img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ| Văn 9 tập 1 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 11:19 05/08/2024 19,473 Tag Lớp 9

Bài viết dưới đây chính là Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ| Văn 9 tập 1 Cánh diều mà Vuihoc gửi đến các em. Hy vọng qua bài soạn này các em sẽ mường tượng ra cảnh chia ly của đôi lứa cũng như sự xót xa của những người chinh phụ.

Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ| Văn 9 tập 1 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ: Chuẩn bị 

Đọc trước văn bản Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Đặng Trần Côn và tác phẩm Chinh phụ ngâm.

- Tác giả Đặng Trần Côn: Đến tận ngày nay, những thông tin về nhà thơ Đặng Trần Côn đều rất ít và mơ hồ. Năm sinh năm mất của ông không có nhà sử học nào có thể xác nhận, họ chỉ có thể ước đoán ông sinh vào khoảng thời gian từ năm 1710 đến năm 1720.

  • Quê hương gốc của ông ở làng Nhân Mục - làng Mọc thuộc Thanh Trì. Ngày nay chính là phường Nhân Chính quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

  • Ông là người ham học, lại có tư chất thông minh nên ông đỗ Giải Nguyên trong kỳ thi Hương (năm 1726 đến năm 1738). Nhưng đến kỳ thi Hội thì ông không vượt qua nên từ đó ông không tham gia các kỳ thi nữa. 

  • Vào những năm 1740 đến năm 1786, ông làm chức Huấn đạo một huyện. Sau này chính là Tri huyện Thanh Oai thuộc thành phố Sơn Tây. Đến sau khi nghỉ hưu thì ông dạy học tại nhà ông Nguyễn Đình Kỷ.

  • Vào khoảng năm 1745, chưa đến 40 tuổi ông đã ra đi và được chôn cất tại làng Nhân Mục - nay là tổ dân phố 5 phường Hạ Đình.

-  Tác phẩm Chinh phụ ngâm:

  •  Tác phẩm Chinh phụ ngâm là một khúc ngâm của tác giả Đặng Trần Công viết vào năm 1741. Bản gốc do ông viết bằng chữ Hán, đến sau này mới có nhiều người dịch ra tiếng Nôm và tiếng quốc ngữ.

  • Bản dịch hiện nay nổi tiếng nhất được thể hiện bằng thể thơ song thất lục bát. Cả tác phẩm có 412 câu thơ.

  • Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trong sách giáo khoa là 20 câu thơ từ dòng 208 đến dòng 228. Đoạn này nói về cảnh chia ly của cặp vợ chồng son, khi mà người vợ phải tiễn chồng ra nơi chiến trường. Đó còn là cảnh hào hùng của người lính cũng như sự xót xa với cảnh chết chóc tang thương trên chiến trường. Người vợ ở nhà vừa cô đơn buồn tủi lại lo lắng cho chồng mình cũng như khát khao về tương lai hạnh phúc khi chồng được trở về với gia đình.

2. Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ: Đọc hiểu 

2.1 Chú ý cách diễn tả nỗi nhớ của người chinh phụ

Cách diễn tả nỗi nhớ của người chinh phụ đã gợi được cảm giác cô đơn đến buồn tủi. Qua đó còn thể hiện nỗi sầu khổ đau xót của người chinh phụ.

2.2 Nỗi lòng người chinh phụ đã được biểu hiện thế nào qua việc tả cảnh?

- Tác giả đã thể hiện được nỗi lòng của người chinh phụ qua những câu thơ tả cảnh

  • “Sương như búa, bổ mòn gốc liễu”

  • “Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô” 

Các câu thơ trên kết hợp với những động từ “bổ mòn”, “xẻ héo”,...đã khiến người đọc có cảm giác đau thương do chia lìa và hiu quạnh khi thấy xung quanh toàn sương mờ, bụi chim gù, tiếng dế, tiếng chuông,...

2.3 Hình ảnh gắn bó giữa “hoa” và “nguyệt” thể hiện điều gì?

Hình ảnh gắn bó giữa “hoa” và “nguyệt” đã thể hiện được sự gắn bó mật thiết và sự hài hòa trong tự nhiên. Qua đó càng thể hiện được sự cô đơn hiu quạnh của người chinh phụ trong đêm tối mờ mịt.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 cánh diều 

3. Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ: Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 23 SGK Văn 9/1 Cánh diều

 Xác định bố cục của đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, cho biết nội dung chính của từng phần.

- Có thể chia đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ thành ba phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến đoạn “tiếng trùng mưa phun” - Đoạn đầu này nói về nỗi nhớ thương chồng ở nơi xa của người chinh phụ.

  • Phần 2: “tiếng trùng mưa phun” đến “gió thốc ngoài hiên” - Sự cô đơn của người chinh phụ khi phải sống cô độc một mình.

  • Phần 3: “gió thốc ngoài hiên” đến hết - nói về khát vọng về một tương lai tươi sáng khi chồng trở về, hy vọng về hạnh phúc lứa đôi được trọn vẹn.

3.2 Câu 2 trang 23 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Đoạn trích được viết theo thể thơ nào? Chỉ ra sự phù hợp của thể thơ ấy trong việc thể hiện nội dung đề tài ở văn bản này.

Đoạn trích được viết theo thể thơ cổ song thất lục bát: Thể thơ song thất lục bát đã thể hiện được chi tiết nội dung mà văn bản muốn nói đến. Qua thể thơ này, người đọc thấy được từng câu từng chữ như có nhạc điệu, hấp dẫn hơn và đem lại nhiều cảm xúc hơn bao giờ hết. Nhất là khi người đọc đi sâu vào trong thế giới nội tâm nhân vật và hiểu được rõ cảm xúc của họ.

3.3 Câu 3 trang 23 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Nỗi lòng người chinh phụ được thể hiện như thế nào? Đâu là nguyên nhân dẫn đến tâm trạng ấy?

Nỗi lòng của người chinh phụ được thể hiện rõ ràng nhất là sự buồn tủi, cô đơn mà đau đớn khi xa chồng. Nhưng đó cũng là sự khát khao một tương lai tươi sáng hơn được hạnh phúc lâu bền.

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tâm trạng của người chinh phụ chính là do người chồng phải đi ra chiến trường xa xôi để chiến đấu.

Khóa học DUO cung cấp cho các em nền tảng kiến thức vững chắc, bứt phá điểm 9+ trong mọi bài kiểm tra trên lớp.

3.4 Câu 4 trang 23 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Hãy phân tích mối quan hệ giữa cảnh vật và tâm trạng của người chinh phụ trong phần cuối (từ dòng 9 đến dòng 20).

Dường như có một sự tương đồng giữa con người và cảnh vật trong đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”, điều đó đã khiến cho nỗi buồn càng trở nên mãnh liệt và trở nên vô tận không hồi kết. Khung cảnh xung quanh của người chinh phục trở thành khung cảnh u buồn bởi cảnh được nhìn qua đôi mắt buồn rưng rưng nước mắt. Sự cô đơn buồn tủi của tâm hồn càng làm tăng thêm sự lạnh lẽo u ám của cảnh vật xung quanh. Cùng một giọt sương trên cành cây, cùng tiếng côn trùng trong đêm mưa gió, những cảnh vật ấy càng làm cháy lên biết bao giông bão nỗi buồn trong lòng của người chinh phục. Hoàn cảnh này, tâm trạng này chính nó đã nói lên bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ​​xưa. Thiên nhiên lạnh giá dường như hút lấy tâm hồn người chinh phục cô đơn bằng cái lạnh khủng khiếp cả về thể xác lẫn tâm hồn. Tám câu cuối là miêu tả độc đáo nhất về cảnh tình trong “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”. Sự hòa hợp của hoa và trăng càng làm cho lòng người khao khát hạnh phúc hôn nhân đôi lứa. Những động từ như dãi, lồng gợi lên  ngọn lửa gần gũi, yêu thương say đắm nhưng lại nhạy cảm và kín đáo của tình yêu đôi lứa.

3.5 Câu 5 trang 23 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Phân tích tác dụng các biện pháp tu từ, nhịp điệu của thể song thất lục bát trong văn bản Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.

Các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản Tinh cảnh lẻ loi của người chinh phụ:

- Gieo vần: Trong mỗi khổ thơ đều được sử dụng một vần trắc cùng với ba vần bằng. Ở câu sáu chỉ có vần chân, ba câu còn lại sẽ chứa cả vần chân và vần lưng trong mỗi câu.

- Cách ngắt nhịp: Tại các câu bảy có thể được ¾ hoặc theo cách chia 3/2/2. Còn hai câu sáu tám có thể ngắt nhịp 2/2/2 hoặc 3/3. Còn tại câu tám thì linh hoạt chia thành 4/4 hoặc ⅗.

- Các biện pháp tu từ:

  • Phép so sánh “sương” với “búa”,...

  • Phép ẩn dụ qua từ “nghìn vàng”,...

  • Hình ảnh mang tính ước lệ tượng trưng cao như “hoa”, “nguyệt”,...

  • Điệp từ: “non yên”, “trời”,...

  • Những từ láy xuất hiện liên tục: “thăm thẳm”, “đau đáu”,...

Việc sử dụng các biện pháp tu từ kết hợp với nhịp điệu có phần chậm rãi của thể thơ song thất lục bát đã khiến cho đoạn thơ trở nên sinh động hơn bao giờ hết. Sự tinh tế trong cách sử dụng nghệ thuật trong các câu thơ khiến cho người đọc có thể dễ dàng thấy được sự đau buồn, cô đơn và nỗi lòng của người chinh phụ khi chồng mình phải ra chiến trường chiến đấu mà không biết ngày nào mới có thể quay về.

3.6 Câu 6 trang 23 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Đoạn trích gợi cho em suy nghĩ như thế nào về số phận những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh phi nghĩa?

Qua đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, người đọc có thể thấy được sự cô độc, lẻ loi của những người phụ nữ có chồng ra chiến trường trong xã hội phong kiến cũ.

Qua đó ta càng có sự đồng cảm với con người thời đó cũng như thấy được sự phê phán của tác giả trước chế độ cũ. Tác giả đã tố cáo chiến tranh phi nghĩa khiến cho người người nhà nhà phải ly tán, họ phải hy sinh hạnh phúc của mình để chiến đấu cho mục đích vô nghĩa ác độc.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ| Văn 9 tập 1 Cánh diều. Để có thêm nhiều các kiến thức không chỉ với môn Văn và cả các môn học khác, các em hãy thường xuyên truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 9
| đánh giá
Hotline: 0987810990