img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 48| Văn 7 tập 1 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 09:48 22/05/2024 1,249 Tag Lớp 7

Dưới đây là phần hướng dẫn Soạn bài chi tiết Thực hành tiếng Việt bài 2 trang 48| Văn 7 tập 1 Cánh diều. Các em cùng tham khảo bài viết để nắm được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các tác phẩm văn học cùng với tác dụng của chúng trong bài. Hãy tham khảo ngay bài viết này để biết thêm chi tiết nhé!

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 48| Văn 7 tập 1 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 48 Văn 7 tập 1 Cánh diều

1. Câu 1 trang 48 SGK Văn 7/1 Cánh diều

Ở hai khổ thơ đầu trong bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), các dòng thơ được bố trí thành từng cặp với sự tương phản (trái ngược) về nghĩa. Hãy chỉ ra điểm đó và cho biết cách bố trí như thế có tác dụng như thế nào?

Phương pháp giải:

Xác định những cặp từ trái nghĩa sau đó chỉ ra tác dụng

Lời giải chi tiết:

Ở hai khổ thơ đầu của bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), các dòng thơ được bố trí thành từng cặp với sự đối lập nhau về nghĩa:

+ Cặp thứ nhất:  Lưng mẹ còng rồi

                           Cau thì vẫn thẳng. 

→ Sự đối lập nhau ở trong cặp 1 là “lưng mẹ còng” với “cau vẫn thẳng”.

+ Cặp thứ hai:    Cau - ngọn xanh rờn

                           Mẹ - đầu bạc trắng. 

→ Sự đối lập nhau ở trong cặp 2 là “cau ngọn xanh” với “đầu mẹ bạc trắng”.

+ Cặp thứ ba:     Cau ngày càng cao

                           Mẹ ngày một thấp. 

→ Sự đối lập nhau ở trong cặp 3 là “cao cao” với “mẹ thấp”.

+ Cặp thứ tư:     Cau gần với giời

                          Mẹ gần với đất. 

→ Sự đối lập nhau ở trong cặp 4 là “cau gần trời” với “mẹ gần đất”.

- Các cặp từ đối nhau góp phần làm nổi bật lên sự tương phản giữa hình ảnh người mẹ với hàng cau quen thuộc. Qua đó, càng thấy rõ được tuổi già với sự gầy mòn dần của người mẹ theo năm tháng

2. Câu 2 trang 48 SGK Văn 7/1 Cánh diều

Nêu ra tác dụng miêu tả và biểu cảm của biện pháp tu từ so sánh đã được sử dụng trong khổ thơ ở dưới đây

Phương pháp giải:

Chỉ ra biện pháp so sánh sau đó phân tích tác dụng của nó

Lời giải chi tiết:

Biện pháp tu từ so sánh đó là “Khô gầy như mẹ” với hình ảnh của người mẹ già gầy mòn giúp mang đến tác dụng:

- Miêu tả: gợi ra hình ảnh của người mẹ già héo hắt và gầy guộc như miếng cau khô.

- Biểu cảm: thể hiện được tình cảm xót thương của người con khi thấy mẹ mình ngày một già đi. Trong hai câu thơ cuối, nhà thơ đã sử dụng động từ “nâng” thể hiện về sự trân trọng và động từ “cầm” diễn tả về sự dồn nén cảm xúc xót xa khi nhìn thấy hình ảnh gầy mòn của người mẹ thân yêu. 

>> Xem thêm: Soạn văn 7 Cánh diều 

3. Câu 3 trang 49 SGK Văn 7/1 Cánh diều

Câu hỏi “Sao mẹ ta già?” ở trong bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai) có tác dụng thế nào đối với việc thể hiện tình cảm của tác giả?

Phương pháp giải:

Chỉ ra vai trò của câu hỏi “Sao mẹ ta già?” trong việc thể hiện tình cảm tác giả.

Lời giải chi tiết:

Câu hỏi “Sao mẹ ta già?” là một câu hỏi rất bâng quơ ngẩn ngơ của người con khi ngước nhìn lên trời. Người con bần thần trước sự già đi thật nhanh của người mẹ, xót xa vì thời gian trôi thật nhanh kéo theo tuổi già cùng với sự gầy mòn của người mẹ mà nhà thơ vẫn thường gắn bó và yêu thương. 

Khóa học DUO cung cấp cho các em nền tảng kiến thức vững chắc, bứt phá điểm 9+ trong mọi bài kiểm tra trên lớp.

4. Câu 4 trang 49 SGK Văn 7/1 Cánh diều

Tìm những câu hỏi ở trong bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên). Tác giả sử dụng đến những câu hỏi đó nhằm biểu đạt điều gì?

Phương pháp giải:

Đọc lại bài thơ Ông đồ, chỉ ra những câu hỏi cùng với vai trò của chúng

Lời giải chi tiết:

Những câu hỏi có trong bài thơ Ông đồ:

- Người thuê viết nay đâu?

- Hồn ở đâu bây giờ?

→ Tuy là những câu hỏi nhưng không dùng để hỏi mà để bộc lộ cảm xúc của tác giả trước nền Hán học đang ngày bị mai một và lãng quên. Câu hỏi “người thuê viết nay đâu” vang lên giống như một lời ai oán, xót xa. Giờ đây, người ta chẳng còn thích chơi chữ, mua chữ, thay vào đó là những thú chơi từ phương Tây. Cuối bài thơ một câu hỏi đã vang lên “hồn ở đâu bây giờ” như một sự cảm thương và nuối tiếc cho những giá trị truyền thống đã bị mất ⇒ Những câu hỏi thể hiện về sự nuối tiếc và hoài niệm khi tận mắt chứng kiến một tục lệ hay một nét văn hóa đẹp đang dần trôi vào dĩ vãng.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 2 trang 48 Văn 7 tập 1 Cánh diều phía trên sẽ giúp các em nắm được một số nghệ thuật được sử dụng trong các tác phẩm văn học cùng với vai trò và tác dụng của chúng. Ngoài bài soạn phía trên, khi các em muốn tham khảo bài soạn văn khác nói riêng cũng như các bài soạn của những môn học khác nói chung, các em cần nhanh chóng truy cập vào website chính thức vuihoc.vn để có thể đăng ký khoá học cho chính mình nhanh nhất để được nghe giảng và giải đáp các thắc mắc gặp phải từ các thầy cô giáo VUIHOC.

>> Mời bạn tham khảo thêm:

Banner after post bài viết tag lớp 7
| đánh giá
Hotline: 0987810990