img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Tiếng đàn mưa| SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 16:46 02/07/2024 22,809 Tag Lớp 9

Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Tiếng đàn mưa cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Kết nối tri thức 9 tập 1 để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!

Soạn bài Tiếng đàn mưa| SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Tiếng đàn mưa l SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1: Trước khi đọc 

1.1 Tìm hiểu đôi nét về tác giả Bích Khê

Tác giả Bích Khê (1916-1946), tên thật là Lê Quang Lương; ông là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam trong thời kỳ tiền chiến. Ngoài bút hiệu Bích Khê, ông còn ký bút hiệu Lê Mộng Thu khi sáng tác ra thơ Đường luật.

Bích Khê sinh ngày 24 tháng 3 năm 1916 tại xã Phước Lộc, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Ông là người con thứ chín trong một gia đình nho học có truyền thống yêu nước. Ông nội Bích Khê là Lê Trọng Khanh đã đỗ Cử nhân năm Tự Đức thứ 21 ( tức năm 1868), và làm quan đến chức Viên ngoại lang Viện cơ mật. Trước tình hình nhà Nguyễn bất lực, yếu hèn, từng bước giơ tay đầu hàng thực dân Pháp, ông cáo quan triều đình về nhà, rồi không bao lâu sau ông đã tuẫn tiết, tránh khỏi sự cộng tác với Nguyễn Thân để chống phá phong trào Cần Vương, khi viên quan thân người Pháp này ép ông ra làm Tham biện sơn phòng Nghĩa – Định ( tức Quảng Ngãi – Bình Định). Cha của Bích Khê là Lê Quang Dục, ông cũng đã từng tham gia phong trào Đông Du và các hoạt động đấu tranh của phong trào của Đông Kinh Nghĩa Thục vào hồi đầu thế kỷ 20,

Thuở nhỏ, Bích Khê học tiểu học ở một trưởng ở Phước Lộc và Đồng Hới, học trung học ở Huế, rồi sau đó ra Hà Nội học ban tú tài nhưng nửa chừng thì bỏ dở.

Năm 1931, khi ông 15 tuổi, ông đã biết làm thơ Đường luật, ca trù. Năm 1934, ông cùng người chị ruột tên Ngọc Sương vào Phan Thiết học thêm và mở ra một trường dạy học tư. Năm 1936, chị Ngọc sương bị mật thám của Pháp bắt, trường học phải đóng cửa, sau đó Bích Khê trở lại quê nhà.

Năm 1937, ông mắc phải căn bệnh phổi, sau khi điều trị ổn định, ông trở về và lên sống ở trên núi Thiên Ấn nay thuộc Quảng Ngãi, tiếp sau đó ông lại ngược về xuôi ở trên một chiếc thuyền quanh các ngả Sa Kỳ - Trà Khúc. Năm 1938, ông lại cùng chị gái mình  là Ngọc Sương (khi ấy bà đã được thả) vào lại Phan Thiết mở trường dạy học, nhưng chỉ được vài năm lại bị chính quyền tay sai của Pháp ra lệnh đóng cửa.

Năm 1941, Bích Khê bắt đầu dạy học ở Huế. Năm 1942, bệnh phổi của ông tái phát, ông lại trở về Thu Xà nay thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.

Ngày 17 tháng 1 năm 1946, Bích Khê lìa bỏ và rời xa cõi đời và cõi thơ tại Thu Xà khi ông tròn 30 tuổi.

Trước khi đến với thể loại Thơ mới, một thời gian dài (1931-1936), Bích Khê đã viết những ca trù, thơ Đường luật, và được đăng trên các báo Tiếng Dân, Tiểu thuyết thứ Năm, Người mới...Sau năm 1937, ông chuyển hẳn sang viết làm "thơ mới" do sự tác động của thơ Hàn Mặc Tử và chịu nhiều ảnh hưởng của nhà thơ nổi tiếng này...

Các sáng tác  nổi bật của Bích Khê bao gồm:

Tinh Huyết ( năm 1939): tác phẩm duy nhất được ra đời khi ông còn sống và rất được những người yêu thơ chú ý đến

Bốn tập thơ và một tập tự truyện được viết dở và chưa được xuất bản, bao gồm:

Tinh Hoa (sáng tác từ năm 1938 đến năm 1944)
Mấy dòng thơ cũ (tập hợp trong khoảng 100 bài thơ đường luật đã được đăng trên các báo từ 1931-1936)

Người lưu giữ những nét thơ của Bích Khê đầy đủ nhất đó là thi sĩ Quách Tấn. Năm 1971, Quách Tấn viết và cho xuất bản cuốn Đời Bích Khê. Năm 1975, ông cho in tập Thơ Bích Khê (Nhà xuất bản Nghĩa Bình, 1988) và tập thơ Bích khê tuyển tập (Hà Nội, 1988)...

1.2 Phần trả lời câu hỏi trước khi đọc văn bản:

Câu hỏi (Trang 46 SGK Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Hãy chia sẻ những cảm nhận của em về một âm thanh hoặc một bản nhạc từng khiến em xúc động.

Câu trả lời chi tiết:

Âm thanh mà đã từng khiến cho em cảm thấy xúc động nhất đó chính là lời ru của mẹ. Âm thanh ấy sao thật êm ái, nhẹ nhàng, mà lại du dương đến lạ, từ đó đưa em vào giấc ngủ ngon. Từng lời hát ru mà mẹ hát ra là từng bài ca dao mang trong đó những bài học vô cùng quý giá về những lễ hiếu làm người như: hiếu thảo, lễ phép, kính trọng thầy cô… Lời hát ru êm dịu ấy gắn bó với tuổi thơ bản  thân em cũng như của rất nhiều người, và đã được không ít nhạc sĩ, nhà văn, nhà thơ đưa vào trong những tác phẩm của mình.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 kết nối tri thức

2. Soạn bài Tiếng đàn mưa l SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1: Phần đọc văn bản 

2.1 Em hãy tìm và nêu ra những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng với cơn mưa

- Hoa xuân rụng.

- Thềm lan.

- Nước non.

- Ý khách.

- Bóng dương tà.

- Bóng tà dương.

- Khách tha hương.

- Hàng lệ rơi.

2.2 Hãy nêu những nơi mà mưa rơi xuống.

- Lầu.

- Thềm lan.

- Nẻo dặm ngàn.

- Nước non.

- Ngoài nội trên ngàn.

- Đầm, nẻo đồi.

2.3 Nêu các biện pháp tu từ được sử dụng và nhận xét cách sử dụng ấy

- Các biện pháp tu từ được sử dụng:

+ Biện pháp điệp ngữ: “mưa hoa rụng”, “mưa xuống”, “mưa rơi”, “bóng dương”, “mưa trong ý khách”

+ Biện pháp ẩn dụ: “thềm lan”, “giọng đàn mưa xuân”, “bóng tà dương”, “mưa trong ý khách”,…

- Nhận xét về cách sử dụng các biện pháp tu từ:

+ Tác giả đã khéo léo sử dụng rất nhiều các biện pháp tu từ điệp ngữ và ẩn dụ trong bài thơ một cách hợp lý và dễ hiểu.

+ Sử dụng câu từ khéo léo, ý nhị, vừa thể hiện lên nội dung bài thơ rất sâu sắc, vừa làm cho bài thơ nhịp nhàng, bay bổng.

2.4 Theo em, nguyên nhân khiến cho nhân vật “khách tha hương” phải rơi lệ.

- Do người “khách tha hương” thấy được bóng tà hiện lên trong một buổi chiều, nỗi nhớ lại quê hương nên mới rơi lệ.

- Rộng hơn nữa, người “khách tha hương” đã đi xa quê lâu năm được chứng kiến sự xuất hiện của một cơn mưa, và hàng loạt cảnh vật của quê hương hiện ra trong cơn mưa qua tâm tưởng của nhân vật “khách”. Chính vì vậy, người “khách” ấy đã bắt đầu mang trong mình cảm xúc bồi hồi, xúc động, luôn nhớ nhung về quê hương.

Duy nhất khóa học DUO tại VUIHOC dành riêng cho cấp THCS, các em sẽ được học tập cùng các thầy cô đến từ top 5 trường chuyên toàn quốc. Nhanh tay đăng ký thôi !!!!

3. Soạn bài Tiếng đàn mưa l SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1: Phần sau khi đọc 

Nội dung chính của văn bản: Bài thơ trên tái hiện lại hình ảnh một chiều mưa xuân êm ả, thơ mộng cùng với tiếng đàn du dương trong cơn mưa. Khi chứng kiến thấy hình ảnh ấy, người khách xa quê cảm thấy bồi hồi, xúc động, sầu đau khi nhớ lại quê hương của mình.

3.1 Câu 1 Trang 47 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Kết nối tri thức

Hãy chỉ ra những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát được thể hiện trong bài thơ Tiếng đàn mưa.

Câu trả lời chi tiết:

- Bài thơ có sự kết hợp, xen lẫn các cặp câu 7 tiếng với các cặp câu thơ lục bát. Ở trong đó, cặp câu 7 tiếng có vị trí đứng đầu, tiếp sau đó đến cặp câu lục bát.

- Bài thơ kết hợp sự gieo vần ở cả vần chân và vần lưng.

+ Vần lưng: tiếng thứ sáu trong câu lục  vần với tiếng thứ sáu trong câu bát (Ví dụ: ngàn - đàn); tiếng thứ bảy của câu 7 tiếng vần với tiếng thứ năm của câu 7 tiếng liền kề ngay sau nó (VD: rích - tịch).

+ Vần chân: vần chân xuất hiện và được gieo trong cả bài thơ (dương - hương).

- Câu thơ được sắp xếp vị trí ngắt nhịp lẻ trước, chẵn sau (Ví dụ: Mưa hoa rụng,/ mưa hoa xuân rụng)

3.2 Câu 2 Trang 47 SGK Ngữ Văn lớp 7 tập 1 Kết nối tri thức

Em hãy cho biết bố cục của bài thơ gồm mấy phần? Hãy nêu nội dung chính của từng phần.

Câu trả lời chi tiết:

- Bố cục của bài thơ bao gồm 4 phần:

+ Phần số 1: Ở khổ thơ thứ nhất: Những sự vật, hiện tượng cùng xuất hiện trong cơn mưa xuân.

+ Phần 2: Ở khổ thơ thứ hai: Những nơi mà cơn mưa rơi xuống.

+ Phần 3: Ở khổ thơ thứ ba: Hình ảnh cơn mưa rơi trong buổi chiều xuân.

+ Phần 4: Ở khổ thơ cuối: Tâm trạng u sầu của người khách tha hương nơi xứ người.

3.3 Câu 3 Trang 47 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Kết nối tri thức

Những từ ngữ nào xuất hiện được tác giả sử dụng nhiều lần ở trong bài thơ? Việc lặp lại những từ ngữ ấy đem đến những tác dụng gì?

Câu trả lời chi tiết:

- Những từ ngữ xuất hiện được sử dụng nhiều lần ở trong bài thơ:

+ Mưa (hoa).

+ Rụng.

+ Rơi.

+ Xuống.

+ Nước non.

+ Ý khách.

+ Bóng dương

- Tác dụng của việc lặp lại những từ ngữ ấy:

+ Nhấn mạnh rõ những hành động, trạng thái khác nhau của cơn mưa mùa xuân và hình ảnh của cảnh vật trong mưa.

+ Làm hiện rõ hơn tâm trạng của người khách tha hương khi nhìn vào cơn mưa xuân.

3.4 Câu 4 Trang 47 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Kết nối tri thức

Em hãy nêu những đặc điểm chung của những sự vật, hiện tượng xuất hiện và phụ họa cùng cơn mưa trong bài thơ. Theo em, tác giả muốn khắc họa nên nét tâm trạng gì qua những sự vật, hiện tượng ấy?

Câu trả lời chi tiết:

- Những đặc điểm chung của những sự vật, hiện tượng xuất hiện và phụ họa cùng cơn mưa là:

+ Sự xuất hiện của những sự vật, hiện tượng được tác giả nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong tác phẩm.

+ Các sự vật, hiện tượng xuất hiện mang ý nghĩa đôi chút mơ hồ, không xác định, hoặc có thể mang nhiều nghĩa (mưa hoa, mưa trong ý khách, bóng dương tà,…).

+ Ở trong mỗi khổ thơ, các sự vật được nhắc đến có quy mô từ nhỏ đến lớn, và sau đó kết thúc bằng xuất hiện của sự vật vô cùng nhỏ/ sự vật vô hình.

+ Các sự vật, hiện tượng đều có cho mình vẻ đẹp rất thơ, tươi tắn, nhưng lại nhuộm cho mình một màu sắc buồn bởi “hàng lệ rơi” xuất hiện ở cuối bài thơ.

- Qua những sự vật, hiện tượng ấy, tác giả muốn khắc họa nên những nét tâm trạng đó là:

+ Tâm trạng say mê, yêu mến ngắm nhìn cảnh cơn mưa rơi.

+ Bồi hồi gợi lên cảm xúc nhớ nhà.

+ Đau đớn, xúc động vì không thể về thăm quê hương, và mong muốn trở về nơi cố hương.

3.5 Câu 5 Trang 47 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Kết nối tri thức

Hãy chỉ ra mối liên hệ giữa hình ảnh nước non ở ba khổ thơ đầu với nội dung xuất hiện ở hai câu thơ cuối

Câu trả lời chi tiết:

Mối liên hệ giữa hình ảnh nước non ở ba khổ thơ đầu với nội dung xuất hiện ở hai câu thơ cuối:

Ở trong ba khổ thơ đầu, hình ảnh nước non luôn xuất hiện song song cùng với hình ảnh cơn mưa, hiện lên với dáng vẻ hùng vĩ, nên thơ, và vô cùng tươi sáng. Điều này mang ý nghĩa trái ngược hoàn toàn với nội dung ở hai câu thơ cuối, khi “hàng lệ rơi” của người “khách” đã “tắm” cho mình màu một sắc sầu đau, nỗi niềm nhớ nhung cho cả hai câu.

+ Hình ảnh nước non là tiền đề, là ‘‘chất xúc tác” dẫn đến tâm trạng u sầu, nhớ nhà của người khách cố hương. Chính vì nhìn thấy cảnh vật nước non trong mưa, người ‘‘khách” mới bồi hồi, nao nức nhớ lại quê nhà cũ.

3.6 Câu 6 Trang 47 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Kết nối tri thức

Em có ấn tượng nhất với sự xuất hiện của điều gì ở bài thơ? Vì sao?

Câu trả lời chi tiết:

- Em ấn tượng nhất với tình cảm yêu, mong nhớ quê hương của người khách tha hương bởi vì:

+ Thứ tình cảm ấy đã bao trùm, trở thành điểm nhấn đặc biệt trong bài thơ.

+ Đây là thứ tình cảm thiêng liêng, vô cùng quý giá mà hầu hết mọi người đang có và phải có.

+ Qua tình cảm yêu và nhớ quê hương của nhân vật trữ tình, em thấy được trong đó một tâm hồn nặng lòng và yêu nhớ với quê hương của nhà thơ Bích Khê.

4. Kết nối phần đọc viết Trang 47 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Kết nối tri thức

Em hãy viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) nêu lên những cảm nghĩ của em về bài thơ Tiếng đàn mưa.

Đoạn văn tham khảo

Bài thơ Tiếng đàn mưa của nhà thơ Bích Khê đã đem đến cho người đọc thật nhiều những cung bậc cảm xúc. Bao trùm xung quanh tác phẩm là nỗi nhớ quê hương da diết của nhân vật “khách” khi ngắm nhìn khung cảnh mưa xuân. Cảnh cơn mưa hiện lên trong bài sao mà đẹp đẽ, nhẹ nhàng, trong trẻo biết bao! Ta thấy sự xuất hiện của một thềm lan, thềm hoa tuôn hoa mưa; những đồng nội bạt ngàn, bao la, căng tràn đầy sức sống trong cơn mưa; một tiếng đàn du dương bay bổng; bóng dương tà im ắng đến lùng; và hình ảnh nước non vô cùng hùng vĩ. Chứng kiến một cảnh vật đẹp như trong tranh vẽ ấy, người cố hương cảm thấy say mê, yêu thích, nhưng rồi lại trầm lắng xuống vì nỗi bồi hồi nhớ quê hương. Sau tất cả, điều đọng lại ở trong tâm trí người đọc lại là “muôn hàng lệ rơi” của người khách tha hương xa nhà. Hàng lệ ấy không chảy theo từng hạt, mà lại được miêu tả là “muôn”, diễn tả lên một sự đau đớn đến xé lòng của người “khách”. Sau khi đọc xong bài thơ, em cũng có cảm giác như mình cũng đang có một nỗi sầu đau, nhưng chỉ biết khóc thầm và nhớ quê hương đến nhường nào! 

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết bài Soạn bài Tiếng đàn mưa trong sách giáo khoa Kết nối tri thức 9 tập 1. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 9
| đánh giá
Hotline: 0987810990