img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Đọc để đồng hành và chia sẻ| Văn 8 tập 2 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 15:04 19/03/2024 2,190 Tag Lớp 8

Bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương và tác phẩm bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sẽ được phân tích chi tiết qua Soạn bài Đọc để đồng hành và chia sẻ, Văn 8 tập 2 kết nối tri thức dưới đây.

Soạn bài Đọc để đồng hành và chia sẻ| Văn 8 tập 2 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Đọc để đồng hành và chia sẻ

1. Câu 1 trang 120 SGK Văn 8/2 kết nối tri thức

a. Lời tâm tình của nhà thơ Y Phương cho biết điều gì về hoàn cảnh ra đời của bài thơ Nói với con? Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến sự biểu đạt cảm xúc và hình tượng trong bài thơ?

Lời tâm tình của nhà thơ Y Phương cho biết bài thơ Nói với con ra đời vào năm 1980. Đây là giai đoạn đất nước vừa bước qua cuộc chiến chống Mỹ, là lúc đất nước đang rất khó khăn. Chính trong hoàn cảnh đó nên từng câu thơ của Y Phương đều là những lời dặn dò của người cha người mẹ với con mình với hy vọng phát huy truyền thống nước nhà.

b. Không chỉ nói về tình phụ tử, tình cảm gia đình, câu thơ “Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” còn thể hiện ý nghĩa gì? Vì sao nhà thơ thực sự trăn trở, tâm huyết với điều đó?

Không chỉ nói về tình phụ tử, tình cảm gia đình, câu thơ “Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” còn thể hiện tình yêu quê hương đất nước và sự mạnh mẽ của toàn dân tộc Việt Nam. Dù nhỏ bé nhưng họ chưa bao giờ chịu thua trước số phận. Nhà thơ thực sự trăn trở, tâm huyết với điều đó bởi ông là một người rất yêu đất nước của mình. Sự trăn trở này cũng xuất hiện mãnh liệt hơn khi ngày càng có nhiều người sẵn sàng vì lợi ích mà chối bỏ nơi mình sinh ra và lớn lên một cách đơn giản.

c. Qua lời giải thích của nhà thơ Y Phương, những hình ảnh trong các dòng thơ: “Chân phải bước tới cha/ Chân trái bước tới mẹ” và “Vách nhà ken câu hát” là hình ảnh thực hay tưởng tượng? Vì sao?

Qua lời giải thích của nhà thơ Y Phương, những hình ảnh trong các dòng thơ: “Chân phải bước tới cha/ Chân trái bước tới mẹ” và “Vách nhà ken câu hát” chính là những hình ảnh tả thực. Khi một đứa trẻ sinh ra và dần lớn lên thì những bước chân chập chững đầu tiên luôn là kỷ niệm đáng nhớ nhất với người làm cha làm mẹ. Khi đứa trẻ lớn hơn, đến độ tuổi cập kê chạm đến tình yêu đôi lứa là những câu hát tỏ tình qua “vách nhà”.

d. Theo em, điều gì làm nhà thơ xúc động, trăn trở nhất khi viết bài thơ Nói với con?

Theo em, điều khiến cho nhà thơ xúc động và trăn trở nhất khi viết bài thơ Nói với con chính là niềm tin bất diệt với văn hóa dân tộc. Ông luôn mong muốn cho những thế hệ sau này sẽ luôn luôn trân trọng những vẻ đẹp của dân tộc, kế thừa và phát huy những truyền thống đó.

>> Xem thêm: Soạn văn 8 kết nối tri thức

2. Câu 2 trang 122 SGK Văn 8/2 kết nối tri thức

a. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm có điều gì đáng chú ý? Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến việc lựa chọn đề tài, thể hiện nội dung của tác phẩm?

Bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” được tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường chắp bút vào tháng 1 năm 1981 tại vùng đất Huế và được xuất bản trong tập sách cùng tên. Tập sách gồm tất cả 8 bài ký, mang nguyên vẹn cảm ứng ngợi ca cách mang do tác giả viết ngay khi đất nước giành được chiến thắng mùa xuân năm 1975. Sau khi có cơ hội quan sát vẻ đẹp của dòng sông Hương đã khiến cho tác giả có cảm hứng viết lên tác phẩm.

b. Việc chọn đề tài, thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm cho thấy tác giả quan tâm, xúc động, trăn trở nhất về điều gì?

Việc chọn đề tài, thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm cho thấy tác giả quan tâm, xúc động, trăn trở nhất về mảnh đất nơi mình sinh ra, quê hương mà mình đã lớn lên mỗi ngày. Bài bút ký tuy ngắn nhưng đã vẽ lên được hết những khía cạnh khác nhau của dòng sông Hương. Ẩn sâu trong từng câu văn đó chính là tình yêu của tác giả với cả cảnh vật và con người xứ Huế.

c. Tưởng tượng nếu em là tác giả, điều gì sẽ làm em hứng thú nhất và đâu là điều em cảm thấy khó khăn nhất khi viết tác phẩm này?

Nếu là tác giả, thì điều mang lại cho em hứng thú nhất để sáng tác chính là vẻ đẹp của dòng sông Hương và vẻ đẹp của cả con người nơi đây. Còn điều mang lại khó khăn nhất chính là làm sao để có thể viết ra được từng câu văn, con chữ để người đọc có thể dễ dàng thấy được toàn vẹn nhất vẻ đẹp đó. Càng yêu nơi đây em càng muốn người đọc có thể thấy được nhiều nhất những khía cạnh khác nhau của xứ Huế mộng mơ.

d. Sau khi đã tìm hiểu kĩ tác phẩm, em nhận thấy nhan đề có mối liên quan như thế nào với đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm?

  • Nhan đề đã nói lên chính nội dung của tác phẩm, đưa người đọc một câu hỏi lớn “Ai đã đặt tên cho dòng sông” Hương thơ mộng.

  • Tác giả đã trả lời cho câu hỏi đó bằng câu chuyện huyền thoại của người dân làng Thành Chung đã lưu truyền.

  • Cách sử dụng câu hỏi làm tiêu đề đã khơi gợi được sự tò mò cho người đọc. Gợi ra một đề tài mà ít người nghĩ đến, kích thích sự hứng thú của độc giả.

  • Nhan đề này cũng là cách tác giả bày tỏ lòng biết ơn của mình, của thế hệ sau này với những tiền bối đi trước, với những người cất công khai phá vùng đất đẹp đẽ này.

 

Soạn bài Đọc để đồng hành và chia sẻ, Văn 8 tập 2 kết nối tri thức mà Vuihoc đã gửi đến bên trên hy vọng đã giúp các em có thêm kiến thức đa chiều về bài thơ “Nói với con” và tác phẩm bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Vuihoc sẽ cập nhập rất nhiều bài soạn khác nhau, các em hãy thường xuyên theo dõi nhé.

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 8
| đánh giá
Hotline: 0987810990