối tri thức lớp 8 tập 1 để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!

Soạn bài Chùm truyện cười dân gian Việt Nam| Văn 8 tập 1 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Chùm truyện cười dân gian Việt Nam: Trước khi đọc

Hãy nêu lên tên những truyện cười mà em đã biết. Chọn và kể về một truyện cười mà em cho là rất thú vị.

Lời giải chi tiết:

- Một số truyện cười mà em biết như: Kẻ ngốc nhà giàu, Đẽo cày giữa đường, Tam đại con gà, Đi chợ,…

- Kể chuyện: Tam đại con gà

Xưa, có một anh học trò học hành thì dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt, dốt hay chơi chữ” đi đâu anh ta cũng lên mặt dạy văn hay chữ tốt.

Có người cũng tưởng rằng anh ta hay chữ thật, mới đón về để dạy trẻ.

Một ngày nọ, khi dạy sách Tam thiên tự, sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy nhận ra mặt chữ rối ren, không biết là chữ gì. Học trò vội vàng hỏi, khiến thầy bối rối, và thầy quyết định nói một câu tục ngữ: “Dủ dỉ là con dù dì”. Dù thầy cũng tỏ ra khôn ngoan, sợ phát hiện sai sót, nhưng bản thân thầy cảm thấy xấu hổ, và chỉ dẫn học trò đọc chậm, nhẹ nhàng. Tuy nhiên, trong lòng thầy vẫn cảm thấy lo lắng.

Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy quyết định đến đó để xin ba đài âm dương để kiểm tra xem chữ đó có phải là “dù dì” không. Sau khi khấn thầm, thổ công cho thầy ba đài và tất cả đều cho kết quả giống nhau.

Thấy vậy, thấy ta lấy làm sắc chí lắm, hôm sau bệ vệ rồi ngồi trên giường, bảo bọn trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên rồi gào:

– Dủ dỉ là con dù dì… Dủ dỉ là con dù dì…

Bố chúng đang cuốc đất ở ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên và bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem rồi hỏi thầy:

– Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì”?

Bấy giờ thầy ta mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”, nhưng nhanh trí thầy đã vội nói gỡ:

– Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ “kê”, mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tôi dạy cháu thế là dạy cho cháu nó biết tận tam đại con gà kia.

Chủ nhà lại càng không hiểu, hỏi:

– Tam đại con gà là nghĩa ra làm sao?

– Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!

>> Xem thêm: Soạn văn 8 đầy đủ và chi tiết theo chương trình sách mới

2. Soạn bài Chùm truyện cười dân gian Việt Nam: Đọc văn bản

2.1 Cách hỏi và cách trả lời của hai nhân vật.

- Cách hỏi: Tôi có con lợn cưới, bác có thấy nó chạy qua đây không?

- Cách trả lời: Từ lúc mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.

⇒ Cách hỏi và cách trả lời đều có mang đến hàm ý khoe mẽ: lợn cưới và áo mới.

2.2 Hành động của nhà hàng mỗi khi có người nhận xét cái biển.

Mỗi khi nhận được nhận xét về cái biển hiệu, nhà hàng luôn điều chỉnh theo ý kiến đó.

2.3 Vì sao nhà hàng cất cái biển?

Nhà hàng cất cái biển vì đã nghe lời nhận xét “Chưa đi đến đầu phố, đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần đầy những cá, ai chẳng biết mà còn để biển làm gì nữa”.

2.4 Chú ý độ dài của chiếc ghe.

Độ dài của một chiếc ghe đã được miêu tả phóng đại: dài không thể lấy gì đo cho xiết. Một người tuổi hai mươi đứng ở phía đầu mũi đang bắt đầu đi ra đằng lái; đi đến giữa của cột buồm thì đã già, râu tóc thì bạc phơ, cứ thế đi, đến lúc chết vẫn chưa tới lái.

2.5 Chú ý chiều cao của cái cây.

Chiều cao của cái cây được mô tả với sự phóng đại: cao ghê gớm. Một con chim ngồi trên cành, làm rơi một cái hột đa. Hột đa rơi xuống đất, gặp mưa, gặp bụi, rồi nảy mầm, trở thành cây đa. Cây đa lớn lên, ra hoa, ra quả, hạt đa ở cây đó lại rơi xuống, nảy mầm, trở thành nhiều cây đa mới. Những cây đa mới lớn lên, ra hoa, ra quả, lại tạo ra thêm cây đa thế hệ sau, và tiếp tục như vậy qua nhiều đời. Mỗi lần hạt đa rơi xuống đất, thì đã trải qua bảy đời cây đa.

3. Soạn bài Chùm truyện cười dân gian Việt Nam: Sau khi đọc 

Nội dung chính: Chùm truyện cười dân gian Việt Nam không chỉ mang tính giải trí mà còn là cách để mọi người thư giãn, tìm niềm vui trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, qua những câu chuyện đó, ta cũng thấy được sự phê phán nhẹ nhàng về những thói xấu của người dân, những tình huống lầm lẫn, hớ hênh và trớ trêu trong xã hội. Đây không chỉ là cách để mọi người cười thả ga mà còn là cơ hội để họ tự nhìn nhận và cải thiện bản thân, từ đó góp phần xây dựng một cộng đồng tốt đẹp hơn.

3.1 Câu 1 trang 110 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức

Các truyện Lợn cưới, áo mới; Treo biển; Nói dóc gặp nhau đã phê phán những tính xấu nào của con người?

Lời giải chi tiết:

- Truyện Lợn cưới, áo mới: phê phán những kẻ hay có thói quen thích khoe khoang khiến cho bản thân trở nên rất lố bịch trong mắt người khác.

- Truyện Treo biển: phê phán những cá nhân không có chính kiến, không biết phân biệt được và phải suy xét kỹ càng mỗi khi được những người khác góp ý.

- Truyện Nói dóc gặp nhau: phê phán những kẻ hay ăn nói ba hoa, khoác lác.

3.2 Câu 2 trang 110 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức

Đối thoại của hai nhân vật ở trong truyện Lợn cưới, áo mới có gì đặc biệt? Trong tình huống đó, cách hỏi và trả lời thông thường sẽ phải như thế nào?

Lời giải chi tiết:

- Cuộc đối thoại của hai nhân vật ở trong câu chuyện rất bất hợp lý. Người hỏi thì cố ý khoe về con lợn cưới, người trả lời thì cố tình khoe về chiếc áo mới.

- Trong tình huống đó, thông thường thì người hỏi cần phải mô tả rõ về đặc điểm của con lợn, to hay nhỏ, béo hay gầy, màu lông,.. còn người thì khi trả lời chỉ cần nói có hoặc không nhìn thấy con lợn.

3.3 Câu 3 trang 110 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức

Tính cách của anh chàng có áo mới ở trong truyện Lợn cưới, áo mới được thể hiện thông qua những chi tiết nào?

Lời giải chi tiết:

Tính cách của anh chàng có áo mới được thể hiện thông qua chi tiết:

- Một người đàn ông nọ thường thích khoe khoang. Một ngày, anh ta vô tình có được một chiếc áo mới và ngay lập tức mặc nó ra ngoài, đứng ở cửa đợi đến khi có ai đó đi qua và khen ngợi. Tuy nhiên, từ sáng đến chiều, không ai quan tâm đến anh ta cả, không ai ngó ngàng hay nhìn vào chiếc áo mới của anh ta.

- Từ lúc mặc chiếc áo mới này, tôi cũng chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.

3.4 Câu 4 trang 110 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức

Nhà hàng bán cá ở trong truyện Treo biển đã hành động như thế nào trước những câu, lời nhận xét của mọi người? Nếu em là chủ nhà hàng thì em sẽ làm gì trước những lời nhận xét của mọi người?

Lời giải chi tiết:

- Người bán cá ở trong truyện Treo biển đã thay đổi liên tục biển theo những câu nhận xét của mọi người:

+ Khi người bán cá nghe nói “Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà giờ lại phải để biển là cá tươi”, nhà hàng đã bỏ ngay chữ tươi đi.

+ Khi họ nghe nói “Chẳng lẽ người ta đến hàng hoa mua cá hay sao mà phải để là “ở đây”, nhà hàng bỏ đi ngay chữ ở đây đi.

+ Khi nghe họ nói “Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải để là có bán”, nhà hàng cũng bỏ đi chữ có bán.

+ Khi nghe họ nói “Chưa đi đến đầu phố, đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần đầy những cá, ai chẳng biết mà còn để biển làm gì nữa”, nhà hàng cũng liền cất biển đi.

- Nếu là chủ của nhà hàng em sẽ xem xét những lời góp ý của mọi người, nếu hợp lý sẽ cân nhắc sửa, nếu không hợp lý sẽ có chính kiến riêng của cá nhân mình.
 

3.5 Câu 5 trang 110 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức

Ở trong truyện Treo biển, sự lặp lại tình huống đó là bị chê – gỡ biển nhiều lần đã có tác dụng gì?

Lời giải chi tiết:

Trong truyện "Treo Biển", việc lặp lại tình huống bị chỉ trích và sau đó gỡ biển nhiều lần nhấn mạnh vào việc phê phán những người thiếu ý chí riêng, chỉ biết làm theo lời khuyên mà không có ý kiến của riêng mình. Họ không thể phân biệt được đúng sai và chỉ đơn giản là lặp lại hành động theo người khác mà không suy nghĩ.

3.6 Câu 6 trang 110 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức

Có điều gì khác thường ở trong lời nói của hai nhân vật ở trong truyện Nói dóc gặp nhau?

Lời giải chi tiết:

Sự khác thường ở trong lời nói của hai nhân vật trong truyện Nói dóc gặp nhau là:

- Lời nói của anh đầu tiên đã thể hiện được tính cách nói khoác lác, ba hoa.

- Lời nói của anh thứ hai tuy là khoác lác nhưng có ngụ ý nhằm chê bai, phê phán về thói nói dóc của người anh thứ nhất.

3.7 Câu 7 trang 110 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức

Theo em, trong truyện cười Nói dóc gặp nhau, chi tiết nào đã tạo ra sự bất ngờ cho câu chuyện?

Lời giải chi tiết:

Theo em, trong Nói dóc gặp nhau, chi tiết đã tạo ra sự bất ngờ cho truyện cười này là:

Nếu như không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ để đóng cho chiếc ghe của anh?

3.8 Câu 8 trang 111 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức

Đối với những thói hư tật xấu của con người, truyện cười cũng có thể đả kích, lên án hay bông đùa, giễu cợt một nhẹ nhàng, giáo dục kín đáo. Em có nhận xét gì về sắc thái của những tiếng cười ở trong mỗi câu chuyện ở bài học này?

Lời giải chi tiết: 

Ba truyện cười đều chứa đựng sắc thái trào phúng và châm biếm, nhằm phê phán những thói hư tật xấu của con người trong xã hội.

4. Kết nối đọc viết trang 111 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức

Viết đoạn văn (độ dài khoảng 7 – 9 câu) trình bày nên suy nghĩ của em về một tính cách đáng để lên án, phê phán được nói đến ở trong những truyện cười trên.

Đoạn văn tham khảo

Trong truyện cười “Treo biển”, tác giả dân gian đã lồng ghép thêm về những thông điệp phê phán về những người thiếu chính kiến trong xã hội. Việc thiếu lòng dũng cảm và quyết đoán có thể khiến họ gặp khó khăn trong cuộc sống. Mỗi người sinh ra đều có những phẩm chất riêng, và việc tự khám phá và phát triển chúng là trách nhiệm của bản thân. Ngoài ra, vẫn tồn tại nhiều người tự ti về bản thân, thiếu niềm tin vào khả năng của mình. Họ luôn tập trung vào nhược điểm và ao ước được giống như người khác, điều này có thể khiến họ mất phương hướng và tự tin. Nếu không tự điều chỉnh cách sống, họ sẽ rơi vào tình trạng không rõ ràng. Không nên nhầm lẫn giữa việc có chính kiến với việc sống bảo thủ, không chịu nghe ý kiến từ người khác và luôn cho rằng quan điểm của mình là đúng và tốt nhất. Đôi khi, chúng ta cần phải mở lòng, lắng nghe và nhận thức để đánh giá lại quan điểm của mình và xem xét liệu nó có phản ánh đúng đắn về thực tế hay không. Đó là lý do tại sao, dù ta đang theo học, đang làm việc, hay ở bất kỳ vai trò nào trong xã hội, chúng ta cần có một lập trường vững vàng. Hãy biết lắng nghe và tiếp nhận thêm ý kiến của người khác một cách thông minh, sử dụng trí tuệ để phân tích và đánh giá đúng sai, từ đó điều chỉnh hành động của mình sao cho phù hợp với tình hình và môi trường xung quanh.

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết bài Soạn bài Chùm truyện cười dân gian Việt Nam trong sách Kết nối tri thức 8 tập 1. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm:

Banner after post bài viết tag lớp 8
| đánh giá
Hotline: 0987810990