img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài: Cuộc chạm trán trên đại dương| SGK Ngữ Văn lớp 7 tập 2 Kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 11:08 10/06/2024 1,579 Tag Lớp 7

Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Cuộc chạm trán trên đại dương cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Kết nối tri thức 7 tập 2 để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!

Soạn bài: Cuộc chạm trán trên đại dương| SGK Ngữ Văn lớp 7 tập 2 Kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài: Cuộc chạm trán trên đại dương l SGK Ngữ Văn lớp 7 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống: Phần đọc hiểu trước khi làm bài 

Câu 1: Nếu là một nhà phát minh trong tương lai, em muốn chế tạo ra sản phẩm khoa học gì hỗ trợ cho cuộc sống trong tương lai?

Câu trả lời chi tiết:

Trên thế giới hiện đại ngày nay, các cuộc cách mạng khoa học, công nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều và được thực hiện trên các quy mô lớn và có sự phát triển lớn đối với những bước tiến vượt bậc có thể nói là đi trước so với cả thời đại. Trong quá trình hình thành và phát triển ấy của nền khoa học công nghệ trên thế giới, đã bắt đầu có sự xuất hiện của rất nhiều những phát minh lớn mang lại tính lâu dài và để lại những lợi ích vô cùng to lớn cho các thế hệ sau này, vì vậy những phát minh có vai trò vô cùng to lớn được phát minh bởi các nhà khoa học, đem lại lợi ích đối với đời sống của con người đã được ra đời.  Tuy nhiên, ngoài những lĩnh vực đã được các nhà khoa học khám phá ra thì vẫn còn rất nhiều lĩnh vực vẫn là một ẩn số, là một thách thức đối với nhiều nhà khoa học lớn bởi nhiều vấn đề khó khăn xoay quanh vấn đề ấy, cũng rất nhiều sản phẩm mặc dù đã được suy nghĩ, đề xuất ra để sáng tạo lên một sản phẩm giúp ích cho loài người nhưng điều đó vẫn là một điều khó khăn và đến thời điểm hiện tại vẫn chưa được các nhà khoa học công nghệ ở trên thế giới phát minh ra.

Nếu như trong tương lai em có thể trở thành một nhà khoa học vĩ đại, em luôn mong muốn bản thân mình có thể mang đến cho thế giới những phát minh lớn, những sản phẩm tốt và có sức ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người, giúp cho cuộc sống của con người có thể bớt đi phần nào của sự gánh nặng.  Một trong số những sản phẩm mà em muốn mang đến và có ý định, mong muốn những sản phẩm đó được phát minh ra và được áp dụng vào trong đời sống của con người đó chính là sáng kiến về chiếc  “Ổ khóa thông minh”, đây chính là phát minh em muốn mang tới cho mọi người. Chiếc ổ khóa thông minh này có thể được kết nối với thiết bị điện thoại hay bất kì thiết bị điện tử thông minh nào của con người. 

Chiếc ổ khóa này khi được liên kết với chiếc điện thoại thông minh của bạn, sẽ được tích hợp thêm vào trong một ứng dụng do bạn cài trực tiếp ở trên điện thoại thông minh, điều đó cho phép bạn có thể khóa hoặc mở khóa ổ khóa ngôi nhà của mình từ xa mà bạn không cần phải mở trực tiếp bằng chìa khóa nữa, hoặc có thể bạn sẽ có thể biết được ai là người đã mở hoặc khóa ổ khóa nhà bạn, ai đang cố gắng tìm mọi cách phá ổ khóa xâm nhập vào trong ngôi nhà của bạn. Thậm chí, bạn có thể đặt thời gian để mở hoặc khóa cửa vào những thời điểm nhất định mà bạn muốn chiếc ổ khóa đấy được mở ra. Đối với em, sáng kiến “ Ổ khóa thông minh” là vô cùng độc đáo, đem đến rất nhiều lợi ích và thuận tiện cho người dùng. Nhưng bên cạnh sáng kiến ấy em thấy cũng còn rất nhiều nhược điểm trong đó, bởi việc kết nối từ xa với chiếc ổ khóa là chưa khả thi và các đối tượng xấu cũng có thể xâm nhập vào phần mềm trên điện thoại thông minh để có thể thực hiện ý định xấu của họ.

Câu 2: Các nhà khoa học lớn trên thế giới đưa ra nhận định rằng sự sống đầu tiên trên Trái Đất nảy sinh từ đại dương. Nhận định đó đã gợi lên cho em những suy nghĩ gì?

Câu trả lời chi tiết:

Các nhà khoa học lớn trên thế giới đưa ra nhận định rằng sự sống đầu tiên trên Trái Đất nảy sinh từ đại dương. Từ đó em nhận ra rằng, những nhận định đó của những nhà khoa học vĩ đại ấy đã cho em nhận thấy được quy luật của sự sống đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất là được xuất phát từ thế giới đại dương bao la rộng lớn ngoài kia. Bởi với những sự tìm tòi, khám phá của những nhà khoa học ấy, họ đã tìm ra được rằng đại dương chính là nơi khởi nguồn của sự sống con người, các sinh vật trên thế giới, bởi hàng vạn năm về trước đây Trái Đất chỉ là một đại dương bao la rộng lớn, đất liền chưa xuất hiện và chỉ tồn tại nhưng lại bị đại dương bao la nhấn chìm sâu trong mực nước biển.

>> Xem thêm: Soạn văn 7 kết nối tri thức 

2. Soạn bài: Cuộc chạm trán trên đại dương l SGK Ngữ Văn lớp 7 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống: Phần đọc văn bản 

Nội dung chính của văn bản: 

Văn bản “ Cuộc chạm trán trên đại dương” được trích từ hai chương: chương 6 và chương 7 của một cuốn tiểu thuyết viết về khoa học viễn tưởng bao gồm bên trong đó là 47 chương “Hai vạn dặm dưới đáy biển”. Nội dung chính của tác phẩm kể về chuyến phiêu lưu dưới đáy đại dương của giáo sư Pi - e A - rôn - nác, ông là một nhà chuyên gia nghiên cứu lớn tìm hiểu về tự nhiên. Và đồng hành cùng với chuyến phiêu lưu dưới đáy đại dương của giáo sư Pi - e A - rôn - nác còn có sự đồng hành và hỗ trợ của hai người cộng sự đắc lực của ông ở trên con tàu ngầm Nau-ti-luýt dưới sự chỉ huy và dẫn đường của ông thuyền trưởng Nê-mô. 

2.1 Theo em, con cá thiết kình này có những điểm gì khác biệt so với  con cá bình thường khác xuất hiện ở đại dương?   

Câu trả lời chi tiết:

Theo em, con cá thiết kình này có khả năng vô cùng đặc biệt và khác biệt với các loài cá khác với loài cá thiết kình này chúng có thể có trong mình khả năng phát ra những ánh điện mà những con cá xuất hiện trong đại dương không có: “Ánh điện của con cá thiết kình cũng phụt tắt”.

2.2 Em hãy chú ý đến những chi tiết miêu tả đến sự xuất hiện của con cá đó và mô tả sự xuất hiện đó và đưa ra nhận xét về đặc điểm của con cá thiết kình đó. 

Câu trả lời chi tiết:

- “một vật dài màu đen nổi lên khỏi mặt nước độ một mét”.

- “Đuôi nó quẫy mạnh làm nước biển sủi bọt. Chưa ai thấy đuôi cá quẫy sóng mạnh như vậy bao giờ!”

- “Con cá lượn hình vòng cung, để lại phía sau một vệt sáng lấp lánh.”

- “[…] con cá không dài quá tám mươi mét. Chiều ngang hơi khó xác định, tôi có cảm tưởng rằng nó cân đối một cách lạ lùng về cả ba chiều.”

- “hai lỗ mũi nó vọt lên hai cột nước cao tới bốn mươi mét…cách thở của cá thiết kình”.

→ Như vậy ta có thể thấy rằng, con cá này có kích thước cực kỳ to lớn, mang những nét độc lạ và rất khó xác định được đặc điểm đặc biệt của chú cá thiết kình ấy.

2.3 Em hãy mô tả lại diễn biến của cuộc đuổi bắt giữa con cá của chiếc tàu chiến.

Câu trả lời chi tiết:

- Nghe lệnh của thuyền trưởng: “Hai ống khói tàu nhả ra những cuộn khói đen, boong tàu rung lên vì áp lực trong nồi hơi”.

+ “Chân vịt bắt đầu quay. Tàu Lin-côn lao thẳng về phía con cá.”

+ “Cuộc đuổi bắt kéo dài ít nhất bốn mươi lăm phút, nhưng tốc độ chiếc tàu không cho phép nó theo kịp con cá”.

- “Nét Len lên vị trí chiến đấu.

+ Lò hơi hoạt động mạnh, chân vịt bắt đầu quay bốn mươi ba vòng một phút. Đồng hồ chỉ tốc độ mười tám phẩy năm hải lí một giờ […]

+ “Trong suốt một giờ, chiếc tàu chiến không tiến gần thêm được một sải.”

- Mười giờ năm mươi phút đêm hôm ấy, cách tàu ba hải lí lại bừng lên ánh điện sáng chói như đêm trước.

+ Con cá nằm yên…Thuyền trưởng Phác-ra-guýt ra lệnh tàu chạy từ từ để đối thủ khỏi thức giấc. Nét lên lại vị trí chiến đấu, tàu Lin-côn lặng lẽ tới cách con cá bốn trăm mét.

+ Khi tàu cách con cá hơn sáu mét, cánh tay Nét bỗng giơ cao, phóng mũi lao sắt lên không trung, một tiếng kêu lanh lảnh phát ra như tiếng kim loại chạm nhau.

2.4 Mũi lao khi Nét được phóng ra đã đâm trúng thứ gì? 

Câu trả lời chi tiết:

- Quái vật được bọc bởi các tấm thép.

- Một con cá thiết kình bọc thép khổng lồ.

- Tàu ngầm.

2.5 Hình dáng bên ngoài của chiếc tàu ngầm.  

Câu trả lời chi tiết:

- Chiếc tàu ngầm được thiết kế với kích thước to và thon dài. 

- Xung quanh chiếc tàu ngầm được thiết kế bao bọc bên ngoài bởi lớp bọc thép. 

- Hai bên của con tàu có những chiếc vây lái được điều khiển bằng hệ thống điện ở bên trong.

- Bên phía trên tàu được lắp thêm vào chiếc tháp điều khiển chứa ống nhòm để quan sát và di chuyển.

2.6 Điều mà em đã dự đoán trước khi đọc phần (2) của văn bản, theo em liệu điều đó có phù hợp với những điều được các nhân vật khám phá ra ở đây không?  

Câu trả lời chi tiết:

- Những điểm có phù hợp ở các điều trên là một chiếc tàu ngầm – “do bàn tay con người tạo ra thì đó là điều đáng suy nghĩ[...]chúng tôi đang nằm trên một chiếc tàu ngầm kỳ lạ trông tựa một con cá chép bằng thép khổng lồ.

- Những điểm không phù hợp ở những điều đã nêu ở trên đó là nó không phải là một quái vật hay con cá thiết kình bọc thép – “cái mà người ta vẫn tưởng là động vật, là quái vật, là hiện tượng kỳ lạ của thiên nhiên, cái đã làm cho cả thế giới bác học bế tắc, đã kích động óc tưởng tượng của các thuỷ thủ ở cả hai bán cầu, lại là một hiện tượng kỳ diệu hơn do bàn tay con người tạo ra [...]  Việc thiên nhiên tạo ra những điều kì diệu chẳng có gì đáng ngạc nhiên [...] chúng tôi đang nằm trên một chiếc tàu ngầm kỳ lạ trông tựa một con cá bằng thép khổng lồ.”

Duy nhất khóa học DUO tại VUIHOC dành riêng cho cấp THCS, các em sẽ được học tập cùng các thầy cô đến từ top 5 trường chuyên toàn quốc. Nhanh tay đăng ký thôi !!!!

3. Soạn bài Cuộc chạm trán trên đại dương l SGK Ngữ Văn lớp 7 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống: Phần khi đọc 

3.1 Câu 1 Trang 33 SGK Ngữ Văn lớp 7 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu trả lời chi tiết:

- Cá thiết kình này có thể phát ra ánh điện: “ánh điện của con cá thiết kình cũng phụt tắt”.

- “một vật dài màu đen nổi lên khỏi mặt nước độ một mét”.

- “Đuôi nó quẫy mạnh làm nước biển sủi bọt. Chưa ai thấy đuôi cá quẫy sóng mạnh như vậy bao giờ!”

- “Con cá lượn hình vòng cung, để lại phía sau một vệt sáng lấp lánh.”

- “[…] con cá không dài quá tám mươi mét. Chiều ngang hơi khó xác định, tôi có cảm tưởng rằng nó cân đối một cách lạ lùng về cả ba chiều.”

- “Trong khi tôi quan sát con vật lạ, thì từ hai lỗ mũi nó vọt lên hai cột nước cao tới bốn mươi mét. Giờ tôi mới hình dung đôi chuý được cách thở của cá thiết kình”.

- “ Nó để chiếc tàu cách nó tới chừng một trăm mét, rồi mới đủng đỉnh tránh ra một quãng khá xa”

- “ Cuộc đuổi tàu kéo dài ít nhất tới bốn mươi lăm phút, nhưng tốc độ chiếc tàu không cho phép nó theo kịp con cá.”

- “ Nhưng con cá vẫn bơi với tốc độ như vậy”

- “ Họ nguyền rủa quái vật nhưng nó vẫn phớt lờ”

- “Thân nó rắn như đá, không mềm như cá voi”. 

- “ Có thể hi vọng rằng con cá đã thấm mệt và không chịu được cuộc đọ sức với chiếc tàu chạy hơi nước”

- “ Độ sáng mỗi lúc một tăng lên làm cho chúng tôi loá mắt”

- […] cái lưng đen bóng, nơi tôi đang đứng nhẵn thín, phẳng lì chứ không có vảy”.

- “Gõ xuống, nó kêu boong boong, và lạ thay, nó được ghép lại bằng thép lá.”

→ Như vậy sau những chi tiết miêu tả đặc điểm, hình dáng ta có thể thấy được con cá này có vóc dáng rất to lớn, mang những vẻ đẹp kì lạ và khó xác định.

3.2 Câu 2 Trang 33 SGK Ngữ Văn lớp 7 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống 

Câu trả lời chi tiết:

- “ Cuộc chạm trán trên đại dương” dẫn ba nhân vật Pi – e A - rôn nác, Công - xây và Nét len vào cuộc phiêu lưu ở trong một không gian: Ở trong khoang chiếc tàu ngầm và tiếp sau đó là không gian ở dưới đáy biển sâu. 

- Lúc ấy, không gian ấy hiện lên thật là xa lạ với họ bằng hình ảnh của sự xuất hiện chiếc tàu ngầm tối tân và hiện đại được điều khiển hoàn toàn bằng điện năng khiến họ vô cùng kinh ngạc; bởi điện năng được sử dụng trong công nghiệp vẫn chưa phải là năng lượng chủ yếu và được sử dụng phổ biến vào khoảng thời bấy giờ (những năm 60 của thế kỉ XIX).

3.3 Câu 3 Trang 33 SGK Ngữ Văn lớp 7 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống 

Câu trả lời chi tiết:

Nhan đề “ Hai vạn dặm dưới biển” đã thể hiện lên những ước mơ của Giuyn Véc- nơ và những người bạn đồng trang lứa của ông đương thời bấy giờ đó chính là ước mơ, những khao khát to lớn được chinh phục, khám phá những điều mới lạ, còn mang trong mình những vẻ đầy huyền bí ở dưới đáy biển sâu. 

- Ngày nay, khi xã hội không ngừng phát triển, thì nhân loại cũng đang không ngừng nỗ lực để có thể đạt được ước mơ ấy và biến ước mơ ấy thành hiện thực: Bởi hiện nay các nhà khoa học, nhà khám phá họ không chỉ khám phá những thứ còn bí ẩn ở dưới đáy biển mà họ còn có những chuyến du hành quanh thế giới dưới mặt nước biển sâu hàng trăm mét.

3.4 Câu 4 Trang 33 SGK Ngữ Văn lớp 7 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống 

Câu trả lời chi tiết:

Theo em, nhà văn đã sáng tạo ra hình ảnh chiếc tàu ngầm dựa trên cơ sở khoa học về công nghệ chế tạo tàu biển, mặc dù hình ảnh ấy có thể là hình ảnh hiếm gặp vào thời điểm khi đó, và phải thật đặc biệt mới có thể nhìn thấy. Vào thời điểm Giuyn Véc-nơ cho ra đời tác phẩm Hai vạn dặm dưới biển( năm 1870), ở trên thế giới đã có tàu ngầm chạy dưới mặt nước nhưng vô cùng thô sơ (di chuyển chậm nhờ mái chèo), không hiện đại và tối tân và mới chỉ được đưa vào trong thử nghiệm ở mức độ ban đầu, chưa lớn mạnh và được nhiều người biết đến, vận dụng giống như chiếc tàu ngầm Nau-ti-luýt (Một chiếc tàu ngầm được chạy và sử dụng bằng động cơ điện với vận tốc rất cao).

3.5 Câu 5 Trang 33 SGK Ngữ Văn lớp 7 tập 2 Kết nối tri thức và cuộc sống 

Câu trả lời chi tiết:

Việc nhà văn để cho một nhà khoa học vào vai người kể chuyện ngôi thứ nhất đã đem đến những điểm đặc biệt và tác dụng thú vị cho văn bản.

Người kể chuyện ngôi thứ nhất, được tác giả cho vào vai một vị giáo sư, trực tiếp xuất hiện và tham gia vào từng cột mốc diễn biến của cốt truyện. Việc này làm cho câu chuyện về chiếc tàu ngầm tối tân do nhà khoa học kể lại mang tính khoa học và tính áp dụng rất cao. Những kiến thức và lập luận của nhân vật người kể chuyện trong văn bản đề cập đến các vấn đề về kỹ thuật, công nghệ và thế giới đại dương rộng lớn, bí hiểm. Chúng được đảm bảo tính chính xác và tuân theo một trình tự lô-gíc khoa học, nhưng vẫn hấp dẫn nhờ trí tưởng tượng phong phú và sinh động của nhà văn.

Thay vì để cho một nhân vật khác kể chuyện, thì việc chọn giáo sư A- rôn Nác làm người kể chuyện mang lại nhiều lợi ích. Những phân tích và kiến thức uyên bác của giáo sư về cấu tạo của tàu ngầm Nau-ti-luýt, các sinh vật biển kỳ lạ, hay các hiện tượng thiên nhiên đều giúp tăng độ tin cậy và sự uyên bác của câu chuyện. Người đọc không chỉ theo dõi một cuộc phiêu lưu kỳ thú mà còn mở rộng hiểu biết về khoa học, công nghệ và tự nhiên.

Nếu nhà văn chọn Nét Len hay Công Xây làm người kể chuyện ngôi thứ nhất, câu chuyện có thể sẽ thiếu đi sức hấp dẫn về mặt khoa học. Nét Len, một người thợ săn cá voi, hay Công -xây, người hầu trung thành của giáo sư A- rôn Nác, mặc dù họ đều là những nhân vật quan trọng, nhưng họ không có kiến thức uyên bác và khả năng phân tích khoa học như giáo sư A-rôn nác. Điều này có thể khiến văn bản mất đi tính chính xác và lô-gíc, không thể truyền tải được những kiến thức sâu rộng về kỹ thuật và công nghệ. Đồng thời, sự hấp dẫn của câu chuyện về thế giới đại dương bí hiểm cũng có thể bị giảm đi do thiếu góc nhìn chuyên môn của một nhà khoa học.

Nhờ sự khéo léo của nhà văn, việc chọn giáo sư Aronnax làm người kể chuyện ngôi thứ nhất đã giúp "Hai vạn dặm dưới biển" trở thành một tác phẩm có giá trị không chỉ về mặt văn học mà còn về mặt khoa học. Câu chuyện mang đến cho người đọc một cuộc phiêu lưu kỳ thú, đồng thời mở rộng kiến thức về những phát kiến khoa học và công nghệ tiên tiến. Điều này đã làm nên sự đặc biệt và độc đáo của tác phẩm, tạo nên sức hấp dẫn bền vững qua nhiều thế hệ độc giả.

3.6 Câu 6 Trang 33 SGK Ngữ Văn lớp 7 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống 

Câu trả lời chi tiết:

- Đầu tiên xuất hiện, khi nghe đến hình ảnh chiếc tàu ngầm, không ít người nghĩ đến câu chuyện của Nét Len khi nói về một mũi lao được phóng ra nhưng không thể xuyên qua được lớp da của con quái vật biển. Giáo sư Pi-e A- rôn Nác với sự tò mò của mình ông đã quyết định kiểm tra trực tiếp. Ông leo lên lưng vật thể bí ẩn này và dùng chân gõ thử, phát hiện ra rằng bề mặt của nó cứng như đá, không được mềm mại như da của một con cá voi. Tuy nhiên, với tính cẩn trọng của một nhà khoa học, ông không vội vàng kết luận ngay đó là gì. Sự băn khoăn của ông càng tăng khi nghĩ đến việc lớp vỏ cứng kia có thể là của một loài động vật thời tiền sử như rùa hoặc cá mập cổ đại.

Tiếp tục cuộc hành trình khảo sát, những nghi ngờ ban đầu của giáo sư Pi-e A- rôn Nác bắt đầu được loại bỏ nhờ vào các quan sát chi tiết hơn. Ông thấy rằng bề mặt của vật thể lạ này có màu đen bóng, nhẵn mịn và phẳng lì, hoàn toàn không có vảy giống như các loài sinh vật biển khác. Để xác minh thêm, ông gõ vào vật thể và nghe thấy âm thanh vang "boong boong," giống như tiếng kim loại chạm vào nhau. Cảm nhận này càng làm rõ thêm những nghi vấn ban đầu.

Cuối cùng, khi giáo sư Pi-e A-rôn Nác nhìn thấy những mối ghép của các tấm thép lá trên vật thể, ông hoàn toàn chắc chắn rằng đây không phải là một con quái vật biển như mọi người nghĩ. Thực ra, đây có thể nói là một "hiện tượng kỳ diệu hơn, do bàn tay con người tạo ra" - chính là một chiếc tàu ngầm hiện đại. Khám phá này không chỉ làm sáng tỏ những điều kỳ bí xung quanh vật thể bí ẩn mà còn mở ra một cánh cửa mới cho sự hiểu biết về công nghệ và khoa học kỹ thuật hàng hải đương thời.

Sự kết hợp giữa quan sát kỹ lưỡng và thực nghiệm cẩn thận đã dẫn dắt giáo sư Pi-e A-rôn nác từ những suy đoán ban đầu đến kết luận cuối cùng, làm rõ rằng thế giới của chúng ta luôn đầy rẫy những điều bất ngờ và kỳ diệu do trí tuệ và bàn tay con người tạo ra. Những phát hiện to lớn này không chỉ thỏa mãn trí tò mò của một nhà khoa học mà còn đóng góp vào trong kho tàng kiến thức chung của nhân loại, giúp chúng ta hiểu hơn về khả năng vô hạn của con người trong việc chinh phục và khám phá các điều bí ẩn của thiên nhiên rộng lớn ngoài kia.

Trong bối cảnh đó, chiếc tàu ngầm không chỉ là một phương tiện kỹ thuật tiên tiến mà còn là biểu tượng cho sự nỗ lực không ngừng của con người trong việc tìm kiếm và chinh phục những điều chưa biết. Hành trình của giáo sư Pi-e A-rôn nác và những khám phá của ông không chỉ là một câu chuyện phiêu lưu mà còn là bài học về sự kiên trì, lòng đam mê và tinh thần khám phá khoa học không ngừng nghỉ. Điều này càng khẳng định rằng, dù có đứng trước những điều bí ẩn và khó hiểu, trí tuệ và lòng kiên trì của con người thì vẫn có thể vén màn những bí mật của thế giới xung quanh.

3.7 Câu 7 Trang 34 SGK Ngữ Văn lớp 7 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống 

Câu trả lời chi tiết:

Tác phẩm "Hai vạn dặm dưới biển" của Giuyn Véc- nơ viết về những phát kiến khoa học công nghệ trong tương lai, một trong những đề tài chính của truyện khoa học viễn tưởng. Khi tác phẩm ra đời, tàu ngầm Nau- tuy - luýt là một ý tưởng lớn không tưởng. Chiếc tàu ngầm hiện đại này đã thực hiện những chuyến thám hiểm kỳ thú ở dưới đáy biển sâu, mở ra một thế giới mới bí ẩn và đầy kỳ diệu. Đề tài về những phát kiến khoa học công nghệ trong tương lai luôn thu hút sự quan tâm của các nhà văn, bất kể có ở trong thời đại nào.

Ngày nay, có lẽ chúng ta cũng không còn ngạc nhiên về chiếc tàu ngầm nữa, bởi vì chúng đã được hiện thực hóa và là một giữ một vị trí quan trọng trong ngành công nghiệp hàng hải. Tuy nhiên, nghiên cứu và phát triển tàu ngầm vẫn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia có đường bờ biển dài. Những quốc gia này đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ tàu ngầm để bảo vệ an ninh quốc gia, thăm dò tài nguyên dưới đáy biển và phục vụ cho nghiên cứu khoa học.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học vẫn tiếp tục tìm tòi để chế tạo ra những thiết bị ngầm có thể lặn ở độ sâu hàng nghìn mét nhằm phục vụ cho công cuộc khám phá thế giới dưới đáy đại dương đầy bí ẩn. Việc khám phá này không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cấu trúc và hệ sinh thái biển sâu mà còn mở ra nhiều cơ hội mới trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ. Những thiết bị này đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu các loài sinh vật biển chưa được biết đến, các dạng địa hình và cấu trúc địa chất dưới đáy biển, cũng như tiềm năng khai thác tài nguyên khoáng sản và năng lượng từ biển.

Khóa học DUO dành riêng cho các em bậc THCS từ nhà trường VUIHOC, các em sẽ được học cùng các thầy cô TOP trường điểm quốc gia với kinh nghiệm giảng dạy phong phú. Đăng ký học thử để được trải nghiệm buổi học trực tuyến hoàn toàn miễn phí nhé!

3.8 Câu 8 Trang 34 SGK Ngữ Văn lớp 7 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống 

Câu trả lời chi tiết:

Cùng chung tay bảo vệ môi trường Trái Đất nói chung và môi trường biển nói riêng bắt đầu từ những hành động nhỏ bé nhất hằng ngày như không dùng chai nhựa sử dụng một lần và túi ni lông. Tình hình chủ quyền biển đảo đang được đặt lên hàng đầu hiện nay cũng đòi hỏi chúng ta phải nhận thức rõ vai trò của kinh tế biển và an ninh hàng hải. Kinh tế biển không chỉ mang lại nguồn lợi to lớn mà còn góp phần khẳng định chủ quyền quốc gia. Do đó, việc bảo vệ môi trường biển và duy trì an ninh hàng hải là vô cùng cần thiết.

Bên cạnh việc phát triển lực lượng hải quân mạnh mẽ trên mặt biển, Chính phủ Việt Nam cũng chú trọng đến việc tối tân hóa tàu ngầm và các thiết bị hàng hải hiện đại. Điều này nhằm đảm bảo an ninh hàng hải, bảo vệ chủ quyền biển đảo và ngăn chặn các hoạt động gây hại đến môi trường biển. Lực lượng kiểm ngư cũng được đầu tư phát triển, giúp giám sát và bảo vệ tài nguyên biển một cách hiệu quả.

Việc bảo vệ môi trường biển không chỉ dừng lại ở cấp quốc gia mà còn bắt đầu từ mỗi cá nhân. Mỗi hành động nhỏ như giảm thiểu rác thải nhựa, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường đều góp phần làm giảm áp lực lên hệ sinh thái biển.

Nhận thức và hành động bảo vệ môi trường từ cá nhân đến cấp quốc gia sẽ góp phần xây dựng một môi trường biển bền vững và an toàn. Chỉ khi có sự chung tay của toàn xã hội, từ người dân đến các cơ quan chính phủ, chúng ta mới có thể bảo vệ và duy trì môi trường biển trong lành cho các thế hệ tương lai.

4. Kết nối đọc viết trang 34 SGK Văn 7/2 kết nối tri thức 

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) kể tiếp (theo tưởng tượng của em) về sự kiện diễn ra sau tình huống nhân vật “tôi”, Công-xây và Nét Len bị kéo vào bên trong con tàu ngầm.

Đoạn văn tham khảo:

Bên trong con tàu ngầm, mọi thứ đều ẩn chứa những điều bí ẩn và kỳ lạ. Chúng tôi bị giam cầm trong căn phòng nhỏ, không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Cảm giác bất an và lo sợ vẫn tiếp tục bao trùm chúng tôi. Trong khoảnh khắc im lặng, âm thanh lạ lẫm lại vọng lên từ đầu tàu, làm dấy lên sự tò mò và hồi hộp trong lòng chúng tôi. Một cảm giác kỳ dị và không thể diễn tả bao trùm khắp không gian xung quanh. Chúng tôi cố gắng tìm hiểu và tìm cách thoát khỏi tình thế hiện tại, nhưng mọi nỗ lực đều trở nên vô ích trước sự bí ẩn của con tàu. Đó là một cuộc phiêu lưu mạo hiểm, nhưng chúng tôi sẵn sàng đối mặt với những thách thức và khám phá những bí mật của con tàu ngầm này.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết bài Soạn bài Cuộc chạm trán trên đại dương trong sách giáo khoa Kết nối tri thức 7 tập 2. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 7
| đánh giá
Hotline: 0987810990