img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán| Văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 12:00 10/09/2024 10 Tag Lớp 9

Qua bài viết dưới đây, Vuihoc sẽ mang đến cho các em Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán| Văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo. Bài soạn này sẽ giúp các em hiểu hơn về đoạn trích quan trọng Thúy Kiều báo ân báo oán trong tác phẩm kinh điển “Truyện Kiều”. Qua đó các em sẽ hiểu được rõ hơn tính cách và sự khôn khéo của các nhân vật trong truyện.

Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán| Văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán: Chuẩn bị đọc 

1.1 Tìm hiểu về nhà thơ Nguyễn Du 

- Đại thi hào Nguyễn Du sinh năm 1765 mất năm 1820 với tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên. 

- Ông sinh ra ở kinh thành Thăng Long trong một gia đình gia giáo có cha là quan lớn. Cha ông là Nguyễn Nhiễm sinh năm 1708 mất năm 1776 đã giữ chức Tể Tướng dưới triều Lê.

- Vào năm Tân Mão 1771, cha ông thôi chức Tể Tướng. Ông theo cha về quê sinh sống và đến năm 13 tuổi thì ông mồ côi cả cha lẫn mẹ. Ông theo người cha nuôi họ Hà ở Thái Nguyên sau khi thi đạo Tam trường. Ông lấy vợ là con của tiến sĩ Đoàn Nguyễn Thục.

- Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du rất thành công khi ông đã để lại cho hậu thế rất nhiều tác phẩm văn chương lớn gồm cả thơ chữ Hán và chữ Nôm.

+ Các tác phẩm chữ Hán có thể kể đến Thanh Hiên thi tập được ông viết vào nhũng giản trước khi ông làm quan dưới triều nhà Nguyễn gồm 78 bài thơ, Nam Trung tạp ngâm được ông viết vào những năm 1805 đến năm 1812 khi ông làm quan tại Huế bao gồm 40 bài thơ, Bắc hành tạp lục được ông viết trong chuyến sang Trung Quốc gồm 131 bài thơ,...

+ Các tác phẩm chữ Nôm của ông là những bài thơ lớn như Đoạn trường Tân Thanh hay chính là tác phẩm Truyện Kiều được viết bằng thể thơ lục bát bao gồm 3254 câu thơ, Văn tế thập loại chúng sinh là khúc ngâm gồm 184 câu thơ song thất lục bát,...

- Với những cống hiến to lớn của mình cho nền văn học nước nhà mà tháng 12 năm 1964 hội đồng hòa bình thế giới đã tổ chức kỷ niệm 200 năm ngày sinh của ông. Còn tại chính đất nước của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có chỉ thị “về việc kỷ niệm Nguyễn Du”.

- UNESCO cũng đã vinh danh ông vào năm 2013.

- Khu lưu niệm của Đại thi hào Nguyễn Du cũng được nhà nước xếp vào hạng di tích quốc gia đặc biệt bao gồm nhà thờ Nguyễn Du tại quê nhà ông, nhà Văn thánh - Bình Văn, đàn tế bia đá của ông nội Nguyễn Du, mộ đại thi hào Nguyễn Du, đền thờ và mộ của cha ông - Nguyễn Nghiễm, đền thờ Nguyễn Trọng - chú của ông, khu lăng Văn Sự, không gian văn hóa Nguyễn Du,...Đây chính là tổ hợp khu lưu niệm tại quê nhà ông hàng năm đón tiếp hàng vạn lượt khách đến tham quan và tìm hiểu về con người vĩ đại này.

1.2 Tìm hiểu về tác phẩm Truyện Kiều

- Truyện Kiều hay còn có tên nguyên tác là Đoạn trường tân thanh là tác phẩm thơ nổi tiếng của đại thi hào Nguyễn Du. Có thể nói đây là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông và được xếp vào hàng kinh điển của nghệ thuật văn học Việt Nam cũng như của thế giới.

- Tác phẩm được viết hoàn toàn bằng chữ Nôm gồm 3254 câu thơ lục bát.

- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm vẫn còn là một dấu hỏi chấm khi chưa ai dám khẳng định hoàn toàn thông tin. Nhưng có người nói Đoạn trường tân thanh được Nguyễn Du viết vào thời gian ông đi sứ Trung Quốc, trong những năm 1814 đến 1820. Cũng có thuyết cho rằng Đoạn trường tân thanh đã được ông viết trước khi ông sang Trung Quốc, vào cuối thời Lê đầu Tây Sơn. 

- Ngay từ khi ra đời, tác phẩm Đoạn trường tân thanh đã được đông đảo người yêu văn học công nhận. Tác phẩm này được lưu hành rộng rãi và khắc in ở nhiều nơi. Có thể tìm thấy hai bản in xưa nhất còn lưu lại đến ngày này là bản vào năm 1871 của Liễu Văn Đường và bản của Duy Minh Thị vào năm 1872. Cả hai bản in này đều thuộc thời vua Tự Đức. Còn bản in đầu tiên của tác phẩm là vào năm 1902 với tự tên chính thức là Đoạn trường tân thanh mang nghĩa “tiếng kêu đứt ruột”.

- Tác phẩm Đoạn trường tân thanh được đại thi hào Nguyễn Du dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân - Trung Quốc. Ông mượn bối cảnh xã hội phong kiến Trung Quốc dưới thời nhà Minh. Nhưng không chỉ bó hẹp ở một chế độ mà tác phẩm Đoạn trường tân thanh hay Truyện Kiều đã thể hiện được cả một thời đại phong kiến mà ông sinh sống.

- Tác phẩm có đến 3254 câu thơ lục bát nói về sống phận bấp bênh của người con gái tài đức vẹn toàn Thúy Kiều. Tác phẩm đã kể lại cuộc đời mười lăm năm lưu lạc có chìm có nổi của Thúy Kiều. Là người phụ nữ mang theo vẻ đẹp tuyệt trần cùng với sự thông minh và đức hạnh nhưng vì biến cố gia đình nàng phải bán mình chuộc cha, chịu sự dày xéo của xã hội phong kiến hà khắc với phái nữ.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

1.3 Trả lời câu hỏi chuẩn bị đọc 

Đọc nhan đề văn bản và quan sát tranh minh hoạ, dự đoán nội dung văn bản

Dự đoán nội dung văn bản qua nhan đề văn bản và quan sát tranh minh hoạ: Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính là Thuý Kiều. Các nhân vật xuất hiện trong tác phẩm có nhân vật luôn tìm cách hãm hại nàng nhưng cũng có người cũng giúp đỡ nàng. Sau khi đã trải qua những khó khăn gian khổ trong quá khứ, nàng đã trở nên thành công để quay lại trả ơn những người đã giúp mình và trừng phạt báo oán những kẻ đã hãm hại mình.

2. Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán: Trải nghiệm cùng văn bản

2.1 Xác định những từ ngữ dùng để miêu tả khung cảnh Kiều thực hiện việc báo ân, báo oán.

- Những từ ngữ dùng để miêu tả khung cảnh Kiều thực hiện việc báo ân:

+ Khung cảnh Kiều thực hiện báo ân rất trang trọng và uy nghi với “trướng hùm”, “cửa viên”, “tiên nghiêm”, “trung quân”,...

+ Thái độ của Thúc Sinh đã thể hiện rõ sự hoang mang sợ hãi khi “chàng ôm lấy Kiều”, “đã phen lìa ngõ trúc”,...

+ Từng câu từng chữ của Kiều để giúp ta thấy được sự thủy chung ân nghĩa trong nàng “đền trả nghĩa xưa”, “nghĩa nặng tình non”,...

- Những từ ngữ dùng để miêu tả khung cảnh Kiều thực hiện việc báo oán:

+ Khung cảnh Kiều thực hiện báo oán rất hỗn loạn với “tối trời tối đất”, “tiếng gõ sập sình”, “tiếng kêu như gầm”,...

+ Khi đó Hoạn Thư hoảng sợ tột cùng khi liên tục van xin với tình trạng “hồn bay phách lạc”, “nước mắt chan chan”, “rũ rượi tinh thần”,...

+ Kiều thể hiện rõ sự chua chát mà căm phẫn qua lời lẽ sắc bén “thù này trả nợ ấy”, “kẻ cắp gặp bà già”, “quỷ quái tinh ma”, “kiến bò miệng chén”,....

2.2 Tóm tắt nội dung cuộc đối thoại giữa Từ Hải và Thúy Kiều (từ dòng 2319 đến dòng 2323).

Tóm tắt nội dung cuộc đối thoại giữa Từ Hải và Thúy Kiều: Theo quan điểm của Từ Hải thì ân và oán đều có sự tác động và liên quan đến cả hai bên nhưng cuối cùng người quyết định vẫn luôn là Thúy Kiều. Anh đã cho rằng nàng đên cân nhắc để có thể xử lý được mọi tình huống. Nhưng với Thúy Kiều thì cô lại mong đợi hơn và sức mạnh uy linh của mình và cô sẽ tìm cách báo đáp ân tình của chồng. Cô quyết tâm sẽ trả thù ngay sau khi giải quyết được hết việc báo ân.

2.3 Đọc đoạn thơ từ dòng 2327 đến dòng 2332, em hình dung như thế nào về tâm trạng, giọng điệu của Kiều?

- Đoạn thơ từ dòng 2327 đến dòng 2332 có thể giúp em thấy được:

+ Tâm trạng vừa phức tạp vừa đau lòng của Thúy Kiều.

+ Qua dòng thơ này đã giúp thể hiện được sự trọng nghĩa tình của Thúy Kiều. Câu hỏi mà cô đưa ra vừa có sự khẩn cầu tha thiết nhưng vẫn nhắc nhở được về quá khứ của mình và những cam kết đã đưa ra.

+ Kiều vừa đau đớn lại nghiêm túc khi cô thể hiện ra sự lo lắng khi hoài nghi về lòng trung thành cũng như cô luôn nhân mạnh giá trị và tầm quan trọng của lòng biết ơn cũng như tình cảm chân thật của con người.

2.4 Cách dùng từ tiểu thư để xưng hô trong lời thoại thể hiện thái độ gì của người nói đối với người nghe?

Khi Thúy Kiều gọi Hoạn Thư là “tiểu thư” đã cho ta thấy được sự mỉa mai cũng như châm biếm trước sự nham hiểm và giả tạo của người phụ nữ này.

2.5 Mục đích của đoạn thoại từ dòng 2365 đến dòng 2372 là gì? Chỉ ra những lí lẽ mà nhân vật đã sử dụng trong đoạn thoại.

- Đoạn thoại từ dòng 2365 đến dòng 2372 đã giải thích được những lí lẽ và quan điểm của nhân vật sử dụng trong đoạn thoại.

+ Nhân vật đã đưa ra quan điểm về sự ghen tuông cũng như tình thương của con người. Với nhân vật thì tất cả những tên gọi đó đều là cảm xúc tự nhiên mà bất cứ ai cũng đều có.

+ Việc kết thúc mối quan hệ qua câu “khỏi cửa dứt tình” cũng là một đạo lý trong cuộc sống. Đó là những mối quan hệ không thể vượt qua được nhiều khó khăn và biến cố, không thể duy trì được nên đã quyết định chấm dứt sự liên kết đó.

+ Theo quan điểm của nhân vật thì việc đồng lòng để chia sẻ những khó khăn thử thách và cùng nhau giữ vững một mối quan hệ là điều rất khó khăn. Để có thể làm được điều đó thì cả hai phía đề phải tôn trọng nhau, thấu hiểu và chiều chuộng nhau.

+ Nhân vật đã thừa nhận những vấn đề đang xảy ra trong mối quan hệ của cả hai và qua đó cũng thể hiện sự hy vọng tha thứ của đối phương để có thể tiếp tục mối quan hệ đó. Điều này cũng thể hiện được sự hối hận với những hành động của mình trong quá khứ của nhân vật.

Khóa học DUO cung cấp cho các em nền tảng kiến thức vững chắc, bứt phá điểm 9+ trong mọi bài kiểm tra trên lớp.

3. Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán: Suy ngẫm và phản hồi

3.1 Câu 1 trang 135 sgk văn 9/1 chân trời sáng tạo

Xác định các sự kiện chính được kể trong văn bản trên và những nhân vật gắn liền với các sự kiện ấy. Từ đó, tìm bố cục và nêu nội dung bao quát của văn bản.

- Các sự kiện chính được kể trong văn bản trên là:

+ Thúy Kiều báo ân với Thúc Sinh

+  Thúy Kiều báo oán với Hoạn Thư

- Bố cục của đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán có thể chia thành hai phần:

+ Phần một từ câu thơ 2315 đến câu 2335 nói về việc Thúy Kiều trả ân báo đáp sự trợ giúp của Thúc Sinh.

+ Phần hai bao gốm đoạn thơ còn lại từ câu 2355 đến hết nói về việc Thúy Kiều báo oán và trừng trị Hoạn Thư.

- Nội dung bao quát của cả văn bản:

+ Tái hiện lại cảnh Kiều báo ân với Thúc Sinh và báo oán nàng Hoạn Thư. Qua hai hành động đó giúp người đọc thấy được sự nhân nghĩa, công bằng của Thúy Kiều.

+ Qua những hành động đó Kiều đã thể hiện được ước mơ về một cuộc sống công bằng, chính nghĩa với tất cả người dân. Con người dù có hiền lành đến đâu thì khi bị áp bức bóc lột cũng sẽ mạnh mẽ đứng lên để đấu tranh tìm lại công lý.

3.2 Câu 2 trang 135 sgk văn 9/1 chân trời sáng tạo

Nhận xét về khung cảnh nơi Thúy Kiều thực hiện việc báo ân, báo oán.

Khung cảnh nơi Thúy Kiều đã thực hiện việc báo ân và báo oán là một nơi trang nghiêm, là nơi trang trọng của các quan lại hay dùng để họp bàn chuyện lớn. Nơi đó có tiếng trống phán xử và ngồi ở vị trí cao nhất chính là Từ Hải và Thúy Kiều.

Việc khắc họa khung cảnh đó có ý nghĩa gì đối với cuộc đời nàng Kiều?

Với cuộc đời Thúy Kiều thì khung cảnh trang trọng và uy nghiêm đó đã thể hiện sự thay đổi trong chính thân phận của nàng. Giờ đây nàng không còn là dân đen thấp cổ bé họng mà đã là người có địa vị cao quý, có tiếng nói uy quyền. Lúc này đây cuộc đời của nàng đã tốt hơn và bước trang một trang mới hạnh phúc hơn.

3.3 Câu 3 trang 135 sgk văn 9/1 chân trời sáng tạo

Tìm một số chi tiết miêu tả hành động, ngôn ngữ của Thuý Kiều được thể hiện trong văn bản. Những chi tiết ấy cho thấy Thuý Kiều là người như thế nào?

Một số chi tiết miêu tả hành động, ngôn ngữ của Thuý Kiều được thể hiện trong văn bản:

- Thúy Kiều mời Thúc Sinh là người đầu tiên vào “Cho gươm mời đến Thúc lang”. Lúc này thì Thúy Kiều đã ở một địa vị khác khi nàng đang là “nhất phẩm phu nhân” cao quý uy quyền. Nhưng với người đã giúp đỡ mình thì kể cả khi ra lệnh cho kẻ hầu nàng vẫn “mời” và chọn danh xưng “thúc lang”. Những chi tiết này đã cho thấy sự trân trọng của nàng với người quen cũ cũng như sự trọng tình trọng nghĩa không vì giờ mình đã cao quý mà quên đi các mối quan hệ trong quá khứ.

- Thúy Kiều là người sống vì tình nghĩa, dù nay ra sao thì cũng không quên đi đoạn thời gian trong quá khứ khi nàng đã từng là vợ lẽ, đã từng có những kỷ niệm gắn bó với nhau mà nàng không thể quên đi. Nhưng điều đó được thể hiện qua từ ngữ danh xưng “cố nhân”, “người cũ” hay “nghĩa nặng nghìn non” mà tác giả Nguyễn Du đã chọn lọc để sử dụng.

- Khi nói chuyện với Thúc Sinh, Thúy Kiều đã sử dụng nhiều từ Hán Việt như “cố nhân”, “phụ”, “tòng”,”nghĩa”,…điều này không chỉ thể hiện được sự tôn trọng của Kiều với người cũ mà còn cho thấy học thức uyên bác cũng như sự trang trọng của Thúy Kiều. Chỉ qua cuộc trò chuyện cũng có thể thấy được đây là cuộc hội thoại của những “người có chữ”.

- Nhớ tới ân nghĩa của Thúc Sinh, Thúy Kiều đã ban thưởng cho chàng đầy hậu hĩnh với nhiều vật quý hiếm như vàng bạc đầy rương, gấm vóc lụa là,…Nhưng nàng cũng không quên nhắc đến Hoạn Thư. Nàng thẳng thắn nói rõ những điều mà Hoạn Thư đã gây ra cho mình cũng như thông báo rõ ý định trả thù của mình.

- Sự khinh rẻ của Kiều với Hoạn Thư được thể hiện qua những câu từ bình dị cùng với những câu ca dao tục ngữ mang hàm ý rõ ràng như “kẻ cắp bà già gặp nhau”, “kiến bò miệng chén”…Câu chốt hạ đã thể hiện thái độ dứt khoát của Kiều trong việc quyết tâm đòi lại công bằng cho bản thân và quyết báo oán với người đã hại mình “Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa”.

- Thúy Kiều vẫn gọi Hoạn Thư với danh xưng “Tiểu thư”, vẫn thưa dạ giữ phép lịch xử mặc cho những điều Hoạn Thư gây ra cho mình cũng như sự thay đổi về địa vị giữa hai người. Nhưng chính lời “chào thưa” cũng như danh xưng “tiểu thư” mà Kiều nói với Hoạn Thư đã thể hiện rõ sự châm biếm và mỉa mái với con người độc ác này.

- Từng câu từng chữ mà Thúy Kiều nói ra đều thể hiện sự đay nghiến và nhắm mục đích hỏi tội Hoạn Thư cũng như thể hiện quyết tâm trả oán của mình.

+ Những từ ngữ mang hàm ý rõ ràng như “đời xưa”, “đời nay”, “dễ có”, “dễ dàng”,…tuy nhẹ nhàng mà lại mang theo sức nặng ngàn cân khiến cho người đối diện phải hoang mang sợ hãi những điều sắp tới.

+ Lời cảnh cáo mà Thúy Kiều dành cho Hoạn Thư được thể hiện qua câu thơ “Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”. Đây chính là lời cảnh báo cho số phận của Hoạn Thư cũng như những điều này ta sẽ phải chấp nhận chịu đựng trong tương lai gần.

3.4 Câu 4 trang 135 sgk văn 9/1 chân trời sáng tạo

Em có suy nghĩ gì về việc Thúy Kiều tha bổng Hoạn Thư? Sự việc ấy thể hiện nét tính cách gì của nhân vật Thuy Kiều?

- Thúy Kiều đã quyết định tha thứ cho Hoạn Thư sau khi nghe những lời bào chữa của nàng ta. Lúc đầu khi thấy những điều đó Thúy Kiều cảm thấy khó xử khi không biết mình nên làm gì, nên tha thứ hay tiếp tục trừng phạt.

- Khi Thúy Kiều quyết định tha thứ cho Hoạn Thư bởi cô cũng đã cảm thấy có những khúc mắc trong quá khứ mà một phần nào đó Hoạn Thư cũng là nạn nhân. Thúy Kiều cảm thấy áy náy vì sự xuất hiện của mình mà hạnh phúc gia đình của hai người đã có phần tan vỡ, câu chuyện hai người mà nay thành chuyện của ba người và chính cô đã khiến cho Hoạn Thư phải chịu cảnh kiếp chồng chung. Từ khi nàng xuất hiện thì chính vợ cả Hoạn Thư đã bị chồng mình có phần ghẻ lạnh hắt hủi. Thêm nữa bởi nghĩ cho tương lai của ân nhân của mình là Thúc Sinh – chồng của Hoạn Thư nên cô quyết định tha thứ để người có ơn với mình sau này sẽ có cuộc sống gia đình êm ấm hạnh phúc dù quá khứ đã có nhiều tai ương sóng gió.

- Sau tất cả những quyết định khó khăn của nàng, em đã thấy được sự nhân nghĩa trong con người của Thúy Kiều. Dù cho quá khứ đầy vất vả gian truân nhưng Thúy Kiều vẫn giữ cho mình một trái tim nhân hậu và đầy lòng vị tha. Thúy Kiều luôn là người nặng nghĩa nặng tình cũng như sống với lòng nhân hậu vị tha, luôn sẵn sàng tha thứ và bỏ qua cho những người đã làm tổn thương, làm hại đến mình.

3.5 Câu 5 trang 135 sgk văn 9/1 chân trời sáng tạo

Hành động, lời nói của Hoạn Thư thể hiện điều gì về tính cách nhân vật này? Theo em, nhân vật Hoạn Thư, Từ Hải có vai trò gì trong việc thể hiện chân dung nhân vật Thuý Kiều?

- Khi Thúy Kiều đã ở một vị trí khác, cao cao tại thượng hỏi tội Hoạn Thư thì lúc này đây Hoạn Thư như biến đổi thành một con người hoàn toàn khác. Nàng ta không còn thái độ chanh chua đanh đá mà trở nên khúm núm sợ sệt, luôn mồm đưa ra những lời bào chữa hợp lý cho bản thân:

“Rằng: “Tôi chút phận đàn bà,

Ghen tuông thì cũng người ta thường tình…

Nghĩ cho khi gác viết kinh,

Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.

Lòng riêng riêng những kính yêu

Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai”

- Người phụ nữ này đã khôn khéo kéo gần khoảng cách giữa nàng ta với Thúy Kiều không còn là nhất phẩm phu nhân với dân thường nữa mà chỉ là hai người có cùng “phận đàn bà”. Chính vì vậy những hành động xấu xa dựa trên sự ghen tuông lại trở nên hợp lý và đúng đắn. Sự thông minh khi đưa ra lí lẽ hợp tình hợp lý đã chạm đúng vào lòng trắc ẩn và sự cảm thông sâu sắc của Thúy Kiều.

- Lý lẽ trở nên hoàn toàn đúng đắn khi cả Thúy Kiều lẫn Hoạn Thư đều có chung một người chồng. Từ một “tội nhân” làm việc xấu mà qua lời lẽ khôn khéo của mình mà Hoạn Thư đã biến mình trở thành một nạn nhân của chế độ đa thê đáng được mọi người xót thương.

- Qua lời lẽ của mình mà Hoạn Thư còn kể ra được công ơn của mình đối với Thúy Kiều “Nghĩ cho khi gác viết kinh,/Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.” Những câu này khiến cho ai không biết lại nghĩ rằng Hoạn Thư là người tốt, có công ơn cưu mang Thúy Kiều lúc cô gặp nạn. Dù là chính thất khi biết chồng mang về vợ lẽ thì Hoạn Thư vẫn rộng lượng cho Kiều ra gác Quan Âm để viết kinh niệm phật. Cả khi Thúy Kiều bỏ trốn, dù biết nhưng Hoạn Thư cũng đã không sau gia nô đuổi theo bắt trói Kiều lại.

- Tuy nói rất nhiều nhưng tuyệt nhiên Hoạn Thư không nhắc một câu một chữ nào về những hành động khinh rẻ, đầy đọa và khiến cho Thúy Kiều chịu cảnh tủi nhục suốt khoảng thời gian năm nào. Nàng ta khéo léo chỉ lựa chọn những điều những việc mà Thúy Kiều phải chịu ơn của ả để lấy được lợi thế cho mình.

- Chính vì vậy từ một tội nhân đáng bị trừng phạt nàng ta biến thành nạn nhân của chế độ phong kiến và nhanh chóng biến thành ân nhân của Thúy Kiều. Không thể không công nhận Hoạn Thư là một người thông minh, khôn ngoan lõi lọc sự đời, dù trong thế bất lợi hơn nàng ta vẫn có thể lật ngược tình thế đúng như hai câu thơ miêu tả của đại thi hào Nguyễn Du “Bề ngoài thơn thớt nói cười, bề trong nham hiểm giết người không dao.”

- Đưa ra đủ lý lẽ thuyết phục nhưng nàng ta cuối cùng vẫn khôn khéo nhận trước tất cả tội lỗi về bản thân mình “Trót lòng gây việc chông gai,/Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng.” Đây là nước cờ khôn ngoan thể hiện Hoạn Thư là một người biết tiến biết lùi đúng lúc đúng chỗ. Dù tất cả không phải lỗi của nàng, nàng chỉ là nạn nhân nhưng vẫn chủ động nhận tội trước với một thái độ ăn năn hối lỗi mong được sự tha thứ của Thúy Kiều.

- Đứng trước tòa xét xử với những người có địa vị cao quý có thể dễ dàng quyết định tương lai số phận của mình thì Hoạn Thư vẫn thể hiện được hết sự khôn ngoan của mình để thoát mọi tội lỗi. Có thể thấy nàng ta là người “sâu sắc nước đời” thông minh khéo léo.

- Hai nhân vật Hoạn Thư và Từ Hải có vai trò quan trọng trong việc thể hiện được chân dung tính cách và phẩm chất tốt đẹp trong con người nhân vật Thúy Kiều. Tất cả đã khiến cho người đọc thấy được sự lương thiện cũng như tấm lòng cao thượng của Thúy Kiều. Kiều là một người có học thức, có quan điểm rõ ràng về ân oán trong cuộc đời.

3.6 Câu 6 trang 135 sgk văn 9/1 chân trời sáng tạo

Xác định chủ đề của văn bản. Căn cứ vào đâu em có thể xác định như vậy.

Chủ đề của văn bản chính là ước mơ một cuộc sống có công lý, chính nghĩa rõ ràng theo chính quan điểm của nhân dân. Con người ở hiền sẽ gặp lành, ác giả sẽ có ác báo và con người ta dù hiền lành đến đâu thì khi gặp áp bức đau khổ cũng sẽ đứng lên đấu tranh để cán cân công lý nghiêng về lẽ phải.

Em có thể xác định được nội dung này nhờ vào chính nội dung của đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán.

3.7 Câu 7 trang 135 sgk văn 9/1 chân trời sáng tạo

Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện bằng thơ lục bát trong văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu) và văn bản Thuý Kiều báo ân báo oán (Nguyễn Du).

Cả hai văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu) và văn bản Thuý Kiều báo ân báo oán (Nguyễn Du) đều được viết bằng thể thơ lục bát. Đây là một hình thức thơ truyền thống, xuất hiện rất phổ biến trong các tác phẩm văn học dân gian trong kho tàng thơ ca Việt Nam ta. Có thể thấy được cả hai tác giả đã có mong muốn tạo ra một tác phẩm mang âm hưởng của quê hương với ngôn ngữ phong phú mà bình dị gần gũi với toàn dân. Cả hai tác phẩm đều có thể đến gần với người Việt Nam dù ở bất cứ thế hệ nào bởi hai tác phẩm có một sự gần gũi khó tả.

3.8 Câu 8 trang 135 sgk văn 9/1 chân trời sáng tạo

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về cách Thuý Kiều báo ân, báo oán trong văn bản trên so với cách một nhân vật trong truyện cổ dân gian ( mà em biết) ứng xử với những ân oán của họ.

Trong Truyện Kiều, Thúy Kiều được mô tả một cách đầy chân thật qua hành động đền đáp ơn của người giúp mình và báo oán người đã hại mình qua diễn biến tâm trạng đầy phức tạp mà sâu sắc. Khác với những nhân vật theo mô típ truyện dân gian khi mà "ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác” thì Thúy Kiều lại có cách ứng xử và thể hiện được tính cá nhân trong từng hành động và lời nói của mình. Đối với ân nhân của mình thì Thúy Kiều sẽ luôn biết ơn, ghi nhớ và tìm cách báo đáp. Khi gặp lại Thúc Sinh – là người đã giúp mình thì Kiều luôn chu đáo và thể hiện sự tôn trọng cũng như mong muốn được đền ơn. Việc Thúy Kiều chuộc lại số trang sức của Thúc Sinh đã minh chứng cho lòng biết ơn của Kiều. Nhưng đối với kẻ thù, với người đã hại mình thì Thúy Kiều không chỉ tìm cách trả thù mà còn thể hiện sự thấu hiểu và thương cảm với hoàn cảnh của họ.

Khi Kiều trả thù Hoàn Thư nàng không trực tiếp ra tay trừng phạt dù lúc đó nàng hoàn toàn có thể. Thúy Kiều đã sử dụng sự thông minh của mình ép Hoạn Thư chủ động nhân ra và nói ra những lỗi lầm của mình và khiến nàng ta phải sống trong sự ăn năn. Cách làm này thể hiện sự nhân đạo trong con người Thúy Kiều cũng như mặt tốt của nàng luôn muốn người xấu có thể thức tỉnh. So với những nhân vật thường thấy trong truyện cổ tích, thì ở tác phẩm này con người Kiều có những hành động và lời nói tinh tế và sâu sắc hơn. Thay vì làm việc theo nguyên tắc “nhân quả báo ứng”  thì Kiều lại đặt mình vào vị trí của người khác, thấu hiểu hoàn cảnh và tìm cách giải quyết những bất bình theo cách riêng của mình. Có thể nói cách Kiều báo ân báo oán cũng phần nào thể hiện sự bất lực của nàng. Thúy Kiều hiểu rõ mình không thể thay đổi được xã hội đầy bất công nghiệt ngã mà phải chấp nhận chúng và giải quyết theo cách riêng của mình. Đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán không chỉ thể hiện được rõ tính cách của nhân vật chính mà còn giúp thể hiện giá trị nhân đạo của cả tác phẩm Truyện Kiều.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Qua bài viết trên, Vuihoc đã mang đến cho các em Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán Văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ có thêm những gợi ý và hướng dẫn trọng điểm cho tác phẩm, giúp các em hiểu tác phẩm một cách chi tiết hơn. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau, các em hãy thường xuyên theo dõi các bài viết mới nhất của Vuihoc nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm:

Banner after post bài viết tag lớp 9
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990