img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục| Văn 8 tập 1 chân trời sáng tạo + Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 17:11 22/04/2024 7,966 Tag Lớp 8

Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục| Văn 8 tập 1 chân trời sáng tạo + Cánh diều dưới đây sẽ giúp các em hiểu tác phẩm Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục một cách dễ dàng và đa chiều nhất.

Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục| Văn 8 tập 1 chân trời sáng tạo + Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục văn 8 chân trời sáng tạo 

Em đã xem những tác phẩm phim hài, kịch hài nào? Chia sẻ với các bạn cảm nhận của em về một nhân vật hoặc một cảnh thú vị từ tác phẩm đã xem.

Em đã từng có cơ hội xem tác phẩm hài kịch “Thầy bói xem voi”. Câu chuyện với mục đích châm biếm cách nhìn nhận phiến diện con người khi họ không suy nghĩ nhìn toàn cảnh mà chỉ chăm chăm nhìn nhận một bộ phận mà đánh giá cả một vấn đề lớn.

1.1 Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục: Chuẩn bị đọc

Bộ phim hài em đã từng xem là: Thầy bói xem voi

Em thấy các nhân vật trong bộ phim đều rất lố bịch, chỉ sờ vào một bộ phận duy nhất của con voi nhưng lại nghĩ là mình đã hiểu rõ về con vật này.

1.2 Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục: Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1: Tại sao ông Giuốc-đanh tỏ ý không hài lòng về bác phó may và bộ lễ phục?

Ông Giuốc-đanh tỏ ý không hài lòng về bác phó may và bộ lễ phục vì bác phó may đến trễ hẹn. Đôi bít tất lụa mà bác phó may làm không những chật mà còn chất lượng kém, mới xỏ vào đã bị rách.

Câu 2: Tại sao ông Giuốc-đanh thay đổi thái độ từ giận thành vui khi nhận bộ lễ phục?

Ông Giuốc-đanh thay đổi thái độ từ giận dữ thành vui vẻ khi nhận bộ lễ phục nhờ vào cách nói chuyện khéo léo mà láu cá của bác phó may. Bác phó may đã nhanh miệng gọi ông Giuốc-đanh là “ngài” và liên tục khen ông là người quý phái khiến cho cơn giận của Giuốc-đanh nhanh chóng tiêu tan.

Câu 3: Các lời thoại trong đoạn này cho thấy điều gì về tính cách của nhân vật ông Giuốc-đanh và bác phó may?

Qua lời thoại trong đoạn này, người đọc có thể thấy được tính cách của các nhân vật:

  • Bác phó may: khéo léo, láu cá, tìm mọi cách để ăn bớt tiền của khách hàng.

  • Ông Giuốc-đanh: thích ăn diện, thiếu kiến thức, quê mùa thô kệch nhưng học đòi làm sang đua đòi quý phái.

Câu 4: Đoạn in nghiêng này là lời của ai? Vì sao em biết điều đó?

- Đoạn in nghiêng này là lời của tác giả hay chính là lời của người dẫn truyện.

  • Em biết được điều đó bởi đoạn in nghiêng này là lời chỉ dẫn của tác giả vở kịch trên sân khấu. Lời chỉ dẫn này giúp các diễn viên trên sân khấu có thể diễn tốt hơn, phối hợp với nhau nhuần nhuyễn hơn. 

Câu 5: Đoạn đối thoại này đã góp phần thể hiện nét tính cách gì của ông Giuốc-đanh?

  • Đoạn đối này đã thể hiện được ông Giuốc-đanh là người ưa ninh, háo danh lợi, có khát vọng được làm quý tộc.

1.3 Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục: Suy ngẫm và phản hồi 

Câu 1 trang 104 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo

 Liệt kê tên các nhân vật trong văn bản và cho biết:

Các nhân vật xuất hiện trong văn bản: Ông Giuốc-đanh, bác phó may, thợ may phụ.

a. Các nhân vật ấy là hiện thân cho “cái cao cả” hay “cái thấp kém”?

Tất cả các nhân vật ấy đều là hiện thân cho “cái thấp kém”. Mỗi người lại thể hiện chữ thấp kém theo một cách riêng. Ông Giuốc-đanh là kiểu người đua đòi, hám danh hám phận. Tên phó may thì ranh ma, làm ăn bịp bợm, gian dối khách hàng còn tên thợ phụ lại nịnh bợ mọi người để trục lợi cá nhân.

b. Tiếng cười chủ yếu hướng đến nhân vật nào?

Tiếng cười trong tác phẩm này chủ yếu hướng đến nhân vật chính là ông Giuốc-đanh, hướng đến thói xấu đua đòi quý phái.

Câu 2 trang 104 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo

Kẻ bảng sau vào vở, tóm tắt các hành động làm nảy sinh xung đột và giải quyết xung đột qua các lời thoại giữa ông Giuốc-đanh với bác phó may trong văn bản:

Hành động và xung đột

Giữa ông Giuốc-đanh và Phó may

Các hành động làm nảy sinh xung đột

+ Tên phó may đã mua bít tất quá chật
- Phó may: Cố tình ăn bớt tiền của khách bằng cách mua tất chật.
- Ông Giuốc-đanh: Cau có, trách móc thợ may khi thử bít tất chật khiến đau chân.
+ Phó may đã may ngược hoa
- Tên phó may đã khoác loác về lỗi sai mặc ngược hoa của mình.
- Ông Giuốc-đanh thì ngờ vực hoa bị may ngược.

 
Các hành động giải quyết xung đột

- Tên phó may nịnh nọt ba hoa để làm dịu cảm xúc tức giận của ông Giuốc-đanh

+ Phó may: Dùng những ngôn ngữ hoa mỹ để che đậy sự cẩu thả của mình, biến sai thành đúng.

+ Ông Giuốc-đanh: Vì thiếu kiến thức mà chỉ cần vài lời tâng bốc của tên phó may đã khiến ông từ bực tức chuyển sang hài lòng.
 

 

Câu 3 trang 104 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo

Theo em, vì sao hành động của các nhân vật và cách giải quyết xung đột trong màn kịch trên lại làm bật lên tiếng cười?

Theo em, hành động của các nhân vật và cách họ giải quyết xung đột đều tạo nên tiếng cười vì bản chất từng lời nói hay hành động của các nhân vật đều là để châm biếm tật xấu của con người. Đó chính là tính học đòi vô lối của ông Giuốc-đanh và sự lươn lẹo của tên phó may.

Câu 4 trang 104 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo

Cho biết:

a. Những cụm từ in nghiêng đặt trong ngoặc đơn như: … “Ông Giuốc-đanh (nhìn áo của bác phó may)...”, “Ông Giuốc-đanh... (nói riêng)...” là lời của ai và có vai trò thế nào trong văn bản kịch?

  • Những cụm từ in nghiêng trong ngoặc đơn chính là lời của tác giả, của nhà viết kịch. Những cụm từ này có vai trò chỉ dẫn cho các diễn viên về cách diễn xuất, thời điểm ra vào sân khấu hay cả cách bố trí từng phụ kiện sân khấu.

b. Nếu thiếu đi các đoạn văn in nghiêng ở giữa và cuối văn bản thì việc phát triển xung đột kịch, thể hiện tính cách của nhân vật ông Giuốc-đanh và tạo tiếng cười trong màn kịch sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

  • Các đoạn in nghiêng ở giữa và cuối văn bản nếu thiếu đi sẽ khiến cho sân khấu mất sự kiểm soát, mất những chỉ dẫn quan trọng, khiến từng chi tiết khó có thể liền mạch và khớp với nhau.

Câu 5 trang 104 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo

Màn kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục khai thác dạng xung đột nào trong các dạng xung đột dưới đây:

a. Xung đột giữa “cái cao cả” với “cái cao cả”.

b. Xung đột giữa “cái cao cả” với “cái thấp kém”.

c. Xung đột giữa “cái thấp kém” với “cái thấp kém”.

Em dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

  • Đáp án: c. Xung đột giữa “cái thấp kém” với “cái thấp kém”.

  • Em có thể khẳng định như vậy bởi tất cả câu nói hay hành động của các nhân vật trong tác phẩm đều là biểu hiện của sự thấp kém.

Câu 6 trang 104 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo

Xác định chủ đề của văn bản. Phân tích một trong những thủ pháp nghệ thuật mà em cho là có hiệu quả rõ rệt trong việc thể hiện chủ đề.

  • Chủ đề của văn bản về sự lố bịch học đòi về trang phục của ông Giuốc-đanh.

  • Thủ pháp nghệ thuật: Nói quá, điệp ngữ, phóng đại hành động và lời nói đến mức lố bịch.

Câu 7 trang 105 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo

Một số bạn cho rằng nên dùng Trưởng giả học làm sang làm nhan đề cho văn bản trên, một số khác lại cho rằng nhan đề Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục mới sát hợp với nội dung của văn bản. Em tán đồng ý kiến nào? Vì sao?

  • Trưởng giả học làm sang là nhan đề của cả tác phẩm gồm 5 chương chứ không phải của đoạn trích. Theo ý nghĩa thì việc sử dụng làm nhan đề cho văn bản thì cũng có thể chấp nhận được.

  • Tuy nhiên vì nội dung của đoạn trích này chủ yếu nói về việc học đòi trang phục của ông Giuốc-đanh nên nhan đề “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” lại có phần hợp lý hơn bởi nó thể hiện được chi tiết sự châm biếm của đoạn trích.

>> Xem thêm: Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo

2. Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục văn 8 cánh diều 

2.1 Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục: Chuẩn bị 

  • Nhà văn Mô-li-e sinh năm 1622 mất năm 1673 với tên thật là Jean-Baptiste Poquelin

  • Ông sinh ra ở Paris - Pháp trong một gia đình làm thợ lâu đời cho triều đình

  • Mô-li-e được đánh giá là người đa tài với khả năng viết kịch, làm thơ, viết văn và cả làm diễn viên. Ông đã từng có vinh dự được biểu diễn trước mặt nhà vua. 

  • Ông đã lập đoàn kịch cho riêng mình vào năm 1658 và nối lên với cái tên Troupe de Monsieur.

  • Một số tác phẩm nổi tiếng của ông có thể kể đến Ác-tuýp (1664), Đông Gioăng (1665), Lão hà tiện (1668), Trưởng giả học làm sang (1670),...

2.2 Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục: Đọc văn bản

Câu 1: Chú ý cách nói phóng đại của phó may.

  • Cách nói phóng đại của phó may: có đến hai chục chú thợ phụ đã cùng may bộ lễ phục của ông Giuốc-đanh.

Câu 2: Ông Giuốc-đanh bực bội vì điều gì?

  • Ông Giuốc-đanh bực bội vì khó khăn trong việc đi đôi bít tất vì nó quá chật, vừa xỏ vào đã rách. Đôi giày thì bị đóng không tốt khiến cho ông bị đôi chân.

Câu 3: Phó may đã lừa ông Giuốc-đanh ra sao?

  • Tên phó may đã ba hoa, lừa ông Giuốc-đanh rằng những người thuộc tầng lớp quý tộc đều mặc áo ngược hoa.

Câu 4: Ông Giuốc-đanh phát hiện ra điều gì?

  • Ông Giuốc-đanh đã phát hiện ra tên phó may đang mặc áo được may từ vải mà ông đưa để làm lễ phục cho mình.

Câu 5: Các chỉ dẫn (in nghiêng) có tác dụng gì?

  • Các chỉ dẫn in nghiệm có nhiệm vụ chỉ dẫn từng hành động cử chỉ của diễn viên trên sân khấu. 

Câu 6: Chi tiết nào chứng tỏ ông Giuốc-đanh thích nịnh nọt?

  • Ông Giuốc-đanh là kẻ thích nịnh nọt từ chính những chi tiết ông thích được người khác gọi là cụ lớn, ông lớn,...

Câu 7: Đám thợ phụ đã tôn xưng ông Giuốc-đanh bằng những từ nào?

  • Đám thợ phụ đã tôn xưng ông Giuốc-đanh bằng những từ ngữ: đức ông, ông lớn, cụ lớn,...

2.3 Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục: Trả lời câu hỏi cuối bài 

Câu 1 trang 100 SGK Văn 8/1 Cánh diều 

Đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục kể về chuyện gì? Nhận biết và nêu tác dụng của các chỉ dẫn sân khấu ở văn bản này.

  • Đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục này kể về việc ông Giuốc-đanh tức giận khi bộ lễ phục đặt may riêng của mình bị may hoa ngược. Nhưng cơn giận nhanh chóng bị xua tan khi những tên thợ may liên tục nịnh nọt, tâng bốc ông như một quý tộc cao quý.

  • Những chỉ dẫn sân khấu ở văn bản này có thể được nhận biết qua việc đặt trong dấu ngoặc đơn và được in nghiêng. Chúng giúp cho người đọc biết được đâu là hành động của nhân vật và bối cảnh đang diễn ra trong vở kịch.

Câu 2 trang 100 SGK Văn 8/1 Cánh diều

Nêu lên một số chi tiết gây cười trong văn bản. Biện pháp phóng đại thể hiện rõ nhất ở chi tiết nào?

- Một số chi tiết gây cười trong văn bản:

  • Tên phó may bảo việc may hoa ngược là kiểu mặc của người quý phái sang trọng.

  • Kẻ may kém nhất lại dám thách thức thợ may giỏi nhất may lễ phục

  • Bộ lễ phục xấu xí kệch cỡm qua mồm của bọn nịnh bợ lại trở thành quý phái đẹp đẽ

  • Thợ phụ mỗi lần gọi Giuốc-đanh là ông lớn, cụ lớn là lại được thưởng tiền.

  • Biện pháp phóng đại được thể hiện rõ nhất trong chi tiết ông Giuốc-đanh rất vui sướng thưởng tiền cho mỗi lần được bốn thợ mặc đồ gọi là ông lớn, đức ông,...

Câu 3 trang 100 SGK Văn 8/1 Cánh diều

Qua đoạn trích, em thấy ông Giuốc-đanh là người thế nào? Hãy phân tích đặc điểm tính cách của nhân vật này.

  • Qua đoạn trích, em thấy được ông Giuốc-đanh là kiểu người ngu dốt, thiếu kiến thức nhưng lại háo danh, háo giàu sang phú quý một cách đầy lố bịch. Thích học sang học đòi thành quý tộc nhưng lại chọn sai cách khiến người đời chế giễu khinh bỉ.

  • Tính cách này của nhân vật được thể hiện rõ nhất trong đoạn đối thoại của ông với tên phó may. Mỗi lần tên phó may gọi cụ bẩm con là ông Giuốc-đanh cảm thấy rất vui vẻ tự hào, sướng ra mặt và vui vẻ thưởng tiền cho tất cả những kẻ nịnh bợ mình.

Câu 4 trang 100 SGK Văn 8/1 Cánh diều

Theo em, đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục muốn phê phán điều gì?

  • Theo em, đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục có mục đích phê phán những kẻ thích nịnh bợ, háo danh mà thiếu kiến thức trong mọi xã hội.

Câu 5 trang 100 SGK Văn 8/1 Cánh diều

Nếu người thân hoặc bạn của em có tính cách như ông Giuốc-đanh, em sẽ khuyên họ như thế nào?

  • Nếu em có người thân hoặc bạn có tính cách như ông Giuốc-đanh, em sẽ khuyên họ nên bổ sung kiến thức cá nhân để tránh trở nên lố bịch trong mắt người khác. Bởi vì không chỉ ảnh hưởng đến chính cuộc sống của mình mà còn ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của người khác.

Câu 6 trang 100 SGK Văn 8/1 Cánh diều

Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) nhận xét về nhân vật phó may và các thợ phụ trong văn bản.

Trong văn bản Ông Giuốc-đanh, nhân vật người thợ may và người mặc lễ phục cho khách được xây dựng một tính cách tham lam, dối trá. Điều này được thể hiện rõ ràng khi họ đồng ý may và mặc quần áo cho anh Giuốc-đanh và lợi dụng chính sự ngu dốt và tham vọng của ông để cắt xén vải. Quần áo bị may ngược nên trông rất kỳ quặc nhưng nhờ sự khôn ranh trong câu nói đã lừa ông Giuốc-đanh tưởng rằng đó là kiểu dáng thường được giới quý tộc mặc. Hơn nữa, vì hành vi hiểu tính khoe khoang hám danh nên chúng đã âm thầm nịnh nọt ông để trục lợi. Những chi tiết này khắc họa chân thực và sống động những thói xấu của người thợ may, và các thợ phụ.

Hy vọng qua Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục| Văn 8 tập 1 chân trời sáng tạo + Cánh diều, Vuihoc đã giúp các em hiểu được thêm về một vở kịch với nội dung châm biếm thói xấu trong cuộc sống. Vuihoc sẽ cập nhập rất nhiều bài học với nhiều chủ đề khác nhau. Các em hãy thường xuyên theo dõi nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 8
| đánh giá
Hotline: 0987810990