img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Mây và sóng| SGK Ngữ Văn lớp 7 tập 2

Tác giả Hoàng Uyên 17:11 27/05/2024 1,638 Tag Lớp 7

Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Mây và sóng, cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Cánh diều 7 tập 2 để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!

Soạn bài Mây và sóng| SGK Ngữ Văn lớp 7 tập 2
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Mây và sóng: Phần chuẩn bị 

1.1 Tìm hiểu về tác giả Ta-go

- Nhà thơ Ta-go: Ta-go (1861-1941) là đại thi hào hiện đại lớn nhất của Ấn Độ, ông sinh ra và lớn lên trong một đại gia đình quý tộc. Ta- go vừa tham gia viết thơ từ rất sớm, vừa tham gia các hoạt động chính trị. Năm 1913, Ta-go là nhà văn châu Á đầu tiên được nhận giải Nô-ben về văn học với tập thơ "Thơ Dâng". Ông là nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại với tinh thần nhân văn cao cả và tính chất trữ tình triết lí nồng đượm, Ta- go- một nghệ sĩ nhân tài đã để lại cho nền văn học thế giới một sự nghiệp văn học vô cùng đồ sộ:

+ 52 tập thơ, trong đó tiêu biểu nhất là các tập thơ: Thơ Dâng (1913), Người làm vườn (1914), Mùa hái quả (1915), Trăng non (1915), Tặng phẩm của người yêu (1918)…

+ 42 vở kịch: Sự trả thù của tự nhiên (1883), Vua và hoàng hậu (1889), ...

+ 12 bộ tiểu thuyết: Gora, Đắm thuyền, ...

+ Trên 1500 bức họa hiện còn đang được lưu trữ ở trong các bảo tàng nghệ thuật, hàng trăm ca khúc cực lớn và khoảng 100 câu chuyện ngắn, bút kí, luận văn, diễn văn, thư tín...

+ Phong cách sáng tác của tác giả: Thơ của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ nhân dân sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng về thủ pháp trùng điệp. Năm 1913, Ta-go trở thành tác giả người châu Á đầu tiên nhận được giải thưởng Nô-ben về văn học.

1.2 Hãy nêu những cảm xúc của em khi chơi những trò chơi từ thủa nhỏ  

Khi còn nhỏ, em thường rất hay chơi những trò chơi dân gian, và trò em hay chơi nhất đó chính là trò chơi ô ăn quan cùng với các anh chị em trong gia đình em. Đó là một trò chơi dân gian mang tính truyền thống, đậm bản sắc của Việt Nam, ô ăn quan thường là trò chơi phổ biến xuất hiện chủ yếu ở những vùng quê. Bản thân em rất thích trò chơi này bởi tính hồi hộp và óc tư duy mỗi khi em chơi nó. Nhìn từng viên sỏi được đi, đặt xuống đi từng ô cho đến những viên sỏi cuối cùng được đặt vào các ô, nó đem đến cho em nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau mỗi khi chơi. Khi thì thấy hồi hộp, kịch tính, khi thì lo lắng, khi lại vui mừng vỡ òa lên sung sướng vì chiến thắng, lúc lại mất cảm hứng và buồn thiu đi vì thua… tất cả mỗi ván chơi, mỗi nước đi ấy đều để lại trong em những cảm xúc khó tả. Chính vì vậy, ô ăn quan đến tận thời điểm bây giờ vẫn là một trò chơi vô cùng ý nghĩa vì đã gắn bó với tuổi thơ của em.

>> Xem thêm: Soạn văn 7 Cánh diều 

2. Soạn bài Mây và sóng: Phần đọc hiểu 

Nội dung chính văn bản: Bài thơ mang bản sắc của giọng điệu trữ tình như một khúc ca đồng dao thể hiện lên nỗi niềm giao cảm thần tiên của những tâm hồn nghĩ về tuổi thơ với áng mây trời và làn sóng vỗ, với tình cảm thiên nhiên kỳ diệu. Qua đó, thể hiện lên tình yêu vô cùng lớn lao đối với mẹ và những mong ước kì diệu mà ngây ngô của tuổi thơ ngày ấy.

2.1. Em có chú ý gì về trí tưởng tượng phong phú của em bé và các hình ảnh đẹp xuất hiện được tác giả nhắc đến ở trong đoạn thơ

Câu trả lời chi tiết:

- Trí tưởng tượng phong phú của em bé: Em bé tưởng tượng rằng có đám mây ở trên bầu trời xanh đang nhìn xuống và nói chuyện cùng với em và em với mây cùng trò chuyện, tâm sự với nhau.

- Hình ảnh đẹp xuất hiện được tác giả nhắc đến ở trong đoạn thơ: bình minh vàng, vầng trăng bạc.

2.2 Những hình ảnh thiên nhiên nào được tác giả nhắc đến ở trong toàn bộ bài thơ 

Câu trả lời chi tiết:

Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả nhắc đến ở trong toàn bộ bài thơ đó chính là sự xuất hiện của hình ảnh mây và sóng.

2.3 Hãy chú ý tới lời nói của em bé ở trong bài sau lời mời gọi của những người ở “trên mây” và những người ở “trong sóng”

Câu trả lời chi tiết:

Lời nói của em bé trong bài sau những lời mời gọi của những người “trên mây” và những người ở trong “trong sóng": Mọi hình ảnh xuất hiện, em bé đều nhớ đến và nghĩ về mẹ mình đang ở nhà(mẹ đang đợi, và bé mong muốn được ở nhà), không nghe theo lời mời gọi ngọt ngào của mây và sóng mà luôn đặt mẹ lên trên các cuộc vui, cuộc vui nào cũng nghĩ là đang có mẹ đi chơi cùng, coi mẹ cũng như là một nhân vật chính trong các cuộc vui chơi của em, em muốn ôm lấy mẹ và mái nhà của em với mẹ đó chính là mây trời. Sóng rủ cậu đi và sóng sẽ dẫn cậu đi, nhưng em lại cũng vẫn chỉ nghĩ đến mẹ,và chỉ muốn làm con sóng nhỏ lăn vào trong lòng của mẹ mình.

Lộ trình khóa học DUO dành riêng cho cấp THCS sẽ được thiết kế riêng cho từng em học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước tăng 3 - 6 điểm trong bài thi của mình.

3. Soạn bài Mây và sóng: Phần trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 26 SGK Ngữ Văn lớp 7 tập 2

Về hình thức, văn bản “Mây và sóng” có điểm gì khác biệt so với các văn bản mà trước đó em đã được học ở Bài 2 trong sách Ngữ văn lớp 7, tập một? Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh,...)?

Câu trả lời chi tiết:

- Về phần hình thức, điểm khác nhau giữa văn bản “Mây và sóng” so với các văn bản mà trước đó em đã được học ở Bài 2 trong sách Ngữ Văn lớp 7 tập, đó chính là: 

Mây và sóng

Văn bản bài 2

- Số từ không viết cố định trong mỗi dòng thơ
- Cả bài thơ được viết liền mạch không ngắt quãng, chia nhỏ các đoạn thơ

- Số từ được viết cố định trong mỗi dòng thơ (4/5 từ)
- Bài thơ được chia làm nhiều khổ/ đoạn nhỏ, có độ dài dài ngắn khác nhau.

 

- Bài thơ viết lên là sự kết hợp khéo léo của những phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

3.2 Câu 2 trang 26 SGK Ngữ Văn lớp 7 tập 2

Bài thơ này có thể chia được làm thành hai phần (phần 1: từ đầu đến “bầu trời xanh thẳm": phần 2: phần còn lại). Em hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau của hai phần đó về số dòng, hình ảnh, cách tổ chức của mỗi phần.

Câu trả lời chi tiết:

 


Phần 1: Từ đầu đến “bầu trời xanh thẳm”


Phần 2: Phần còn lại


Giống nhau


Kết cấu viết bài, số dòng thơ, cách xây dựng hình ảnh nhân vật đều được thực hiện theo một trình tự thuật lại những lời rủ rê ngọt ngào, lời từ chối khéo léo và sự tưởng tượng vô cùng độc đáo, sáng tạo trong trò chơi.


Khác nhau

+ Đối tượng đưa ra lời rủ rê: mây
+ Trò chơi: con là mây và mẹ sẽ là trăng
+ Không gian : trên bầu trời
→ Phần thứ nhất đã rất khéo léo khi kết hợp tạo ra sự trùng điệp, nâng cao, làm nổi bật lên chủ đề - Tình cảm yêu thương sâu sắc giữa mẹ và con.

 

+ Đối tượng đưa ra lời rủ rê: sóng
+ Trò chơi: con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ.
+ Không gian: dưới mặt biển.
=> Phần thứ hai được tách ra cho ý thơ trọn vẹn hơn, tác động tới sự trùng điệp, hô ứng, và khẳng định lại rõ hơn những tình cảm đã được thể hiện ở  trong loạt thử thách được đặt ra ở phần thứ nhất.

 

 

3.3 Câu 3 trang 26 SGK Ngữ Văn lớp 7 tập 2

Theo em thì cuộc vui chơi của những người ở “trên mây” và ở “trong sóng” hấp dẫn, thú vị ở những điểm đặc biệt nào? Tại sao em bé lại không chọn tham gia những cuộc vui đó?

Câu trả lời chi tiết:

- Cuộc vui chơi của những người ở “trên mây” và ở “trong sóng” hấp dẫn ở những điểm như: được tự do vui chơi thỏa thích, ca múa hát tung tăng từ buổi sáng sớm đến buổi tối muộn, được vui đùa thỏa thích với ánh nắng bình minh màu vàng, vầng trăng bạc, được tận hưởng cảm giác ngao du ở khắp mọi nơi,mọi chốn bình yên.

- Em bé mặc dù rất muốn tham gia cuộc chơi nhưng lại quyết định lựa chọn không tham gia những trò chơi mà “mây” và “sóng” rủ rê dẫu cho những lời rủ rê nghe chừng có vẻ rất ngọt ngào và chỉ nghĩ nhớ tới mẹ mình đang chờ ở nhà, vì nhớ tới mong muốn nhỏ nhoi của mẹ là muốn em không đi đâu chơi nữa và chỉ ở nhà buổi chiều với mẹ thôi. Chính bởi mẹ em bé, tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho em, mà từ đó dần dần đã trở thành một sợi dây gắn kết vô hình buộc chặt em bé ở lại, buộc chặt tâm trí của em vào sâu trong lòng mẹ, không muốn tách rời.

=> Qua đó em nhận thấy rằng, cho dù mọi cám dỗ có hay có hấp dẫn đến đâu, thì tình yêu của mẹ dành cho em bé vẫn luôn bất tử và chiến thắng tất cả để  chối từ những lời gọi ngọt ngào ở thế giới ngoài kia.

3.4 Câu 4 trang 26 SGK Ngữ Văn lớp 7 tập 2

Theo em, vì sao những trò chơi do chính em bé tạo ra lại "thú vị" và "hay hơn"?

Câu trả lời chi tiết:

Những trò chơi do chính em bé tạo ra “thú vị” và “hay hơn” vì không chỉ có sự xuất hiện của “mây”( bởi vì chính em đã là đám mây đẹp nhất) mà còn có “trăng” (hiện thân hình ảnh của mẹ), không chỉ được gọi mời cùng vui đùa như với những người sống “trên mây” mà còn được cùng sống ở dưới một “mái nhà” – ở nơi đó em được mẹ ôm ấp, được đón nhận những nguồn ánh sáng dịu dàng vô bờ bến từ mẹ; em không cần tới sự xuất hiện của “sóng”( bởi vì chính em đã là hình ảnh đại diện của ngọn sóng) mà còn có hình ảnh “bến bờ kì lạ” (hiện thân của hình bóng mẹ), một bến bờ của sự bao dung, luôn luôn dang tay rộng mở đón em vào lòng. Như vậy, không những em không phải “rời mẹ” của mình mà thêm vào đó em còn được “lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”. Qua đó, ta thấy, không một thứ gì có thể cám dỗ ngoại trừ tình thương yêu vô bến bờ của mẹ và giành chiến thắng tất cả mọi lời mời gọi hấp dẫn của những người sống ở “trên mây” và "trong sóng".

3.5 Câu 5 trang 26 SGK Ngữ Văn lớp 7 tập 2

Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả nhắc tới ở trong các trò chơi của em bé có đặc điểm như thế nào? Qua đó, nhà thơ muốn thể hiện lên điều gì?

Câu trả lời chi tiết:

- Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả nhắc tới trong các trò chơi của em bé có đặc điểm là: giống với hình ảnh trong tự nhiên, có sự xuất hiện của mây, có trăng, có sóng, có bầu trời xanh thẳm

 => Qua đó, nhà thơ muốn thể hiện một sự gắn bó, yêu thương vô cùng sâu sắc của hai mẹ con. Cho dù có ở bất cứ nơi đâu đi chăng nữa thì em bé vẫn chỉ muốn ở cùng và bên cạnh với mẹ. Nổi bật hẳn lên ở trong phần hai của bài cũng như là một điểm nhấn cho tình cảm ở trong toàn bộ tác phẩm chính là câu thơ “và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”. Em bé lại nói ra những điều như vậy, đó là bởi em tin chắc rằng tình cảm yêu thương giữa em và  mẹ sẽ tồn tại ở khắp mọi nơi, mọi chốn. Thứ tình cảm thiêng liêng ấy sâu sắc đến mức không ai có thể hiểu hết được. Tình mẫu tử chính là thứ tình cảm thiêng liêng, bất diệt, nó có thể hòa cả vào trong thiên nhiên bao la, thơ mộng, cũng có thể chỉ gói gọn trong lòng của người mẹ.

3.6 Câu 6 trang 26 SGK Ngữ Văn lớp 7 tập 2

Theo em, qua bài thơ trên tác giả muốn gửi gắm đến người đọc những thông điệp ý nghĩa gì?

Câu trả lời chi tiết:

Thông điệp của nhà thơ muốn gửi gắm:

- Ca ngợi tình cảm vô cùng sâu sắc của mẹ con.

- Xung quanh cuộc sống của tất cả con người vẫn luôn thường gặp những cám dỗ hiện hữu. Để có thể chối từ những cám dỗ ấy chúng ta cần có những điểm tựa vững chắc (trong đó đặc biệt nhất có tình mẫu tử).

- Trí tưởng tượng của tuổi thơ mỗi đứa trẻ đều vô cùng phong phú, nhưng lại hạnh phúc bởi đó không phải là những điều gì xa xôi, bí ẩn, do ai đó có siêu năng lực ban cho mà những điều đó ở ngay trong thế giới thực tại và do chính từ sức lực của con người tạo lên.

- Mối quan hệ sâu sắc, gắn kết giữa tình yêu và sự sáng tạo.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết bài Soạn bài Mây và sóng trong sách giáo khoa Cánh diều 7 tập 2. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 7
| đánh giá
Hotline: 0987810990