img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Thực hành tiếng Việt trang 40 | Văn 8 tập 2 Kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 16:06 19/02/2024 6,100 Tag Lớp 8

Nếu các em còn chưa nắm chắc kiến thức về các biện pháp tu từ hay những từ loại ở trong tiếng Việt thì bài soạn này sẽ giúp các em khắc phục được điều đó. Ngoài củng cố lại lý thuyết, những câu hỏi vận dụng có trong phần soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 40 Ngữ Văn 8 tập 2 sách Kết nối tri thức dưới đây cũng vô cùng bổ ích và ý nghĩa nữa đấy!

Thực hành tiếng Việt trang 40 | Văn 8 tập 2 Kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Thực hành tiếng Việt trang 40 Văn 8 tập 2 Kết nối tri thức

1. Câu 1 trang 40 SGK Văn 8/2 Kết nối tri thức

Chỉ ra sau đó phân tích về tác dụng của những biện pháp tu từ đã được sử dụng trong những câu thơ dưới đây:

Phương pháp giải:

Dựa vào những dấu hiệu nhận biết và khái niệm về những biện pháp tu từ để có thể trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a. Biện pháp tu từ:

- Điệp từ: “súng”, “bên”, “đầu” 

=> Tác dụng của những điệp từ đó là tạo nên âm thanh chắc khỏe và giúp nhấn mạnh được sự gắn kết, cùng chung lý tưởng để hoàn thành nhiệm vụ

- Hoán dụ: đầu, súng.

=> Súng là hình ảnh đại diện cho nhiệm vụ chiến đấu; đầu là hình ảnh biểu tượng cho lý tưởng. Nhấn mạnh vào cơ sở hình thành nên tình đồng chí tới từ việc có chung lý tưởng và nhiệm vụ chiến đấu.

b. Biện pháp tu từ:

- Hình ảnh hoán dụ: giếng nước gốc đa để liên tưởng đến quê hương làng xóm và những người thân thuộc đang sinh sống tại quê hương.

- Nhân hóa: “nhớ”

=> Tác dụng: Những từ ngữ được sử dụng biện pháp tu từ có tác dụng gợi lên những hình ảnh về quê hương cùng với hậu phương vô cùng vững chắc của những người lính, đồng thời cũng thể hiện về nỗi nhớ mà người lính luôn luôn nhen nhóm về quê hương của họ. Tình đồng chí được hình thành từ sự cảm thông vô cùng sâu xa từ những nỗi niềm thầm kín như thế.

>> Xem thêm: Soạn văn 8 kết nối tri thức

2. Câu 2 trang 40 SGK Văn 8/2 Kết nối tri thức

Tìm từ đồng nghĩa với từ đôi ở trong câu thơ Anh với tôi đôi người xa lạ. Theo em, có thể thay thế từ đôi trong câu thơ ấy bằng từ đồng nghĩa nào khác hay không? Tại sao?

Phương pháp giải:

Vận dụng những kiến thức về từ đồng nghĩa cùng với vốn từ vựng của bản thân để có thể trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Từ đồng nghĩa với từ “đôi” có thể là hai, cặp,...

=> Không thể thay thế từ đôi ở trong câu thơ bằng những từ đồng nghĩa khác bởi vì trong văn cảnh này, chỉ có duy nhất từ “đôi” mới có thể thể hiện được rõ tình cảm keo sơn gắn bó của những người đồng đội, đồng chí.

3. Câu 3 trang 40 SGK Văn 8/2 Kết nối tri thức

Quê hương anh nước mặt đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

                               (Chính Hữu, Đồng chí)

Trả lời những câu hỏi ở phần a, b, c 

Phương pháp giải:

Giải nghĩa của những từ ngữ để tìm ra được nét chung giữa hai cụm từ in đậm. Từ đó, nêu được giá trị của chúng đối với quá trình thể hiện cảm xúc trong bài thơ.

Lời giải chi tiết:

a. Nét chung về nghĩa trong 2 cụm từ in đậm “nước mặt đồng chua” với “đất cày lên sỏi đá”: cảnh ngộ xuất thân vô cùng nghèo khó, đất đai thì nghèo nàn gây nên nhiều khó khăn cho hoạt động canh tác cũng như sản xuất.

b. Nét chung về nghĩa ấy góp phần thể hiện nên cơ sở hình thành của tình đồng chí là chung cảnh ngộ cùng với xuất thân nghèo khó. Qua đó hình thành được sự sẻ chia và đồng cảm giữa những người lính xa lạ khi gặp được nhau ở chiến trường.

c. Cụm từ “đất cày lên sỏi đá” gợi liên tưởng tới thành ngữ “Chó ăn đá, gà ăn sỏi”, ý chỉ vùng đất trung du rất khô cằn, khó có thể canh tác.

4. Câu 4 trang 40 SGK Văn 8/2 Kết nối tri thức 

Trong những từ xa lạ, tri kỉ và lung lay, từ nào trong số những từ đó là từ láy? Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy ấy trong bài thơ Đồng chí.

Phương pháp giải:

Dựa vào định nghĩa về từ láy để có thể trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Trong những từ xa lạ, tri kỉ và lung lay thì từ lung lay là từ láy.

=> Tác dụng của việc sử dụng từ láy “lung lay”: thể hiện về sự trống trải và khó khăn của một gia đình đang thiếu vắng đi người trụ cột.

Phần soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 40 Ngữ Văn 8 tập 2 sách Kết nối tri thức dưới đây bao gồm những câu trả lời cho câu hỏi về biện pháp tu từ và các từ loại cần lưu ý. Qua bài viết này, hy vọng các em có thể hiểu kỹ hơn và vận dụng được những kiến thức tiếng Việt này vào trong bài văn của mình.

Ngoài bài soạn phía trên ra, khi muốn tham khảo về nhiều bài soạn khác nữa ở trong chương trình ngữ văn nói riêng cũng như những bài soạn khác của môn học khác nói chung, các em cần truy cập nhanh vào website của VUIHOC chính là vuihoc.vn để có thể đăng ký khoá học thật nhanh chóng và được giảng bài dễ hiểu từ các thầy cô giáo VUIHOC vô cùng nhiệt huyết.

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 8
| đánh giá
Hotline: 0987810990